Khẩu và lạm phát của các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam có xu hướng giảm, khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam được cải thiện.

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ và cơ chế tác động của nó tới nền kinh tế (Trang 27 - 32)

khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam được cải thiện.

Chính sách tiền tệ năm 2010: Siết chặt sau nới lỏng!

Giảm mức tăng tổng phương tiện thanh toán, điều hành cung ứng tiền chặt chẽ hơn và tăng hệ số an toàn vốn gấp nhiều lần năm 2009 cho thấy một tín hiệu NHNN quyết tâm thực hiện mục tiêu siết chặt tăng trưởng tín dụng trong năm mới.

Ngay từ những tháng cuối năm 2009, những biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN bắt đầu cho thấy dấu hiệu chuyển dần từ nới lỏng sang chính sách thắt chặt.

Trong lúc thực hiện mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và định hướng tăng trưởng tín dụng của hệ thống, NHNN cũng yêu cầu hệ thống TCTD không được hạ thấp các điều kiện cho vay và kiểm soát chặt chẽ vốn cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Việc đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán hay cho vay tiêu dùng, kinh doanh theo đó sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn trong thời gian tới.

Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu tăng trưởng, từ mức 28,7% tăng tổng phương tiện thanh toán và 37,73% tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối năm 2009 xuống chỉ còn 25% trong năm 2010 cho thấy quyết tâm rõ rệt và cụ thể nhất của NHNN.

2.1.4 Đánh giá

Song nhìn nhận những vấn đề căn nguyên của tình hình năm 2009, việc thực thi CSTT năm 2010 sẽ tiếp tục vấp phải những khó khăn phát sinh từ những vấn đề mang tính căn nguyên, đó là

thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách kéo dài, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, nguy cơ lạm phát gia tăng và sự phục hồi chưa chắc chắn của kinh tế thế giới.

Vì vậy, để giải quyết căn bản những khó khăn của CSTT, bên cạnh việc NHNN tiếp tục thực thi CSTT linh hoạt, thận trọng, phối hợp động bộ các giải pháp tiền tệ và công cụ CSTT, tạo môi trường tiền tệ thuận lợi cho hoạt động của các định chế tài chính, kiểm soát chặt chẽ các giao dịch ngoại hối, nhất là hoạt động kinh doanh vàng, thì cần có sự phối hợp đồng bộ, tích cực của các chính sách kinh tế vĩ mô khác để giải quyết tích cực giảm thâm hụt thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, giảm thâm hụt ngân sách, thu hẹp sự chênh lệnh giữa tiết kiệm và đầu tư mà hiện đang có xu hướng gia tăng và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư để giảm áp lực lạm phát.

Đây là những điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự ổn định bền vững kinh tế vĩ mô và hiệu lực của chính sách tiền tệ

Có thể nói năm 2009 – 2010 chính phủ thực hiện rất tốt chính sách tiền tệ

2.2. Giai đoạn 2011 - 2012

2.2.1. Bối cảnh kinh tế

Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009), tăng trưởng GDP của

Việt Nam đã được đẩy nhanh trong năm 2010 (6,8%) nhờ sự hồi phục của xuất khẩu và những điều tiết phù hợp về chính sách. Tuy nhiên, lạm phát năm 2010 của Việt Nam cũng đã tăng cao lên mức hai con số (11,8%) vào cuối năm 2010 và tiền đồng Việt Nam (VND) bị trượt giá. Những tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam cũng đã tăng khá cao đe dọa mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm dưới mức hai con số. Diễn biến nêu trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của người dân, thị trường và các nhà đầu tư. Từ cuối năm 2010 và rõ nhất từ đầu năm 2011, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao.

Cụ thể: Diễn biến lạm phát năm 2011 khá phức tạp, thể hiện ở việc tăng cao những tháng đầu năm và giảm dần từ quý II. Trong 4 tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng. Nhưng lạm phát tháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so với 2 tháng trước đó. Cụ thể, lạm phát tháng 10 và tháng 11 chỉ tăng 0,36% và 0,39% nhưng lạm phát tháng 12 tăng 0,53%.

Trong nước, thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống; một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá thị trường buộc phải điều chỉnh tăng…

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, tháng 2/2011 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiêm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách”.

Ngoài ra, bắt đầu vào năm học mới, 42 tỉnh, thành phố đã điều chỉnh đồng loạt tăng học phí khiến cho nhóm giáo dục tăng 10,54%; đóng góp 0,6% trong mức tăng CPI chung cả nước.

Cùng đó, chỉ số giá nhóm giao thông đã tiếp tục tăng 3,83%, cao hơn nhiều so với mức tăng 1,07% của tháng trước; góp phần đẩy CPI chung cả nước tăng 0,34%.

Trong đó, chỉ số giá xăng dầu chung đã tăng 7,94%; giá một số dịch vụ giao thông công cộng tăng 1,82%.

Cũng là nhóm hàng hóa thiết yếu, chỉ số giá nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng đã tăng 2,18%, góp 0,22% vào mức tăng CPI chung do giá dầu hỏa tăng 6,38%, giá gas tăng 11,8%.

2.2.2. Mục tiêu chính phủ.

Tình hình này đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Vì vậy, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu,

nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay.

Mục tiêu ngắn hạn của chính phủ trong giai đoạn này là thắt chặt tài chính tiền tệ.

Triển khai Nghị quyết 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh mục tiêu trần

tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%).

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SBV đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động không mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay tính đến cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Đồng thời SBV sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Mặt khác, SBV cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc nhập khẩu những hàng hóa không thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hóa tiêu dùng); giới hạn việc nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít công ty được nhập khẩu vàng, cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của SBV đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng VND.

o Tăng cường vai trò của NHNN trong việc hoạch định và thực hiện chính sách tiền tệ, nâng cao tính minh bạch trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Xác định mục tiêu hành đầu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát và mục tiêu này ở cấp cao hơn mục tiêu ổn định tỉ giá.

o Tập trung ổn định tâm lí và cải thiện lòng tin của công chúng đối với chính sách kinh tế vĩ mô, giúp người dân nhận thức rõ Chính phủ sẽ quyết tâm duy trì một tốc độ lạm phát ổn định, qua đó làm giảm lạm phát kỳ vọng thực tế.

o Xây dựng kênh thông tin chính thống và cập nhật từ NHNN tới thị trường nhằm tăng cường sự

ủng hộ và lòng tin của quần chúng vào NHNN, phát hành định kỳ các báo cáo chinh sách tiền tệ và lạm phát.

o Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt theo nguyên tắc thị trường. o Thực hiện cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt có sự điều tiết của nhà nước.

o Đổi mới chính sách quản lý vàng và ngoại hối; cơ bản xóa bỏ tình trạng hóa nền kinh tế trước năm 2015. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.

2.2.3. Biện pháp tiền tệ

Biện pháp cơ bản chiến lược nhằm tác động đồng bộ lên mọi mặt hoạt động của nền kinh tế, với ý tưởng tạo ra một sức mạnh vào tiềm tiềm lực nền kinh tế của đất nước. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển tốt và ổn định thì ở đó đồng tiền được ổn định vững chắc, lạm phát ít có cơ hội để phát triển bộc phát. Những biện pháp cơ bản chiến lược chưa thể phát huy tác dụng ngay, nhưng nếu không áp dụng biện pháp đó thì tình trạng lạm phát, tình trạng rối loạn của lưu thông tiền tệ sẽ xảy ra triền miên không lối thoát.

Chính sách tiền tệ năm 2012: Giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm ngân hàng Năm 2012 tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt

Tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%

Mục tiêu tổng quát của năm 2012 được nêu tại Chỉ thị là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2011 gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

2.2.4. Đánh giá

Nhìn chung, chúng ta có thể thấy rằng việc áp dụng khuổn khổ lạm phát mục tiêu đã đạt được thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở khu vực trong việc duy trì lạm phát thấp, ổn định góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp trong dài hạn. Hơn nữa, khuôn khổ lạm phát mục tiêu không đòi hỏi NHTW phải từ bỏ những mục tiêu quan trọng về kinh tế vĩ mô như mức tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm và sự biến động tỷ giá. Thực tế áp dụng

khuôn khổ lạm phát mục tiêu ở một số nước Châu Á như: Philippines, Indonesia và điển hình là Thái Lan đã cho thấy chính sách lạm phát mục tiêu không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế trong dài hạn, thay vào đó là những tác động tích cực đối với nền kinh tế. Vì vậy, trong thời gian tới, việc áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu được xem là một đột phá chiến lược chính sách tiền tệ cần được nghiên cứu và sớm vận dụng một cách đầy đủ và phù hợp với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ và cơ chế tác động của nó tới nền kinh tế (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w