Mục đchs yêu cầu

Một phần của tài liệu giáo án mầm non chủ đề bản thân của bé năm 2015 2016 (Trang 28 - 32)

I. Hoạt động học có chủ định

1. Mục đchs yêu cầu

a. Kiến thức:

- Trẻ biết hai chân bước dồn ngang theo đường thẳng.

b. Kĩ năng:

- Rèn luyện sự khéo léo của đôi chân.

c.Thái độ:

- Rèn luyện tính kỉ luật, tinh thần tập thể.

- Trẻ hứng thú trong hoạt động, có ý thức thi đua trong tập thể.

2. Chuẩn bị:

- Sân tập sạch sẽ, rộng rãi.

- Kiểm tra sức khoẻ, trang phục cho trẻ.

- Đường hẹp 3m x 0,2m 3. Tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú.

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề …

- giáo dục trẻ phải thường xuyên tập thể duc...

* Hoạt động 2: Hôm nay cô thưởng cho các bạn 1 chuyến đi siêu thị…

Khởi động:

Cho trẻ đi theo vòng tròn theo nền nhạc bài “Đi xe buýt”, đi bằng nhiều hình thức khác nhau: đi nhanh, đi thường, đi kiễng gót, đi bằng gót bàn chân. Sau đó cho trẻ chuyển đội hình về 3 hàng ngang theo tổ để tập BTPTC.

Trọng động: “Để có sức khoẻ tốt để tham gia chuyến đi thăm chúng ta hãy cùng tập BTPTC…”

- BTPTC:

+ Đ.tác tay: tay về trước lên cao (2 lần x 8 nhịp)

+ Đ.tác chân: khuỵu gối (2 lần x 8 nhịp)

+ Đ.tác bụng: Đứng quay người sang 2 bên (4 lần x 8 nhịp)

+ Đ.tác bật: Chụm tách 2 chân

Cho trẻ chuyển đội hình về 2 hàng ngang đối diện.

- VĐCB: Đi bước dồn ngang

x x x x x x x

x x x x x x x

+ Cô dẫn dắt và giới thiệu VĐCB và làm mẫu cho trẻ xem.

+ Cô làm mẫu lần 2 kết hợp p.tích kĩ động tác:

Tư thế cơ bản: Đứng ngang đường thẳng. Hai tay chống hông, bước chân trái sang trái 1 bước, thu chân phải về sát chân trái và bước tiếp tục như vậy (Có thể sau đó cho trẻ bước dồn ngang sang phải) + Cho 1 trẻ lên thực hiện mẫu.

+ Cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện + Cho các tổ thi đua nhau

+ Cô chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ thực hiện.

+ Củng cố: Hỏi trẻ lại tên bài tập và cho 1 trẻ lên thực hiện lại bài tập 1 lần.

- TCVĐ: Bắt bướm

Cô phổ biến cách chơi và cho trẻ chơi

Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2

- Trò chuyện cùng cô

- Khởi động bằng nhiều hình thức đi khác nhau, sau đó chuyển đội hình về 3 hàng ngang theo tổ.

- Tập BTPTC cùng cô

- Chuyển đội hình về 2 hàng ngang đối diện cách nhau 3 – 3,5 m

- Quan sát cô làm mẫu

- Xem và nghe cô p.tích cách thực hiện bài tập.

- 1 trẻ lên thực hiện mẫu.

- Lần lượt trẻ lên thực hiện - Các tổ thi đua nhau.

- 1 trẻ lên thực hiện lại - Chơi t/c

29

II. Hoạt động ngoài trời:

Nội dung: * Quan sát quả táo * TCVĐ: “Rồng rắn”

* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời; Nhặt lá vàng rơi

Yêu cầu: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, tác dụng của quả táo đối với cơ thể của con người

- Biết cách chơi trò chơi VĐ

Qua trò chơi rèn luyện sức khoẻ cho trẻ.

- Trẻ chơi ngoan, tự do theo ý thích của trẻ Chuẩn bị: Quả táo

Tiến hành:

* Nội dung: Quan sát quả táo.

- Câu hỏi: + Đây là quả gì?

+ Các con biết gì về quả táo?

+ Nó có tác dụng ntn?...

Giáo dục trẻ (…)

* TCVĐ: “Rồng rắn”

- Cách chơi: Chia nhóm 8 – 10 trẻ. Một trẻ làm “thầy thuốc” đứng (hoặc ngồi) một chỗ. Các trẻ khác túm đuôi áo nhau (hoặc tay ôm lưng nhau). “Rồng rắn” đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa hát.: “Rồng rắn lên mây

Có cây núc nắc ...

Tha hồ mà đuổi”

Nếu “thầy thuốc” bắt được khúc đuôi (đứt khúc hoặc ngã) thì “Rồng rắn” bị thua - Luật chơi: Nếu trẻ nào bị bắt được ... sẽ phải đổi làm thầy thuốc

* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời; Chơi tự do theo ý thích.

III. Hoạt động góc:

* Nội dung:

- Góc PV: Bác sĩ; bán hàng, nấu ăn - Góc XD-LG: Công viên giải trí - Góc TH: Vẽ, tô màu…theo chủ đề ;

- Góc AN: Múa hát, vận động có nội dung về chủ đề “Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”

- Góc sách: Xem tranh ảnh, đọc thơ, truyện theo chủ đề

- Góc KPKH: chơi lô tô, gắn đối tượng theo nhóm: nhiều hơn, ít hơn..

* Yêu cầu:

- Biết chọn vai chơi và thể hiện hành động chơi - Chơi ngoan, đoàn kết vơi bạn

IV. Hoạt động chiều:

* Làm quen chuyện “Cậu bé mũi dài”

- Yêu cầu: Trẻ biết tên truyện, hiểu nội dung chính của truyện

* Hoạt động tự chọn ở các góc

* Vệ sinh, nêu gương, bình cờ.

* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:

- Nhận xét hoạt động trong ngày:

- Trẻ nổi trội:

- Trẻ chậm, cần bồi dưỡng thêm:

Thứ 3 ( 20/10/2015 )

I. Hoạt động học có chủ đích:

KHÁM PHÁ XÃ HỘI: Đề tài: Quần áo của bé.

NDTH: Âm nhạc.

1. Mục đích yêu cầu:

a. Kiến thức:

- Trẻ biết được đặc điểm của một số kiểu quần áo của bé. - Biết quần áo là nhu cầu không thể thiếu của con người.

b. Kĩ năng:

- Rèn khả năng ngôn ngữ cho trẻ: trả lời đủ câu, không nói ngọng, nói lắp.

c. Thái độ:

- Trẻ biết tác dụng của quần áo đối với con người, từ đó biết giữ gìn quần áo luôn sạch sẽ, gọn gàng, bền đẹp…

2. Chuẩn bị:

- Trò chuyện trước với trẻ về chủ đề “Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh”

- Giáo án điện tử: hình ảnh về các kiểu quần áo của trẻ.

- Một số bài hát về chủ đề “Bản thân”.

3. Tiến hành :

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát bài “Em ngoan hơn búp bê” và về chỗ ngồi.

- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát và về chủ đề “Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh”…

- Cô giáo dục trẻ (…)

* Hoạt động 2:

- Cô dẫn dắt và cho trẻ xem hình ảnh về các kiểu quần áo của bé

+ Đây là cái gì ?

+ Ai có nhận xét gì cái áo?

+ Cái áo có những phần gì ?

+ Cô giới thiệu chung về cái áo cho trẻ biết...

+ Để giữ quần áo luôn mới, bền đẹp chúng ta phải làm gì ?

* Hoạt động 3:

- So sánh các kiểu quần áo

* Hoạt động 4:

- Cho trẻ chơi lô tô

Cô nói đặc điểm y/c trẻ giơ đúng trang phục - T/c Chon trang phục cho bạn trai và bạn gái : 3 đội đi theo đường hẹp lên chon trang phục theo yêu cầu của cô

- Trẻ hát bài “Hoa bé ngoan” và về chỗ ngồi.

- Trò chuyện cùng cô

- quan sát trên màn hình - cái áo

- Cái áo ngắn tay - Cổ áo, tay áo, thân áo ...

- So sánh điểm giống và khác nhau giưa các loại quần áo - chơi lô tô

- chơi t/c

II. Hoạt động ngoài trời Nội dung: * Quan sát cây lúa

* TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”

* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời; Nhặt lá vàng rơi

Yêu cầu: - Trẻ biết tên gọi, đặc điẻm, cấu tạo của cây lúa, tác dụng của lúa đối với sức khoẻ của con người

- Biết cách chơi trò chơi VĐ

Qua trò chơi rèn luyện sức khoẻ cho trẻ.

- Trẻ chơi ngoan, tự do theo ý thích của trẻ Chuẩn bị: Cây lúa.

Tiến hành:

* Quan sát cây lúa

- Câu hỏi: + Đây là cây gì?

+ Cây lúa có đặc điểm ntn?

+ Cây lúa có những bộ phận gì ? + Lúa có t/d gì đối với đ/s con người...

Giáo dục trẻ (…)

* TCVĐ: “mèo đuổi chuột”

* Chơi tự do: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời; Sưu tầm lá cây làm tranh.

III. Hoạt động góc:

* Nội dung:

- Góc PV: Bác sĩ; bán hàng, nấu ăn - Góc XD-LG: Công viên giải trí - Góc TH: Vẽ, tô màu…theo chủ đề ;

- Góc AN: Múa hát, vận động có nội dung về chủ đề “Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”

- Góc sách: Xem tranh ảnh, đọc thơ, truyện theo chủ đề IV. Hoạt động chiều:

* Giới thiệu và t/c trò chơi: “Lá và gió”

- Yêu cầu: Trẻ biết tên trò chơi; biết cách chơi, luật chơi Hứng thú tham gia trò chơi

* Hoạt động tự chọn ở các góc

* Vệ sinh, nêu gương, bình cờ.

* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:

- Nhận xét hoạt động trong ngày:

- Trẻ nổi trội:

- Trẻ chậm, cần bồi dưỡng thêm:

Thứ 4 (21/ 10/ 2015)

I.Hoạt động học có chủ định:

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: Đề tài: Truyện “Cậu bé mũi dài”

Một phần của tài liệu giáo án mầm non chủ đề bản thân của bé năm 2015 2016 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w