Đối diện chướng ngại vật mang tên Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới 2008, các kịch bản có thế xảy ra cho bộ mặt FDI toàn cầu trong những năm tiếp

Một phần của tài liệu xu_huong_fdi_2008_9749 (Trang 32 - 34)

2008, các kịch bản có thế xảy ra cho bộ mặt FDI toàn cầu trong những năm tiếp theo.

Nằm trong bộ mặt chung của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, với các điều kiện tín dụng khắt khe hơn, sự sụt giảm trong doanh thu của các tập đoàn, kinh tế thế giới u ám và bất ổn, rất nhiều các công ty đã phải thông báo kế hoạch cắt giảm sản xuất, sa thải nhân công, cắt giảm vốn đầu tư, tất cả những hoạt động này đều dẫn đến sụt giảm FDI. Mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khác nhau tùy từng nước, từng khu vực, bởi vậy tác động làm thay đổi bản đồ dòng chảy FDI toàn cầu.

Thực trạng hiện nay hoàn toàn khác so với cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất bắt nguồn từ các nước đang phát triển ở châu Á năm 1997 và làm giảm mạnh dòng vốn FDI chảy vào các nước đó, điển hình như Indonesia. Ngược lại, cuộc khủng hoảng hiện tại bắt nguồn từ nhóm các nước phát triển rồi lan ra các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi. Do đó, các nước phát triển trược tiếp bị ảnh hưởng ngay lập tức, trong khi hầu hết các nước đang phát triển mới chỉ gián tiếp bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này. Điều này làm biến đổi bức tranh FDI thế giới.

Như đã đề cập xuyên suốt các đề mục của bài tiểu luận, Do nằm chính giữa tâm chấn của cuộc khủng hoảng thanh khoản trong thị trường tài chính, chịu ảnh hưởng kéo dài và nặng nề nhóm các nước phát triển phải gánh chịu sự sụt giảm dòng vốn FDI chảy vào tới -33% so với 2007, đáng kể nhất là Phần Lan, Đức, Hungary, Italy, và Anh. Giá trị các thương vụ M&A qua biên giới thuộc nhóm các nước phát triển cũng sụt giảm tới 33% do sự giảm mạnh trong doanh thu, những khó khăn trong vay tài chính để đầu tư của các TNCs. Mặc dù đã có một vài nhân tố tích cực được các nước đưa ra nhằm thoát khỏi khủng hoảng như các gói kích thích kinh tế, các thương vụ mua lại tài sản giá ưu

đãi… Nhưng dòng vốn FDI chảy vào nhóm các nước phát triển cũng đang và sẽ suy giảm ít nhất trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, nhóm các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi vẫn chứng kiến một mức tăng trưởng dương trong thu hút vồn đầu tư FDI, dù chỉ là 4%. Nhưng đó chỉ là điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến mà thôi, con số 4% này chưa phản ánh đúng thực chất ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tới nhóm này, bởi chỉ đến cuối 2008 khủng hoảng mới lan rộng sang các nước đang phát triển. Theo bản điều tra về xu hướng đầu tư toàn cầu của UNCTAD năm 2007 thì 4 trong top 5 các nước được kỳ vọng thu hút đầu tư nhất thuộc về nhóm nước BRIC – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. Và quả thật nguồn vốn FDI chảy vào các nước này thực sự tăng trong năm 2008. Tuy nhiên, nền kinh tế các nước này cũng không tránh khỏi những khó khăn và bất ổn sau khi cuộc khủng hoảng tài chính ngày một xấu đi vào tháng 9 và tháng 10 năm 2008. Cộng thêm vào đó sự suy giảm của nguồn vốn đầu tư toàn cầu, vòng quay tăng trưởng FDI vào nhóm này cũng đã đảo chiều vào cuối năm.

Trong hoàn cảnh hiện nay, Chính phủ các nước cần giảm bớt các chính sách bảo hộ nhằm kích thích đầu tư FDI trở lại. Dòng vốn FDI thế giới không hề có dấu hiệu sẽ phục hồi trong ngắn hạn. Đối với nhiều nước, điều này thực sự ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế. Hiệu quả mang lại của các chính sách công - ở cả cấp quốc gia và quốc tế trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính và hậu quả của nó - chủ yếu sẽ do xây dựng các điều kiện ưu đãi nhằm phục hồi nhanh dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế. Thách thức đặt ra là làm thế nào để khôi phục lại hệ thống tài chính tín dụng ổn định để mang lại dòng vốn “chính thống” cho đầu tư, và làm mới các cam kết về một nền kinh tế tự do. Đối với cả chính phủ các nước phát triển và chính phủ các nước đang phát triển, cần vượt qua những cám dỗ của các giải pháp mì ăn liền, thay vào đó là xây dựng và duy trì các chính sách vĩ mô ưu đãi và môi trường đầu tư thuận lợi. Về mặt này, các cơ quan xúc tiến đầu tư cần giữ vai trò tiên phong trong việc duytrì hoạt động triên khai đầu tư của các TNCs cũng như thu hút đầu tư mới.

Sau đây là các kịch bản có thể diễn ra trong các năm tới, tùy thuộc vào hiệu quả của những chính sách của các đầu tàu trên thế giới.

Một phần của tài liệu xu_huong_fdi_2008_9749 (Trang 32 - 34)