THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương chi nhánh lạng sơn (Trang 41 - 93)

VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH LẠNG SƠN THỜI GIAN GẦN ĐÂY

Diễn biến thị trường lãi suất và tỷ giá như những tháng cuối năm 2010, và việc chấm dứt hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ khiến 2011 là một năm nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh. Trong năm 2012 nhiều doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với những khó khăn lớn chưa thể giải quyết. Chi phí sản xuất tăng cao, đẩy giá cả các mặt hàng tăng nhanh, trong khi khả năng tiêu thụ sản phẩm trong nước bị co lại, phản ứng với giá cả thị trường.

Lạng Sơn là một tỉnh biên giới, hoạt động kinh tế phát triển chính là Kinh doanh xuất nhập khẩu qua Biên giới Việt – Trung (Kim ngạch xuất

nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn năm 2010 đã đạt khoảng 1,620 tỉ USD, tăng 7,9 %, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 500 triệu USD, tăng 23,5% so với năm trước) hoạt động ngoại thương diễn ra đa phần với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường là các doanh nghiệp nhỏ với số vốn kinh doanh không nhiều lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tỷ giá ngoại tệ và lãi suất. Trong đó, đối tượng tiếp tục chịu tác động mạnh nhất của tỷ giá và lãi suất trong năm 2011 vẫn là các doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tuy vẫn chịu ảnh hưởng của lãi suất song có xu hướng được hưởng lợi từ biến động tăng tỷ giá trong năm 2011.

Để tăng trưởng được quy mô hoạt động tín dụng trên địa bàn Lạng Sơn thì Ngân hàng cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp, tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp này.

Dưới đây, tôi xin trình bày quy trình cho vay và phân tích những kết quả về quy mô và chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn.

2.2.1 Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn

Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng

Sơn Bước Khách hàng Phòng Khách hàng Các Phòng liên quan Phòng Quản lý rủi ro Phòng kế toán Người có thẩm quyền quyết định cho vay

1 thiếu đủ Thẩm định RRTD độc lập 2 Không thẩm định RRTD độc lập 3 Thẩm định RRTD 4 Không đồng ý Đồng ý Vượt thẩm quyền Trong thẩm quyền 5

6 nếu có phát sinh bổ sung, sửa đổi HĐ

7 8 9 Không thanh lý HĐTD 10 thanh lý HĐTD 11 12 Nhu cầu Yêu cầu bổ sung Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Nghiên cứu hồ sơ Thẩm định, lập TTTĐ Kiểm soát TTTĐ Tham gia Thẩm định RR TD độc lập, Lập BC RR Nhận BCRR Nhận thông báo của Ngân

hàng TB từ chối cho vay TB cho vay Xét duyệt cho vay CẤP CÓ THẨM QUYỀN Ký Hợp đồng Soạn thảo hợp đồng Tham gia Ký Hợp đồng Ký phụ lục hợp đồng Soạn thảo Phụ lục hợp đồng Tham gia Ký phụ lục hợp đồng Kiểm tra giám sát vốn vay

Soạn thảo biên bản TL HĐTD

Ký thanh lý HĐTD

Ký thanh lý HĐTD

Giải chấp TSĐB Tham gia Tham gia

Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ Giải ngân

Đôn đốc trả nợ

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gửi hồ sơ chuyển qua phòng Quản lý rủi ro.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng, lập tờ trình thẩm định, kiểm soát, trình duyệt tờ trình thẩm định.

Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình báo cáo thẩm định rủi ro.

Bước 4: Xét duyệt cho vay.

Bước 5: Soạn thảo, kiểm soát, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, làm thủ tục giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm.

Bước 6: Giải ngân.

Bước 7: Ký phụ lục hợp đồng, các văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng. Bước 8: Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay.

Bước 9: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh. Bước 10: Thanh lý Hợp đồng tín dụng.

Bước 11: Giải chấp tài sản.

Bước 12: Luân chuyển, kiểm soát, lưu giữ hồ sơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Quy mô và chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn

Bảng 2.1: Thị phần tín dụng nói chung so với các Ngân hàng trên địa bàn

STT Ngân hàng Dư nợ năm 2010 Thị phần Dư nợ năm 2009 Tỷ lệ tăng/giảm so 2009 1 Toàn thị trường 9,000,240 6,864,816 2 Công Thương 2,098,698 23,31 % 1,497,679 + 40,13% 3 Đầu Tư 2,209,905 24,55 % 1,519,148 + 45,47% 4 Nông nghiệp 2,311,587 25,58 % 1,944,634 + 18,87% 5 Nhà ĐBSCL 526,309 5,85 % 460,060 + 14,40% 6 CSXH 1,501,480 16,68 % 1,109,167 + 35,37% 7 Sacombank 200,625 2,23 % 220,831 - 9,15% 8 Techcombank 95,997 1,07 % 113,297 - 15,27%

9 Liên Việt bank 55,639 0,63 % 0 -

(Nguồn: Báo cáo NHNN Lạng Sơn tháng 12/2010)

Năm 2010, thị phần tín dụng của Chi nhánh Lạng Sơn là 23,31%, có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đứng thứ hai so với các Ngân hàng. Tuy vậy, Ngân hàng TMCP Công thương Lạng Sơn vẫn là ngân hàng có dư nợ thấp trong khối ngân hàng Nhà nước trên địa bàn.

Về cơ cấu dư nợ của Chi nhánh: Tỷ trọng Nợ ngắn hạn/tổng dư nợ là 44,24%, tỷ trọng Nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ là 55,76%. Trong nợ vay trung dài hạn có đến trên 82,05% là cho vay Đồng tài trợ và liên chi nhánh. Như vậy phần lớn thị phần tín dụng tại địa bàn Lạng Sơn là nợ vay ngắn hạn.

Đối với dư nợ ngắn hạn, thì Ngân hàng Nông nghiệp dẫn đầu thị trường với thị phần cho vay ngắn hạn là 42,3% Tổng dư nợ ngắn hạn toàn thị trường, do Ngân hàng Nông nghiệp có lợi thế về mạng lưới chân rết rất rộng lớn, lại là Ngân hàng có thâm niên lâu đời nhất trong khối ngân hàng. Tuy nhiên, những năm vừa qua, nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp đôi lúc gặp khó khăn, đấy là những thời điểm rất thuận lợi mà

Vietinbank Lạng Sơn đã và đang nắm bắt cơ hội, tìm kiếm khai thác khách hàng để tăng trưởng dư nợ.

Đối với nợ vay trung dài hạn, Ngân hàng đầu tư có nhiều thế mạnh và kinh nghiệm trong việc thẩm định các dự án, là ngân hàng truyền thống với phân khúc thị trường cho vay xây dựng cơ bản, mà đối tượng vay vốn chính là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, trong khi Lạng Sơn là một tỉnh miền núi đang phát triển, là miền biên giới địa đầu tổ quốc có nhiều dự án được ưu tiên phát triển kinh tế xã hội và cả quân sự quốc phòng. Vì vậy, đối thủ lớn mạnh nhất và cũng là đối thủ chiếm thị phần rất lớn trên địa bàn của Vietinbank hiện nay chính là Ngân hàng đầu tư và phát triển Lạng Sơn.

Qua đây, Chi nhánh cần nhìn nhận những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ và đặc điểm của thị trường để có những chiến lược kinh doanh phù hợp trong thời gian tới.

* Về điểm mạnh các Ngân hàng:

+ Hai đối thủ cạnh tranh chính là Ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng đầu tư, họ có thế mạnh là hoạt động từ lâu trên địa bàn và trước NHCT, đã thiết lập được mối quan hệ với các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn, đã có mối quan hệ truyền thống với khách hàng, màng lưới rộng.

+ Cơ chế cho vay và hồ sơ tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần nới lỏng hơn rất nhiều so với Ngân hàng Công Thương.

+ Chăm sóc khách hàng sau giao dịch của các Ngân hàng rất tốt (đặc biệt là Ngân hàng đầu tư) nên việc khai thác lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của Ngân hàng Công thương còn gặp nhiều khó khăn.

* Và những điểm yếu của các Ngân hàng:

khăn, thậm chí có những khoảng thời gian các Ngân hàng đã ngừng giải ngân nguồn vốn, trong khi nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Công thương khá ổn định.

+ Lãi suất cho vay (nhất là các Ngân hàng TMCP) luôn cao hơn Ngân hàng Công thương, và đôi khi các loại phí dịch vụ liên quan đến tín dụng cũng nhiều hơn.

Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, các ngân hàng TMCP đang tiến hàng các thủ tục mở rộng mạng lưới chi nhánh đến Lạng Sơn, vì vậy vấn để phát triển ổn định cần đi liền với các giải pháp khai thác nắm giữ khách hàng truyền thông.

Bảng 2.2: Cơ cấu danh mục tín dụng theo loại hình kinh tế và tốc độ cho vay

Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Khách hàng Kế hoạch 2011 Dư nợ Tỷ trọng Tốc độ t/trưởng Dư nợ năm Tốc độ t/trưởng Dư nợ năm Số tiền Tỷ lệ t/trưởng 1 KHDN lớn 1.050 9,38% 960 45,75% 1,55 lần 620 2,81 lần 220 2 KHDN vừa&nhỏ 900 87,5% 480 22,88% 1,37 lần 350 1,35 lần 260 3 KH cá nhân, hộ g/đ 950 44,37% 658 31,36% 1,25 lần 527 1,42 lần 370 Tổng cộng 2.900 2.098 1,4 lần 1.497 1,76 lần 850

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2009, 2010)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm, tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2010 (1,4 lần) có chậm hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2009 (1,76 lần), nhưng đó là về mặt số tương đối, còn về mặt số tuyệt đối, năm 2008 với tổng dư nợ có 850 tỷ đồng, sau 3 năm đã tăng lên trên 2000 tỷ đồng, qua đó cũng thấy được những cố gắng vượt bậc của tập thể cán bộ Vietinbank Lạng Sơn.

Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Lạng Sơn trong những năm vừa qua không có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, nhu cầu tín dụng của khách hàng trên địa bàn Lạng Sơn khá ổn định, do đó vấn đề tăng trưởng là bài toán làm đau đầu ban lãnh đạo của các Ngân hàng thương mại.

Về cơ cấu tín dụng theo loại hình kinh tế, những năm qua đã có sự thay đổi rõ rệt, năm 2008 tỷ trọng dư nợ của khối khách hàng cá nhân, hộ gia đình là lớn nhất (chiếm 43,53% tổng dư nợ), tỷ trọng dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp lớn là thấp nhất (chiếm 25,88% tổng dư nợ); thì đến năm 2010 tỷ trọng dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp lớn tăng lên mạnh mẽ, đứng đầu (chiếm 45,75% tổng dư nợ), và khối KHDN vừa và nhỏ thấp nhất (chỉ chiếm 22,87%)

Về tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng cho thấy, tỷ lệ tăng lệ tăng trưởng tín dụng đột biến là từ khối khách hàng doanh nghiệp lớn, đối với Chi nhánh Lạng Sơn, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn 100% là các khoản đầu tư trung dài hạn vào các dự án đồng tài trợ, dự án cho vay liên chi nhánh, chính điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu cho vay theo thời gian. Trong khi nguồn vốn huy động trung và dài hạn vô cùng hiếm, lãi suất mua vốn FTP trung dài hạn lại rất cao.

Với chiến lược và kế hoạch kinh doanh mới năm 2011 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt nam, thì Vietinbank Lạng Sơn chỉ còn giải ngân hết phần dư nợ đồng tài trợ theo cam kết và buộc phải đẩy mạnh mọi biện pháp tăng trưởng tín dụng đối với 2 loại hình kinh tế còn lại, và đặc biệt chỉ tiêu kế hoạch giao phải tăng trưởng dư nợ khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ để chiếm lĩnh thị phần, mở rộng mạng lưới, quy mô, nâng cấp xếp hạng chi nhánh.

2.2.3 Phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh

Dư nợ cho vay DNN&V tăng 84,6% trong vòng 3 năm cụ thể là tăng từ 260 tỷ đồng năm 2008 lên 480 tỷ đồng năm 2010.

Biểu đồ 2.1. Kết quả dư nợ tín dụng đối với DNN&V của Ngân hàng Công thương- Chi nhánh Lạng Sơn 2008-2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.3: Cơ cấu danh mục tín dụng đối với khách hàng DN V&N theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Tổng dư nợ 850 1,497 2,098 Dư nợ DNN&V 260 100 350 100 480 100 1- Thương mại, dịch vụ 200 76,92 255 72,86 315 65,63 2- Tiêu dùng 20 7,69 30 8,57 50 10,41 3- SX, chế biến, XD 30 11,54 50 14,29 95 19,79 4- Các ngành khác 10 3,85 15 4,28 20 4,17

Xét về lĩnh vực hoạt động, Vietinbank Lạng Sơn tập trung dư nợ chủ yếu vào ngành thương mại dịch vụ, đây vốn là thị trường tín dụng truyền thống của Ngân hàng Công Thương từ những ngày đầu thành lập, tỷ trọng dư nợ của ngành này tại chi nhánh luôn trên 60% tổng dư nợ.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tín dụng với DNN&V theo ngành kinh tế giai đoạn 2008-2010

Hiện nay cơ cấu danh mục tín dụng theo ngành kinh tế của chi nhánh cũng đã có những bước thay đổi, với định hướng tín dụng năm 2012 là cung cấp tín dụng cho đa dạng các ngành nghề kinh tế, bên cạnh giữ vững và phát triển mạnh nền khách hàng hiện có. Chi nhánh đã thâm nhập, khai thác được thêm khách hàng kinh doanh các lĩnh vực sản xuất chế biến, và xây dựng cơ bản, xong tình hình tăng trưởng rất hạn chế.

Đối với ngành nghề sản xuất, chế biến những năm gần đây một số khu công nghiệp cũng đã được Tỉnh Lạng Sơn quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng, song quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lại không đủ lớn, đối tượng khách hàng kinh doanh trong các lĩnh vực này hầu hết là vốn nhỏ

của thương nhân trong nước, chưa thu hút được các doanh nhân nước ngoài vào đầu tư, về máy móc thiết bị cho đến nguyên vật liệu sản xuất của các doanh nghiệp gần như được nhập từ Trung Quốc, mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, hao mòn vô hình vô cùng nhanh, khiến những rủi ro khi đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn có độ an toàn không cao.

Đối với ngành nghề xây dựng cơ bản, hầu hết đối tượng khách hàng kinh doanh ngành hàng này là nền khách hàng cơ bản truyền thống của Ngân hàng đầu tư, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, có được những hợp đồng thi công ổn định đều được đối thủ cạnh tranh chăm sóc rất tốt, từ việc cung cấp vốn cho đến phục vụ các dịch vụ bảo lãnh tài trợ thương mại. Bên cạnh đó, cuối năm 2010, với những chính sách cụ thể Chính phủ Việt Nam đã dừng, giảm rất nhiều dự án, có những dự án đã thi công xong nhưng vẫn chưa có nguồn ngân sách để thanh toán, điều này làm cho các khoản nợ dễ dàng chuyển sang nhóm nợ có hệ số an toàn thấp hơn.

Bảng 2.4: Cơ cấu danh mục tín dụng đối với khách hàng DN V&N theo thời gian vay vốn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008

Số lượng DN Dư nợ Tỷ trọng % Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước Số lượng DN Dư nợ Tỷ trọng % Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước Số lượng DN Dư nợ Tỷ trọng % Tổng dư nợ 2,098 1,497 850 Dư nợ DNN&V 152 480 100 37,14 115 350 100 34,62 80 260 100 Ngắn hạn 148 370 77,08 27,58 105 290 82,86 26,08 70 230 88,46 Trung và dài hạn 45 110 22,92 83,33 35 60 17,14 100 15 30 15,38

(Nguồn: Báo cáo cân đối vốn kinh doanh)

Về cơ cấu danh mục tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thời gian vay vốn, cơ bản tỷ trọng nợ vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu chiếm trung bình trên 75% tổng dư nợ của nhóm.

Về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm sau so với năm trước đối với dư nợ ngắn hạn năm 2008 là 230 tỷ, năm 2009 là 290 tỷ đến năm 2010 dư nợ đã là

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thương chi nhánh lạng sơn (Trang 41 - 93)