MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH 6 BƯỚC
7.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
7.4.1. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH
7.4.1.1. Phương pháp độc đoán
7.4.1.2. Phương pháp kết luận cuối cùng 7.4.1.3. Phương pháp nhóm
7.4.1.4. Phương pháp cố vấn
7.4.1.5. Phương pháp quyết định đa số 7.4.1.6. Phương pháp đồng thuận
7.4.1.1. PHƯƠNG PHÁP ĐỘC ĐOÁN
Là phương pháp ra quyết định được áp dụng khi nhà quản trị hoàn toàn tự ra các quyết định mà không có sự tham gia của nhân viên, đồng sự.
Thường được các nhà quản trị theo phong cách tập trung chỉ huy sử dụng.
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian và có thể chớp được thời cơ
Nhược điểm: Đòi hỏi người ra quyết định phải có kinh nghiệm và có uy tín đối với nhân viên dưới quyền
7.4.1.2. PHƯƠNG PHÁP KẾT LUẬN CUỐI CÙNG
Là phương pháp ra quyết định khi nhà quản trị cho phép nhân viên dưới quyền thảo luận và đề ra các giải pháp cho vấn đề. Sau khi tập hợp các đề xuất của nhân viên, nhà quản trị trực tiếp tổng hợp và ra quyết định
Ưu điểm:
Khá dân chủ vì cho phép nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định.
Bản thân nhân viên cũng thấy giá trị và vai trò của họ trong tổ chức, do vậy tạo động lực cho nhân viên trong quá trình thực hiện quyết định.
Nhược điểm: Có thể tạo ra những hiệu ứng ngược chiều khi có quá nhiều đề xuất từ phía nhân viên, trong đó có nhiều đề xuất trái chiều mà nhà quản trị không tập hợp được
7.4.1.3. PHƯƠNG PHÁP NHÓM
Là phương pháp ra quyết định trong đó bao gồm nhà quản trị và sự tham gia của ít nhất một nhân viên khác mà không cần tham khảo ý kiến của đa số. Nhóm nhà quản trị và nhân viên tranh luận, đưa ra quyết định một cách thẳng thắn và cởi mở. Sau đó thông báo quyết định đó cho các nhân viên còn lại.
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, chi phí.
Nhược điểm: Do chưa có sự tham gia của nhân viên khác nên trong quá trình thực hiện quyết định, nhân viên chưa thật sự quyết tâm, chưa có động lực tham gia.
7.4.1.4. PHƯƠNG PHÁP CỐ VẤN
Đặt nhà quản trị vào vị trí người thăm dò. Nhà quản trị đưa ra quyết định ban đầu mang tính thăm dò. Sau đó đưa ra lấy ý kiến của nhóm. Nhà quản trị tập hợp ý kiến cố vấn của nhóm sau đó ra quyết định quản trị.
Với phương pháp này, nhà quản trị phải hết sức cởi mở và có tinh thần cầu thị, cho phép mình hoàn toàn có thể thay đổi khi lắng nghe các lý lẽ của nhân viên đề xuất
Ưu điểm: Sử dụng được trí tuệ tập thể trong việc ra quyết định, tinh thần thảo luận cởi mở và có thể hình thành nhiều ý tưởng
Phương pháp này sẽ thành công khi nhà quản trị hòa đồng, thân thiện và đặc biệt có tinh thần cầu thị.
7.4.1.5. PHƯƠNG PHÁP QUYẾT ĐỊNH ĐA SỐ
Là phương pháp ra quyết định tập thể, trong đó mỗi thành viên đều có quyền ngang nhau trong quá trình ra quyết định
Đối với mỗi quyết định, mọi thành viên có thể thảo luận, sau đó biểu quyết về việc lựa chọn phương án quyết định. Phương án nào chiếm tỉ lệ đa số là phương án được lựa chọn
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, giải quyết được tình trạng bế tắc khi có các quan điểm xung đột, mâu thuẫn và nó cho phép kết thúc thảo luận với kết quả rõ ràng
Nhược điểm: Ý kiến quyết định của đa số không phải luôn đạt chất lượng cao nhất khi quá trình ra quyết định với tình huống thiểu số bị cô lập
7.4.1.6. PHƯƠNG PHÁP ĐỒNG THUẬN
Đòi hỏi sự nhất trí cao với sự tham gia của toàn thể các thành viên trong quá trình ra quyết định.
Đòi hỏi mọi thành viên phải đặt lợi ích của tập thể lên trên hết, có tinh thần cầu thị, sẵn sàng đóng góp và lắng nghe các thành viên khác, đồng thời, mặt bằng về trình độ, văn hóa… phải ở mức tương đồng
Ưu điểm: chất lượng ra quyết định cao
Nhược điểm: Chi phí tốn kém và mất nhiều thời gian để tìm kiếm sự đồng thuận