Hạn chế của tăng trưởng kinh tế đối với bất bình đẳng thu nhập

Một phần của tài liệu tc048 (Trang 30 - 31)

Quá trình tăng trưởng kinh tế với phân phối thu nhập cũng bộc lộ những nguy cơ và thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước:

Tăng trưởng kinh tế nhanh và ở mức cao nhưng chất lượng tăng trưởng,

hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; người nghèo nhận được ít lợi ích từ tăng trưởng hơn so với người giàu điều đó càng làm gia tăng khoảng cách giàu nhèo trong cả nước

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới, khả năng cạnh tranh và chất lượng của nền kinh tế Việt Nam năm 2006 đứng thứ 77 /125 nước được điều tra, giảm 3 bậc so với năm 2005. Hiệu quả kinh tế được thể hiện thông qua hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của tăng trưởng, ở năng suất lao động hay giá trị gia tăng cho nền kinh tế, vấn đề cạnh trạnh của nền kinh tế. Các yếu tố vốn chiếm 57% và lao động chiếm 20% vẫn là yếu tố chính đóng góp cho tăng trưởng kinh tế; yếu tố khoa học và công nghệ tuy có tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. GDP bình quân đầu người thấp và tốc độ tăng chậm do dân số vẫn tăng cao, điều kiện để nâng cao mức sống của người nghèo, người có thu nhập thấp vượt qua ngưỡng một nước nghèo, đặc biệt đối với khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn.Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp đã ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng thu nhập.

Giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao

Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế tác động đến phân phối thu nhập công bằng hơn đã phần nào xóa đói giảm nghèo cho người dân nhưng còn thiếu tính bền vững, chủ yếu mới xóa tình trạng đói (nghèo về lương thực, thực phẩm), đa số hộ mới thoát nghèo còn nằm sát chuẩn nghèo, những cá nhân và hộ gia đình này rất dễ bị tổn thương nếu những cú sốc kinh tế xảy ra do các yếu tố bên ngoài hoặc trong nước gây ra nên nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ tái nghèo lớn (7-10% trong tổng số hộ mới thoát nghèo). Mặt khác, không ít hộ có mức thu nhập thấp không ổn định nằm giáp ranh chuẩn nghèo đói cũng có nguy cơ tái nghèo đói cao (chiếm 70-80%).

Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại do tác động của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo giảm đi: hệ số co giãn giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo giảm từ 1- 0,7 giai đoạn 1992-1998 xuống còn khoảng 1-0,3 giai đoạn 1998-2005, đặc biệt là ở các vùng bị chia cắt địa lý, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và dân trí chưa phát triển. Nghèo đói vẫn còn đang phổ biến, số hộ nghèo là dân tộc thiểu số đã giảm nhưng tỷ lệ trong tổng số hộ nghèo của cả nước vẫn tăng lên theo chuẩn nghèo mới của quốc gia đến cuối năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước vẫn còn khoảng 14,87%; nhóm dân tộc có tỷ lệ nghèo cao là Vân Kiều (60,3%), Pakô (58,5%) và H’mông vào năm 2003. Tình trạng nghèo dai dẳng ở nông thôn phổ biến đối với người chỉ có việc làm nông nghiệp, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp là chính. Đó cũng là hộ gia đình đông nhân khẩu và đông con, chủ hộ có trình độ học vấn thấp. Đối với những hộ nghèo này thì việc bứt phá xa khỏi ngưỡng nghèo là rất khó khăn và là thách thức lớn cho chính sách xóa đói giảm nghèo.

Những lợi ích mà quá trình tăng trưởng đem lại đã không được phân bố đồng đều giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, chênh lệch về thu nhập có xu hướng gia tăng

Một phần lớn thu nhập được chuyển sang cho những người sở hữu các nguồn

lực khác ngoài lao động thay vì chuyển một phần thỏa đáng cho những người sở hữu sức lao động mà thiếu các nguồn lực khác. Do đó khoảng cách giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo ngày càng dãn ra và với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất trong tổng số dân cư cả nước đã tăng từ 7,6 lần năm 1999 lên 8,1 lần năm 2002 và 8,3 lần năm 2004.

Những chính sách trợ cấp của Nhà nước chưa được thực hiện một cách hiệu

quả

Theo Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006, chỉ một số gia đình nhận được

các hình thức hỗ trợ, dạy nghề, khuyến nông, hay nước sạch. Rất ít hộ gia đình nghèo được tham gia nhiều hơn một chương trình trong chính sách. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các yếu tố sản xuất của người nghèo, nhất là tiếp cận các nguồn vốn chính thức, các dịch vụ tài chính, tín dụng,… và làm giảm tính tích cực của chủ trương chính sách của Nhà nước.

Một phần của tài liệu tc048 (Trang 30 - 31)