5. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.3.1. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Doanh thu 64,045,189,490.50 96,736,311,820.00 111,246,758,593.00
Chi phí 61,138,053,981.50 90,080,289,095.50 103,592,332,459.83 Lợi nhuận 2,907,135,509.00 6,656,022,724.50 7,654,426,133.18
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện lợi nhuận của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Cao Lãnh.
Lợi nhuận của Ngân hàng tăng tương đối tốt, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, năm 2012 đạt 53.49% so với năm 2011 và 72.47% so với năm 2010. Nhìn chung kết quả kinh doanh trong ba năm qua (2010 – 2012) đều mang lại lợi nhuận, nhưng lợi nhuận chưa cao. Nguyên nhân là do trong những năm vừa qua nền kinh tế có sự chuyển biến quan trọng và ngày càng gay gắt.
Doanh thu tăng, chi phí giảm dẫn đến lợi nhuận cao, nhưng trong ba năm vừa qua, chí phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng khá cao, dẫn đến lợi nhuận không được tốt lắm. Chiến lược của Ngân hàng là tiếp tục mở rộng thị trường với quy mô ngày càng lớn, tăng cường các dịch vụ của ngân hàng ( phát hành thêm thẻ, chuyển, nhận tiền nhiều nơi – Agripay,..) tăng cường năng lực để đẩy mạnh tăng doanh thu. Để đạt được mục tiêu đó Ngân hàng cần phải huy động thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, vay các tổ chức tín dụng khác,..
Ngân hàng cần tiếp tục cân đối tài chính để đầu tư một số máy móc thiết bị có hàm lượng công nghệ cao nhằm đáp ứng tăng doanh thu mở rộng thị trường.
2.2.3.1 ROA, ROE, ROS.
Bảng 2.5. Các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời trong năm 2010 – 2012
2010 2011 2012
ROA (%) 0.872 1.726 2.130
ROE (%) 0.784 0.8 0.850
ROS (%) 0.45 0.68 1.54
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ, tỷ số này cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, năm 2010 cứ 100 đồng lợi nhuận tạo ra 0.45 đồng doanh thu, năm 2011 cứ 100 đồng lợi nhuận tạo ra 0.68 đồng doanh thu, 1.54 đồng doanh thu của năm 2012.
Tỷ số ROA cho biết, năm 2010, 100 đồng tài sản bỏ ra thu đươc 0.872 đồng, vào năm 2012 cứ 100 đồng tài sản bỏ ra Ngân hàng thu được 2.130 đồng lời so với năm 2010. Tỷ số ROE cho biết, vào năm 2012 1 đồng vốn bỏ ra thu được 0.85 đồng lời, tuy nhiên các chỉ số này không cao lắm so với quy mô của Ngân hàng.
Qua biểu đồ ta thấy, tốc độ tăng trưởng ROA, ROE, ROS có chuyển biến, năm 2010 ROA đạt 0.872, đến năm 2012 tăng 1.258 so với năm 2010. Nhìn chung tăng trưởng ROA, ROE, ROS có xu hướng đi lên, từ những kế hoạch hoạt động trong ba năm qua, đã góp phần đưa Ngân hàng vào giai đoạn ổn định phát triển và góp phần vào sự tăng trưởng chung của ngành..
Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng ROA, ROE, ROS
Kết quả từ phần mềm spss
N Range Minimum Maximum Sum Mean
Std.
Deviation Variance Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Statistic ROA 3 1.26 .87 2.13 4.73 1.5760 .37082 .64227 .413 ROE 3 .76 .78 1.54 3.12 1.0413 .24938 .43193 .187 ROS 3 .40 .45 .85 1.98 .6600 .11590 .20075 .040 Valid N
(listwise) 3
Từ kết quả phần mềm SPSS ROA nhỏ nhất là vào năm 2010, đến năm 2012 tăng thêm 1.26 ( range) , xu hướng tăng trưởng ROA tương đối cao và chiếm 71% so với năm 2010.
Qua phân tích trên, tốc độ tăng trưởng của các chỉ số sinh lời trong ba năm có hướng đi lên, cần phát huy hớn thế nữa, khi đó khả năng sinh lời trong hoạt động cho vay có xu hướng tiến triển tốt và không ngừng, cần phải để ý hơn về vấn đề sử dụng vốn, cần phải sử dụng vốn có hiệu quả bằng cách huy động vốn từ bên ngoài nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp, căn cứ vào tình hinh huy động của Ngân hàng và sử dụng vốn kinh doanh thực tế, lập cơ sở để điều chỉnh phù hợp với tình hình hiện tại, tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm vụng, mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp sếp các khoản phải thu theo tuổi để biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn nhằm đưa ra các giải pháp thút khách hàng trả tiền…
Mức độ an toàn vốn không cao lắm, nguyên nhân có thể là do vốn tự có đem đi đầu tư vào tài sản mà quên chú trọng tới nguồn nhân lực sẽ tạo ra lợi nhuận không cao bởi vì việc đầu tư vào vật chất mà quên đi việc đầu tư vàoa cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với trình độ công nghệ sẽ làm cho năng suất lao động giãm kìm hãm hiệu quả hoạt động vốn đầu tư.
Doanh thu tiến triển tốt trong ba năm vừa qua, ngược lại chí phí hoạt động ngày càng cao dẫn đến lợi nhuận không được khả quan, nguyên nhân là do mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn cao, tín dụng tăng không được tốt lắm. Ngân hàng cần chú trọng hơn.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP
3.1. Đánh giá chung về khả năng sinh lời trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.
3.1.1. Những mặt tồn tại và nguyên nhân. 3.1.1.1. Những mặt tồn tại.
− Do quy mô ngày càng mở rộng, chi phí phát sinh cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
− Những khoản nợ xấu chưa đòi được, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn cho vay, ảnh hưởng không ít tới khả năng sinh lời của Ngân hàng.
− Chi phí của Ngân hàng còn quá cao, đây là vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết.
3.1.1.2. Nguyên nhân
− Kinh tế thị trường chuyển biến rất phức tạp, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của Ngân hàng.
− Chi phí dự phòng rũi ro giãm ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của Ngân hàng
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả khả năng sinh lời của Ngân hàng.Thay đổi chính sách chiết khấu Thay đổi chính sách chiết khấu
− Xem xét chính sách tín dụng, lịch sử cho vay, vay bao nhiêu tiền,..tăng tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng thanh toán tiền vay sớm hơn. Áp dụng chính sách thay đổi net 40 thành net “2/10 net 40” nghĩa là thay đổi chính sách tín dụng từ thanh toán trong 40 ngày vẫn thanh toán trong 40 ngày, tuy nhiên nếu khách hàng thanh toán món vay sớm hon 10 ngày thì được chiết khấu 2%. Ngân hàng cần cân nhắc giữa những cái được do doanh thu tăng lên và những rũi ro tăng theo
Nâng cao chất lượng sản phẩm và các loại hình dịch vụ của Ngân hàng
− Đối với những chiến lược kinh doanh cũng như các chính sách tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng cần xem xét nhiều khía cạnh có liên quan. Sản phẩm dịch vụ là cơ sở mà Ngân hàng đưa ra các chính sách tiêu thụ cần xem xét đến từng loại sản phẩm hay dịch vụ khi đưa ra thị trường. Phải xác định mặt nào phù hợp với nhu cầu khách hàng, dịch vụ nào được khách hàng ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất ( thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa,…), sản phẩm hay dịch vụ nào ít thông dụng nhất trên thị trường ( dịch vụ tư vấn số dư, tự động thông báo số dư, khi sử dụng
hợp với người tiêu dùng (thẻ ATM, thủ tục đăng ký cần phải ngắn gọn và đơn giản), như vậy sẽ làm giãm đi một phần chi phí không nhỏ đối với Ngân hàng.
Chú trọng đến chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu
− Khi cuộc sống người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu của họ củng thay đổi theo, có xu hướng quan tâm nhiều hơn về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, Ngân hàng cần phải đảm bảo nâng cao chất lượng các sản phẩm hay dịch vụ, đó là một vấn đề tất yếu ( gây dựng lòng tin đối với khách hàng, chăm sóc khách hàng đối với khách hàng gửi số tiền lớn, vào các dịp lễ tặng quà lưu niệm…còn đối với khách hàng vay mà trả gốc cộng lãi đúng hạn hay trước hạn thì được hưởng một phần ưu đãi của Ngân hàng như là chiết khấu 2%).
Xây dựng và cải tiến thiết bị máy móc thiết bị Ngân hàng:
− Nhằm đáp ứng cho việc phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, thì việc nâng cao các thiết bị quan trọng và những phần mềm tiên tiến đó là điều quan trọng để xây dựng và duy trì niềm tin của khách hàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm
− Tạo ra nhiều dịch vụ, nhiều sản phẩm mới thông qua hình thức mẫu mã bên ngoài,.sử dụng nhiều dịch vụ hay sản phẩm liên kết với nhau ví như sử dụng dịch vụ thẻ ATM kết hợp với phần mềm Sms Banking , khi mua sắm bất kì nơi đâu, việc thanh toán trở nên dễ dàng và thuận tiện, khi số dư biến động sẽ có thông báo về điện thoại hay các phương tiện khác mà người sử dụng đăng ký, như vậy làm cho khách hàng hứng thú và thú vị hơn.
Tiết kiệm các chi phí không cần thiết
− Cần phải xây dựng một hệ thống định mức hao phí chi phí cho cán bộ công chức và có các biện pháp giáo dục ý thức tiết kiệm những khoản chi nào không có ích ( mở cuộc tuyên truyền về vấn đề tiết kiệm chi phí trong khi đi công tác,…).
Mở rộng và hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ
− Tổ chức sắp xếp và khai thác có hiệu quả các mạng lưới giao dịch hiện có ( nông thôn, thành thị).
− Khai thác các mục tiêu thị trường, hiện nay mục tiêu của Ngân hàng là tập trung vào nông thôn.
− Liên kết với các chi nhánh Ngân hàng ở nhiều huyện thị với nhau, giao lưu trao dồi kinh nghiệm, tạo mới quan hệ và qua đó thể hiện sự cạnh tranh giữa chi nhánh này với nhánh khác, tạo động lực để phát huy hơn và đứng vững trên thị trường.
− Áp dụng ma trận SWOT nhằm nâng cao lợi nhuận
SWOT S + O W +O
− Mở rộng quy mô, triển khai hệ thống máy chủ mới hiện đại.
− Nhanh chóng phát hành thẻ CHIP, thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ.
− Phát hành trái phiếu, cố phiếu chủ yếu là đối tác trong nước nhằm tăng vốn điều lệ.
− Mở rộng hơn nữa các nhằm hỗ
trợ hoạt động tài trợ quốc tế.
− Phát triển manh các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu như L/C, triển khai các sản phẩm mới.
− Tận dụng thời cơ ổn định để tăng tốc kết quả hoạt động kinh doanh.
− Thúc đẩy hoạt động quảng bá, PR
để xây dựng phát triển thương hiệu.
− Ứng dụng nhiều mô hình quản trị
như Camels, IAS, Basels 2, vào quá trình kinh doanh nhằm hạn chế rũi ro và tăng lợi nhuận.
− Xúc tiến bán cổ phiếu trái phiếu cho các chiến lược trong nước.
− Mở rộng mạng lưới giao dịch
− Đưa ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao để thu hút khách hàng, làm cơ sở cho khách hàng.
− Xây dựng triển khai các hoạt động đào tạo nhằm thu hút cán bộ giỏi, giử chân các các bộ giỏi, giàu kinh nghiệm.
S+T W+T
− Áp dụng các quy chế quy trình kiểm soát theo chuẩn quốc tế để đãm bảo an toàn toàn trong
− Đào tạo nhanh đội ngũ cán bộ nhân viên đắc biệt là ngoai ngữ, tin học.
− Hoàn thiện các sản phẩm truyền thống đặc biệt là L/C, TT.
− Phát triển mạnh các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như chip, homebanking để thu hút nhanh khách hàng.
− Triển khai nhanh việc bán cổt phiếu cho các đối tác nước ngoài, trên cở sở tiếp nhận về hổ trợ công nghệ hiện đại.
− Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng để gắn kết với khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
− Tận dụng mối quan hệ với cơ
quan chức năng đẻ xúc tiến triển khai các dịch vụ sản phẩm mới.
giỏi để nếu chân lại và thu hút nhân tài.
− Phát triển đa dạng khác hơn nữa
các dịch vụ thẻ trong Ngân hàng.
− Tập trung vào các dịch vụ, sản phẩm xuất nhập khẩu, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
− Xây dựng chiến lược marketing với quyết tâm cao để tiếp cận khách hàng.
−
Điều chỉnh cơ cấu hợp lý và giảm hệ số nợ
− Huy động vốn thông qua cách phát hành trái phiếu
− Tăng cường thu hồi các khoản nợ không để vốn bị khách hàng lạm dụng quá lớn và lâu vì khách hàng chiếm một lượng vốn lớn nó sẽ ảnh hưởng xấu đến Ngân hàng. Cho nên giảm bớt các khoản phải thu sẽ giải phóng một lượng vốn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn cho kinh doanh, hạn chế vay nợ và thanh toán nợ đối với khách hàng.
Nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên Ngân hàng:
− Nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với công nghệ hiện đại, để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng thì đòi hỏi Ngân hàng phải có một đội ngũ nhân viên với trình độ cao và kinh nghiệm giỏi, có thể giải quyết tốt khi xảy ra vấn đề.
− Cần phải xây dựng một hệ thống định mức hao phí chi phí cho cán bộ công chức và có các biện pháp giáo dục ý thức tiết kiệm những khoản chi nào không có ích ( mở cuộc tuyên truyền về vấn đề tiết kiệm chi phí trong khi đi công tác,…).
CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kiến nghị
4.1.1. Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Cao Lãnh.
Thường xuyên đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ trong công tác thẩm định để xét duyệt cho vay nhằm hạn chế cho vay vượt quá khả năng trả nợ dẫn đến nợ quá hạn ngày càng cao.
Khuyến khích, khen thưởng đối với những cán bộ tín dụng cho vay nhiều có mức rủi ro thấp nhất.
Phát động phong trào thi đua hàng quý và đột xuất đối với những cán bộ thu hồi nợ tốt. Mở rộng mạng lưới để phục vụ thu hút tầng lớp dân cư, doanh nghiệp mở tài khoản vay vốn thuận lợi.
Thường xuyên theo dõi nắm bắt thông tin, tập hợp phân tích kịp thời đề ra biện pháp chỉ đạo đòi hỏi phải bố trí cho cán bộ có năng lực trình độ chuyên môn giỏi đảm nhận công tác này.
Cần nhanh chóng đổi mới hoàn thiện trang thiết bị hiện đại đảm bảo phục vụ tốt cho khách hàng nhanh chóng và chính xác.
Quan tâm thường xuyên đến công tác tiếp xúc quan hệ với lãnh đạo địa phương, tạo mối quan hệ tốt nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh tốt hơn.
4.2.2. Đối với chính quyền địa phương
Đề nghị việc chứng nhận tài sản thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất tài sản gắn liền trên đất để vay vốn.
Đẩy mạnh công tác thông tin dự báo, diễn biến thị trường, quy hoạch vùng, thâm canh, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và quá trình sản xuất, khuyến cáo nên sản xuất mở rộng hay thu hẹp do cung cầu thị trường.
Cần có sự nghiên cứu định hướng cho người dân vì trong thực tế họ sản xuất tự phát, thấy sản phẩm hay dịch vụ nào có giá trị thì họ đồng loạt làm theo, dẫn đến thua lỗ thì phá đi.
Đơn giản hóa các thủ tục đăng ký hơn nữa để rút ngắn thời gian cho khách hàng có nhu cầu vay vốn.
Trong công tác thu hồi nợ cần phối hợp tốt hơn nữa với cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc thu hồi và xữ lý nợ quá hạn.
4.2. Kết luận
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, để có thể tồn tại và phát triển các Ngân Hàng Thương Mại nói chung và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Cao Lãnh nói riêng, phải biết vượt qua khó khăn, đẩy lùi những khó khăn trước mắt còn đang tồn tại trong kinh doanh.