Phương pháp xử lý mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp định lượng các phtalat trong thực phẩm (Trang 28 - 29)

Theo tính chất đã biết của các phtalat, chúng tan tốt hơn trong các dung môi hữu cơ như n-hexan, acetonitril, metanol... Mẫu thực được chọn là mẫu có nhiều lượng chất béo như mẫu bơ thực vật và mẫu phô mai Con bò cười. Do tính chất của dung môi acetonitril hòa tan chọn lọc các phtalat trong môi trường chất béo, vì vậy chúng tôi đã sử dụng dung môi acetonitril để xử lý mẫu[7].

Với 2 dạng mẫu rắn này chúng tôi đưa ra phương pháp xử lý mẫu:

Mẫu được cân khối lượng khoảng 0,2 g chính xác tới 0,0001g trên cân phân tích, chuyển mẫu vào ống thủy tinh 10ml. Thêm 5 ml dung môi acetonitril, lắc trên

máy lắc 30 phút, sau đó rung siêu âm 30 phút ở nhiệt độ 400C để giúp cho chất béo

trong đó bị chảy ra, các phtalat tan dễ dàng hơn. Cuối cùng quay ly tâm 30 phút để lắng cạn và thu dịch trong sang 1 ống khác. Dung dịch này sau khi lọc qua màng lọc 0,45µm được bơm vào cột để định lượng các phtalat có trong mẫu. Mẫu thêm chuẩn cũng được thực hiện với một quá trình trên để xác định hiệu suất thu hồi của quá trình xử lý mẫu.

2.5.2 Phương pháp phân tích.

Phép phân tích các phtalat được thực hiện trên hệ sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC của Shimadzu, kết nối với hệ bơm gồm 4 kênh, bộ điều khiển, lò cột, bộ trộn dung môi và detector photo-diode-array (PDA) đặt ở bước sóng 225 nm. Các điều kiện chạy máy được tóm tắt như sau:

- Nhiệt độ cột 250C

- Van bơm mẫu 50 µL

- Hệ dung môi gồm 2 kênh. Kênh A: pha nước chứa 0,04% trietylamin được chỉnh pH tới 2,8 bằng dung dịch axit photphoric. Kênh B là ACN.

- Chế độ gradient tốc độ dòng: thời điểm ban đầu tốc độ là 0,8 ml/phút, giữ ở tốc độ này trong vòng 12,5 phút sau đó tăng dần lên 1,0 ml/phút ở phút thứ 14. Giữ 2 phút, sau đó tăng lên 1,2 ml/phút trong vòng 2,5 phút. Giữ tốc độ

này đến khi các chất được rửa giải hết ra khỏi cột. Tổng thời gian chạy là 25 phút. Tỷ lệ giữa 2 kênh A:B là 5:95 (% về thể tích) được giữ suốt quá trình chạy mẫu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp định lượng các phtalat trong thực phẩm (Trang 28 - 29)