Theo dự báo nền kinh tế nước ta, có căn cứ để dự báo về ngành ngân hàng Việt Nam có cơ hội tăng trưởng trong thời gian tới:
- Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp nhưng phần lớn là cung cấp vốn trung dài hạn. Trong khi đó nền kinh tế mới nổi khu vực dân doanh phát triển nhanh. Các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân vốn tự có rất thấp cần vốn hỗ trợ của ngân hàng. Hơn nữa các doanh nghiệp cần bổ sung vốn lưu động vay vốn từ ngân hàng phù hợp hơn.
- Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa rất cần vốn. Nền kinh tế nước ta có nhược điểm thâm dụng vốn cao so một số nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa.
Theo kinh tế học chỉ số ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư thấp, chất lượng tăng trưởng thấp. Nhưng đứng trên góc độ học thuật nghiên cứu triển vọng tăng trưởng ngành ngân hàng trong giai đoạn mới. Dựa trên dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP kết hợp với ICOR từ năm 2010 đến 2015, có thể dự đoán ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng dư nợ bình quân trên 30%/năm. Dù năm 2011 mức tăng trưởng dư nợ bình quân được Ngân hàng Nhà nước đề ra dưới 20%. Một khi kiểm soát được lạm phát nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng như dự báo của cục
thống kê thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại gia tăng trở lại (Giai đoạn 2005 đến 2009 tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm khoảng 34 – 35% theo thống kê từ ngân hàng nhà nước)
Nếu nhìn vào con số ước lượng tăng trưởng thì quá lý tưởng. Bên cạnh đó còn nhiều thách thức bắt nguồn từ các yếu tố tài chính của các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần; vốn thấp, tăng trưởng nhanh thiếu bền vững; cộng với các chính sách của Chính phủ như tăng vốn điều lệ tối thiểu, hệ số an toàn vốn.
Theo lộ trình dự thảo của Ngân hàng Nhà nước đến năm 2012, các ngân hàng thương mại phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 5,000 tỷ đồng, năm 2015 sẽ nâng lên 10,000 tỷ đồng.
Về góc độ quản lý vĩ mô hoàn toàn phù hợp, cũng cố năng lực tài chính hạn chế rủi ro.
Khi thực thi độc lập từng ngân hàng sẽ khó khăn với những ngân hàng nhỏ. Sau khủng hoảng chi phí nợ vay gia tăng, lợi nhuận biên có xu hướng giảm dần. Tăng vốn điều lệ đồng nghĩa gia tăng số lượng cổ phần. Không duy trì được cấu trúc tài chính hợp lý sẽ gây ra những bất lợi lâu dài. Ngược lại điều chỉnh hợp lý không những giúp ngân hàng trụ được trong khủng hoảng mà còn tìm được lợi thế cạnh tranh, kinh doanh thuận lợi hơn.