THỰC TRẠNG CỦA DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn ngữ văn kỳ thi THPT Quốc Gia 2016 (Trang 87 - 90)

PHẦN 3: MỘT SỐ DẠNG ĐỀ THAM KHẢO

II. THỰC TRẠNG CỦA DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC HIỆN NAY

1. Như phần đặt vấn đề chúng tôi cógiới thiệu, dạng đề so sánh văn học đã xuất hiện thường niên trong các kì thi đạihọc, cao đẳng, các kì thi học sinh giỏi. Thậm trí trong các nhà trường phổthông trung học dạng đề này cũng thường xuyên được các thầy cô sử dụng cho cácbài kiểm tra định kì của các trường THPT. Minh chứng cho điều này tôi giớithiệu vắn tắt một số câu hỏi thuộc phần 5 điểm trong SGK Ngữ văn 11, 12, trong cácđề thi học sinh giỏi

tỉnh Hưng Yên và một số câu hỏi trong đề thi đại học, caođẳng từ năm 2009 đến nay của Bộ giáo dục đào tạo:

- Đề thi học sinh giỏi môn Văn tỉnh Hưng Yên: (Câu 2- 6 điểm) + Nămhọc 2009-2010: Cảm nhận của anh/chị vềhai đoạn văn sau:

“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới ... nónằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé...”

(Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)

“Rờikhỏikinh thành,...ấy là tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình vớiquê hương xứ sở....” (Trích Ai đã đặttên cho dòng sông ?– Hoàng Phủ Ngọc Tường)

+ Nămhọc 2010-2011: Cảm nhận của anh/chị vềhai đoạn thơ:

“ Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ ....Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”

(TríchTiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)

“Có biết bao người con gái, con trai

...Để đất nước này là Đất Nước nhân dân”

(tríchĐất Nước của Nguyễn Khoa Điềm)

+ Nămhọc 2011-2012: Đề ra cảm nhận về hai đoạn văn trong bài Vợ nhặt của Kim Lân và Vợchồng APhủ của Tô Hoài

+ Năm học 2012-2013: Cảm nhận của anh/chị vềhai đoạn thơ sau:

“Những đường Việt Bắc của ta

...Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

“Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội ...Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”

+ Nămhọc 2013-2014: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trong bài Tràng giang (Huy Cận) và bài Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử)

- Đề thi đại học, cao đẳng của Bộ giáo dục:

+Đề thi tuyển sinh đại học năm 2009, khối D (câu 3a) như sau:

Cảmnhận của anh/chị về vẻ đẹp khuất lấp củanhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - KimLân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếcthuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).

+ Đề thi tuyển sinh đại học khối C năm 2009: Cảmnhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình,... lừ lừ cái màuđỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”

(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao)

“Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đitrong dư vang của Trường Sơn, ... ...“sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” nhưngười Huế thường miêu tả”

(Ai đã đặt tên cho dòng sông –Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12 Nâng cao)

+ Đề thi Tuyển sinh đại học khối D(câu 3b) năm 2010: Cảm nhận của anh/chịvề chi tiết “bát cháo hành” mà nhânvật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhânvật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời Thừa – Nam Cao).

+ Đề thi Tuyển sinh đại học khối D năm 2012: Truyệnngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh:

Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa,và vắng người lại qua…

(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155) Truyệnngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh:

Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32) Cảmnhận của anh/chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.

2. Các đề thi trong khoảng 5 nămtrở lại đây xuất hiện với mật độ dày như vậy, chúng tôi chưa tính đến thực tếtrong các trường phổ thông nhiều bài viết thường xuyên và định kì giáo viêncũng ra dạng đề này. Đặc biệt trong sách giáo khoa của lớp 11 và lớp 12 cũngxuất hiện các đề so sánh yêu cầu giáo viên và học sinh tìm hiểu, điển hình như:

Bài viếtsố 2 Nghị luận văn học lớp 11, SGK giới thiệu đề thuộc so sánh văn học Hình ảnh người phụ nữ Việt nam thời xưa quacác bài Bánh trôi nước, Tự tình(II) của Hồ Xuân Hương và Thương Vợ của Trần Tế Xương.

Bài Ôn tập phần văn học lớp 12 học kì Iđưa ra hệ thống câu hỏi trong đó có 3câu hỏi với kiểu đề so sánh để thầy cô và các em tìm hướng giải quyết.

Câu 8:Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, so sánh với hình tượng người lính trongbài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Câu 9:Những khám phá riêng của mỗi nhà thơ về đất nước quê hương qua bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) và đoạn tríchĐất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm)

Câu12: So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn11, tập một) với Người lái đò Sông Đà,nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật NguyễnTuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945).

Bàiviết số 6 trong SGK Ngữ văn 12 cũng có đề so sánh về hai bài thơ của NguyễnĐình Thi và Nguyễn Khoa Điềm

3. Thực trạng đề thi có dạngso sánh xuất hiện phong phú như vậy nhưng trong chương trình sách giáo khoa mônNgữ văn của trung học phổ thông lại không có một kiểu bài dạy riêng để hướngdẫn cho thầy cô giáo cũng như các em học sinh nắm được phương pháp làm dạng đềnay một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà như đã trình bày ở phần lí do chọnđề tài nhiều em học sinh tỏ ra rất lúng túng khi đứng trước đề bài so sánh vănhọc, còn không ít thầy cô thì băn khoăn về phương pháp làm bài. Đứng trước thựctrạng đó, bằng kinh nghiệm của bản thân qua những năm dạy đội tuyển học sinhgiỏi, dạy chuyên đề đại học cũng như trao đổi với đồng nghiệp, tôi đề xuất cáchlàm dạng đề so sánh này.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn ngữ văn kỳ thi THPT Quốc Gia 2016 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(250 trang)
w