Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông - chi nhánh tây đô - pgd đông thuận (Trang 46 - 49)

5. Bố cục nội dung

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn

3.2.1. Nâng cao huy động vốn

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động TD đặc biệt là TD ngắn hạn ngày càng cạnh tranh gay gắt, do đó vấn đề chủ động về vốn có tác động không nhỏ đến chất lượng hoạt động TD. Các biện pháp để nâng cao vốn huy động:

 Tạo lòng tin cho KH thông qua quảng cáo, tuyên truyền về hình ảnh của NH một cách rộng rãi. Chú ý tạo ra bộ mặt khang trang và cách phục vụ hiện đại.

 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.

 Áp dụng lãi suất linh hoạt, phù hợp với lãi suất thị trường.

 Định kỳ mở sổ bốc thăm trúng thưởng công khai những phần quà có giá trị thông qua việc cấp cho khách hàng gửi tiền một mã số dự thưởng.

3.2.2. Đa dạng hóa khách hàng

Để hoạt động có hiệu quả thì việc mở rộng và đa dạng hóa các đối tượng cho vay vốn là không thể thiếu bởi:

 Phân tán được rủi ro

 Doanh số cho vay cũng được tăng lên nhờ vào KH mới có nhu cầu vay vốn bên cạnh những KH truyền thống.

 Tìm kiếm KH mới, KH tiềm năng, giữ quan hệ tốt với KH truyền thống. Mở rộng công tác quảng cáo, tiếp thị, quảng bá sâu rộng đến mọi thành phần, tầng lớp kinh tế, công tác quảng cáo tiếp thị dưới nhiều hình thức, để cho người dân biết về các hình thức huy động vốn cũng như những chương trình khuyến mãi và tặng quà của NH.

 Phân loại KH và áp dụng lãi suất khách hàng ưu đãi cho những khách hàng xếp loại tốt. Chẳng hạn như đối với khách hàng cũ có mức vay từ 30 triệu trở lên nếu trả gốc và lãi đúng hạn thì xếp loại tốt và ưu tiên lãi suất khi cấp TD theo phần trăm của từng giai đoạn nhất định. Hạn chế cho vay những KH thường xuyên để nợ quá hạn.

 Thủ tục giao dich phải thuận tiện đơn giản, phục vụ nhanh tạo được thiện cảm cho người dân, thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Thủ tục cho vay cần được tiến hành nhanh chóng với thời gian tiếp nhận, duyệt cho vay và giải ngân nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ.

 Nếu KH thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì chấp nhận cho vay thêm nếu KH có nhu cầu.

 Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt với KH nhằm nắm bắt được nhu cầu vốn và định hướng trong tương lai để PGD có kế hoạch kịp thời hoặc có những sản phẩm dịch vụ đón đầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế hiện nay.

3.2.3. Đối với công tác thu nợ

 Để công tác thu hồi nợ của PGD thuận lợi hơn thì PGD cần phải theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn, thời gian trả nợ của KH xem họ có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, công việc của họ có gặp trở ngại, khó khăn gì không để kịp thời hướng dẫn hoặc thu hồi lại vốn nếu thấy có dấu hiệu không tốt đến việc trả nợ cho NH.

 Đối với các lĩnh vực có ngành nghề có thời gian thu hồi vốn chậm thì ngân hàng cần xem xét và đánh giá lại. Bên cạnh đó thì NH cần biết các khoản nợ sắp đáo hạn, thực hiện việc đôn đốc thu nợ kịp thời trước ba ngày so với ngày đến hạn của món nợ để hạn chế nợ quá hạn.

 PGD cần quan tâm hơn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương cùng nhau xem xét tình hình hoạt động của người dân để biết nên có đầu tư nữa không, từ đó kịp thời ngăn chặn những nguy cơ có thể gây ảnh hưởng đén công tác thu hồi nợ của NH.

3.2.4. Hạn chế tối thiểu nợ quá hạn

 Nhân viên kinh doanh cần phải rà soát lại các khoản nợ đến hạn nhưng KH vẫn chưa trả nợ do nguyên nhân vô tình hay cố ý. Phân loại các khoản nợ này thành các nhóm nợ để tiện cho việc theo dõi và đưa ra những biện pháp xử lý thiết thực cho từng nhóm nợ. Có thể tổ chức kiểm tra chéo, áp dụng các biện pháp cụ thể về xử lý các khoản vay có vấn đề và tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn của KH. Thường xuyên cảnh giác với các khoản nợ không đảm bảo và có khả năng trở thành nợ xấu cao.

 Thường xuyên theo dõi kế hoạch thu nợ để nắm bắt kịp thời các hộ chưa trả nợ nhằm đôn đốc nhắc nhở trả nợ cho NH hạn chế chuyển sang nợ quá hạn.

 Khi phát hiện nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý kịp thời và thích hợp. Kiên quyết thu nợ đối với những KH cố tình không trả nợ. Tạo điều kiện cho người đi vay gia hạn nợ, đầu tư bổ sung đối với các khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan không thể trách khỏi như thiên tai, hạn hán…

3.2.5. Giữ vững các mối quan hệ bên trong của NH

Quan hệ bên trong NH: Bất kỳ một tổ chức hay một công ty, cơ quan, doanh nghiệp nào muốn phát triển cần có sự hợp tác, đồng thuận từ ban lãnh đạo, các phòng ban cho đến từng cá nhân, nhân viên. Do đó đòi hỏi nội bộ nhân viên NH luôn tạo được sự phối hợp ăn ý, tinh thần đoàn kết giữa các cá nhân cũng như giữa các phòng ban luôn được đặt lên hàng đầu vì sự phát triển đi lên của PGD. Ban lãnh đạo cần phải thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên và có hướng giải quyết thỏa đáng với từng nhu cầu thiết thực của nhân viên.

Quan hệ với cấp trên: Cần áp dụng, cố gắng chấp hành đúng đầy đủ và nhanh chóng các quy định do cấp trên đề ra. Tuy nhiên đối với những quy định không phù hợp với tình hình của địa phương thì nên có kiến nghị đối với NH cấp trên để có hướng giải quyết thỏa đáng.

Quan hệ bên ngoài NH: NH cần phải phối hợp mở rộng quan hệ với đài

truyền hình, đài phát thanh để quảng cáo, tuyên truyền giới thiệu đến KH các hình thức huy động vốn và cho vay của NH. Có như vậy thì uy tín thương hiệu của NH ngày càng cao, tạo cảm giác cho người dân có cảm giác an toàn khi gửi tiền vào NH.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông - chi nhánh tây đô - pgd đông thuận (Trang 46 - 49)

w