Trang phục của người Việt

Một phần của tài liệu Tập san 12A11 (Trang 57 - 59)

- Đăng Khiết

Trang phục của người Việt

-Mỗi tầng lớp trong xã hội, mỗi hoàn cảnh sinh hoạt ở Việt Nam, người dân quan

niệm và thực hiện theo một kiểu mặc khác nhau, người ta phân biệt nhiều kiểu trang phục.

-Mặc quần áo bình thường trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong lúc làm việc gọi là thường phục.

-Đi hội hè, lễ tế các vị vua quan vào triều, dân chúng đến đình chùa, bái lễ gọi là lễ

phục.

-Các quan lại có vị trí, chức vụ, phẩm hàm gọi là phẩm phục.

Nhưng ông quan võ phải mặc áo giáp, nai nịt gọn gàng gọi là nhung phục.

-Con cháu khi có ông bà qua đời mặc áo để chịu tang gọi là tang phục, áo của

những người con để tang cho cha mẹ gọi là hiếu phục.

*Dùng trang phục là một biểu hiện của ứng xử văn hóa và là nét phong tục đẹp:

-Ở Việt Nam, trang phục nhằm giới thiệu con người về tư cách, về phong thái rất

rõ rệt. Ở trong nhà, có thể ăn mặc bình thường, nhưng một khi đi ra đường thì phải mặc thế nào cho đúng với con người (tầng lớp, địa vị, lứa tuổi, hoàn cảnh của mình,…). Thời gian đã tạo ra sự cố định hóa thể thức trang phục, đến mức giờ đây, chỉ nhìn cách ăn mặc là đã có thể

có khái niệm về con người.

- Khăn đóng áo dài: được xem là thứ quốc phục của Việt Nam, người nước ngoài nhận xét: ăn mặc như vậy là cho con người ta có vẻ bề ngoài đáng kính hơn dân tộc khác ở Phương Đông. Khăn được làm thành như cái mũ xẻ tà, kín từ cổ, đến đầu gối, phía trước, phía sau để bằng phẳng, che kín ngực và lưng, trông có vẻ đài các, chững chạc. Thường dùng loại

trang phục này nhất là nho sĩ, nhưng ngày nay không còn dùng nữa.

- Kiểu áo thụng may bằng gấm vóc, cũng được đặt tên cho thích hợp với các quan

chức, các buổi tế lễ, người ta gọi đó là áo bào, gồm áo bào hoàng, long bào: dùng cho vua; cẩm bào: làm bằng gấm cho quan.

- Giày và hài: kèm theo với áo dài, khăn đóng, áo bào. Người Việt thường đi

guốc, sang trọng hơn đi giày. Vào các cuộc lễ ở triều đình hay hội hè thì người phụ nữ đi hài. - Áo phụ nữ: Phụ nữ Việt đi ra ngoài, trang phục thường có khăn đen áo cánh là trang phục quen thuộc, áo cánh nâu non,. Khăn chít vành làm nên cái duyên dáng của các chị. Nút khăn thắt dưới cằm nhưng phía trên trán thì xếp thành đầu nhọn nên gọi là khăn nông mỏ

quạ, người phụ nữ Việt Nam ngày xưa còn mặc áo dài (áo 5 thân) may bằng vải lụa nhiễu, vải Đồng Lâm. Phụ nữ nhà giàu hoặc trong dịp lễ cưới, hỏi có thể mặc nhiều lớp áo, có màu sắc

khác nhau gọi là áo mớ 3 mớ 7,áo ngắn đến bụng, bớt đi một tà trong cùng gọi là áo tứ thân, ở

miền nam, người ta mặc áo bà ba.

* Những thứ trang phục trở thành hình ảnh trong truyền thống VIệt Nam

- Chiếc yếm: yếm là vuông vải che kín ngực, vải xanh, hồng, thêu hoa. Các bà

già, đứng tuổi thì mặc màu đen, yếm và khăn tiêu biểu cho hình tượng giới nữ, văn học thường dùng “phường khăn yếm” chỉ các cô, các bà.

- Chiếc thắt lưng: là một mảnh vải dài, hoặc bằng tơ gốc, dệt rất mịn, thông dụng

cho các phụ nữ nông thôn, thắt lưng dùng để giữ chặt cái quần, cái yếm và để trang trí, nút thắt lưng ở trước bụng, nửa hở, nửa kín, 2 nút thắt lưng nửa dài, nửa ngắn để tung bay trước gió.

- Chiếc nón Việt Nam: là vật rất xứng đáng để nghiên cứu dân tộc học, văn học

và mĩ học, được dùng cho cả nam và nữ, nhưng được biến hóa thành nhiều hình thức kiểu cách

có nhiều loại nón: nón lá, nón ngửa,… Riêng người phụ nữ đội nón ba tầm, nón quay thao, nón

bài thơ, nơi làm nón nổi tiếng nhất là Huế.

- Ngày nay, xã hội phát triển, trang phục của người Việt có nhiều thay đổi cho

phù hợp với xu hướng chung, nhưng người Việt vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống

trong ăn mặc, góp phần làm đẹp và phong phú thêm bản sắc dân tộc, quê hương.

Bò hát

Tồ: Giúp em làm bài tập tiếng Việt đi chị

Chị: Cô cho đề dễ như ăn ớt mà Tồ

Cún thì gâu gâu, lợn thì ụt ịt, còn bò thì………

Tồ: Cái này em biết, bò thì hát “ một ly buổi sáng, thêm 1 buổi trưa

Một phần của tài liệu Tập san 12A11 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)