Hệ thống các giải pháp nhằm giảm thiểu ÔNMTKK do quá trình sản xuất giấy ở xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động tới môi trường không khí do quá trình sản xuất giấy tại làng nghề phong khê (xã phong khê, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh) và các giải pháp khắc phục (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Hệ thống các giải pháp nhằm giảm thiểu ÔNMTKK do quá trình sản xuất giấy ở xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

4.3.1. Nguyên lí nghiên cu ô nhim

Nguyên lí nghiên cứu ô nhiễm môi trường của giáo sư Đào Ngọc Phong.

Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do quá trình sản xuất giấy ở xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

4.3.2. Các gii pháp nhm gim thiu ÔNMTKK do quá trình sn xut giy xã Phong Khê, thành ph Bc Ninh, tnh Bc Ninh.

4.3.2.1. Quy hoch khu sn xut

Hiện nay Phong Khê có 109 CSSX chưa tập trung vào 2 cụm công nghiệp hiện nằm rải rác trong khu dân cư, tập trung ở thôn Dương Ổ (68 hộ) và thôn Đào Xá (32 hộ) [3]. Do vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động xấu từ hoạt động sản xuất tới sức khỏe của nhân dân và môi trường xung quanh thì:

Nguồn

thải Bãi thải Nguồn

tiếp xúc

Đánh giá Đánh giá Đánh giá

Giải pháp

- Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho các hộ sản xuất rải rác trong các thôn chuyển vào cụm công nghiệp, có hình thức cho thuê đất với giá ưu đãi.

Mở rộng cụm công nghiệp ra vùng đất xấu, đất nông nghiệp đã mất khả năng canh tác.

- Nhà nước cho vay vốn với lãi suất thấp giúp cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và đầu tư hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn.

Nhóm giải pháp này có ưu điểm là tăng thu nhập cho các CSSX nhờ giảm được chi phí cho quá trình vận chuyển sản phẩm và nguyên vật liệu, thuận lợi cho việc đầu tư mở rộng sản xuất, đặc biệt là xử lý tập trung các chất thải.

4.3.2.2. X lý khí thi

Bụi và các khí thải phát sinh chủ yếu ở khâu vận chuyển và khâu sản xuất.

* Khâu vn chuyn:

Yêu cầu các nguyên liệu và sản phẩm phải được đóng bao khi vận chuyển.

Hiện nay biện pháp này đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Trung Quốc… Biện pháp này giảm được nguyên liệu rơi vãi và lượng bụi khá lớn trong quá trình vận chuyển.

Tưới nước định kỳ lên đoạn đường vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm qua khu dân cư để tránh gió bụi quấn vào nhà dân hai bên đường.

Trồng cây xanh ở vùng đệm cách ly, trồng cây xanh phân tán trong khu dân cư, ven đường giao thông và các công trình công cộng. Những cây có thể trồng là Trúc đào, Vàng anh… các cây này vừa có khả năng giữ bụi vừa tạo cảnh quan đẹp.

* Khâu sn xut:

Các công đoạn ngâm kiềm, tẩy trắng bột giấy cần thực hiện trong thiết bị kín, tránh thoát các hơi khí độc ra ngoài.

Sử dụng hydroperoxit (H2O2) làm tẩy trắng thay cho nước Javen nhằm giảm lượng khí Clo. H2O2 còn có tác dụng diệt khuẩn cho giấy vệ sinh, giấy ăn.

Ngoài ra có thể sử dụng xúc tác SiV2W10O40 - một loại polyoxometalat có khả năng oxy hóa lignin thành CO2 và nước giúp tẩy trắng giấy.

Thay đổi nhiên liệu đốt hiện nay bằng việc sử dụng than đá có hàm lượng lưu huỳnh và nitơ thấp, có trị nhiệt cao để giảm lượng xỉ, giảm nồng độ khí thải, nâng cao nhiệt độ lò.

Các CSSX cần xây dựng nhà xưởng thông thoáng, lắp đặt thêm quạt gió.

Yêu cầu ống khói tại các CSSX phải cao trên 50m để lợi dụng sức gió tự nhiên pha loãng khí thải.

Cần có hệ thống xử lý bụi và khí thải tại cơ sở sản xuất.

Chúng tôi đưa ra mô hình xử lý khí thải sau:

Ghi chú:

1. Khí bụi từ các lò đi vào chụp hút khí 2. Phòng lạnh có lắp đặt phễu hứng 3. Phễu hứng có cửa phía dưới 4. Đường dẫn khí

5. Thùng chứa dung dịch Na2S và Ca(OH)2 có buồng lắng có cửa phía dưới 6. Ống dẫn khí sạch ra ngoài

7. Bùn thải

Khí thải 1

2

4

5

6

7 3

Ưu điểm của mô hình: Thiết bị này khử được lượng lớn khoảng 99% bụi và các khí độc.

Tuy nhiên thiết bị này đắt tiền. Các CSSX phải quy hoạch sản xuất, cùng đầu tư hệ thống xử lý khí thải công nghệ cao xử lý chung.

4.3.2.3. Thay đổi dây chuyn sn xut

Địa phương có chính sách thu hút các nhà đầu tư đầu tư cho các CSSX các dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất cao mà giảm được lượng lớn các chất thải ra môi trường.

4.3.2.4. Giáo dc - tuyên truyn

* Giáo dục cho mọi người dân hiểu rằng việc bảo tồn và phát triển làng nghề không chỉ vì lợi ích chung mà nó chính là sự sống còn của từng người dân Phong Khê. Vì thế mọi người phải BVMT đó chính là bảo vệ lợi ích, bảo vệ sự sống của các thế hệ. Tuyên truyền, giáo dục cho người dân từ bỏ thói quen thải các chất thải bừa bãi ra môi trường.

Các cấp chính quyền nên tổ chức các hoạt động cho người dân tham gia như: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi sản xuất, sinh hoạt, đường làng ngõ xóm định kỳ hàng tuần. Đặc biệt là đề ra các giải thưởng cho các đề tài khắc phục môi trường, các cuộc thi tìm hiểu các kiến thức liên quan đến sức khỏe và môi trường.

* Trang bị dụng cụ lao động:

Yêu cầu các chủ xưởng phải tuân thủ đúng luật lao động, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, bảo vệ quyền lợi của công nhân.

Cần có những quy định bắt buộc công nhân phải mang dụng cụ bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất như: Quần áo, găng tay, khẩu trang chống bụi, nút bông tai… Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ công nhân và người dân.

* Giáo dục người dân ý thức tham gia trồng và bảo vệ cây xanh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động tới môi trường không khí do quá trình sản xuất giấy tại làng nghề phong khê (xã phong khê, thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh) và các giải pháp khắc phục (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)