- Thành lập một uỷ ban vận động đời sống văn hoá, nhằm xây dựng và phát huy những tinh hoa trong lối sống, ứng xử của người Hà Nội.
- Nên đời thường hoá những tiêu chí của con người thủ đô theo yêu cầu mới.
- Cần phát động phong trào duy trì an ninh, trật tự tại các khu di tích lịch sử, điểm du lịch văn hoá.
- Các giờ học đạo đức, giáo dục công dân của học sinh nên tập trung nhiều vào việc giúp học trò có những thói quen ứng xử văn hoá. Tổ chức những cuộc thi để học sinh phấn đấu trở thành những con người có văn hoá.
- Cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục ngay từ trong ý thức của mỗi người dân đang sinh sống, học tập và làm việc ở thủ đô, bắt đầu từ nhà trường, các tổ dân phố, cụm dân cư...
- Nên đưa môn "Hà Nội học" vào giảng dạy từ cấp tiểu học chứ không chỉ ở các trường ĐH, CĐ.
- Nên xây dựng một bảo tàng Hà Nội học, lưu giữ và tái hiện những giá trị vật thể và phi vật thể cao quý của lịch sử Thăng Long nghìn năm.
- Xây dựng văn hoá phải đi vào thực chất, ngoài các biện pháp giáo dục tuyên truyền, thi đua, cần có những chế tài đủ mạnh đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm.
- Bên cạnh kế hoạch xây mới, cải tạo lại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, cần xây dựng một đội ngũ doanh nhân giỏi về nghiệp vụ kinh doanh, có tâm, có đức trong buôn bán.
- Nền tảng của văn hoá ứng xử không phải là áp đặt từ trên xuống mà phải xuất phát từ cái tâm trong sáng, lành mạnh của người ứng xử; là việc tôn trọng danh dự, nhân cách và lợi ích của người hoặc tổ chức, cộng đồng, môi trường được ứng xử.
- Cần có những quy định cụ thể trong việc sử dụng tên của các bậc danh nhân trong việc đặt tên cửa hàng, cửa hiệu.
- Cần có cơ chế khuyến khích thật tốt để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch Hà Nội, tạo ra những sản phẩm du lịch tốt, ngăn chặn triệt để những hành vi đeo bám, làm phiền khách; đồng thời cũng cần giáo dục ý thức, văn hoá ứng xử cho cán bộ, nhân viên phục vụ tại các điểm du lịch.
Kết Luận
Việc nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội là một công việc hết sức thiết thực nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho con đường phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn. Vấn đề quy hoạch phát triển các khu di tích lịch sử văn hóa, cùng với ý thức cộng đồng trong vấn đề xây dựng một môi trường văn hóa du lịch lành mạnh là cực kỳ quan trọng.
Qua nghiên cứu, một điều dễ nhận thấy là những quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn yếu và còn thiếu, chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách của thực tế. Mặc dù chúng ta luôn phải đối mặt với những chương trình làm luật quá tải không tránh khỏi, dù còn nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, song song với nó là ý thức cộng đồng dân cư địa phương, cùng với sự bất lực của các cơ quan chức năng trong việc bảo các khu di tích cho đời sau khi nhìn lại chặng đường lịch sử ngàn năm của dân tộc.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy giáo hướng dẫn là thạc sỹ Lê Trung Kiên đã định hướng cũng như đã giải đáp để em hoàn thành đề án môn học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Kinh tế Du lịch – GS.TS. Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hòa, ĐH Kinh tế Quốc dân. NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội – 2004.
2.Giáo trình kinh tế phát triển. 3.Một số website và báo điện tử:
• www.google.com
• Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam www.dangcongsan.com.vn
• Báo Quảng Ninh điện tử.
• http://www.mangdulich.com/
• www.tuoitre.com.vn/
• www.vnexpress.net
• Báo điện tử vietnamnet.vn
• Báo điện tử của Tổng cục Du lịch Việt Nam
Cam kết
Em xin cam kết đây là sản phẩm do em nghiên cứu và tổng kết lại, không sao chép tại bất kỳ tài liệu nào.
Do kiến thức còn hạn chế, em kính mong cô góp ý cho bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!