CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ
3.2. Nguyên nhân và giải pháp
- Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ ở Công ty chưa thật sự hiệu quả một số tài sản sử dụng chưa hợp lý và khoa học.
- Do Công ty có quy mô kinh doanh tương đối lớn mà đội ngũ trong phòng kế toán đối với từng nhân viên phải kiêm nhiệm hai, ba phần hành kế toán, gây khó khăn cho công tác quản lý sổ sách
*Về công tác quản lý TSCĐ HH.
Chính vai trò quan trọng của thông tin kế toán trong quản lý, chính những thành tựu và hạn chế mà công tác kế toán TSCĐ HH đạt được như đã nêu trên mà việc hoàn thiện kế toán TSCĐ HH Tại Công ty CP Hoàng Anh Daklak là thực sự cần thiết. Nó nhằm khắc phục những tồn tại, phát huy các mặt thuận lợi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ HH.
Căn cứ vào các chế độ quy định của nhà nước và của Bộ tài chính trong công tác kế toán thống kê đồng thời bằng trình độ hiểu biết của mình về lĩnh vực kế toán cũng nhu thực tế tại Công ty. Em xin nêu ý kiến đóng góp dưới đây:
-Về việc phân loại TSCĐ:
Công ty nên có thêm các cách phân loại khác ví dụ như phân loại theo tình hình sử dụng. Với cách phân loại này, công ty sẽ nắm được số TSCĐ hiện đang sử dụng là bao nhiêu, TSCĐ không cần dùng là bao nhiêu, TSCĐ chưa cần dùng là bao nhiêu để từ đó có các biện pháp cần thiết với từng loại TSCĐ sao cho phù hợp.
Công ty nên tiến hành phân loại theo tình hình sử dụng ở các chỉ tiêu sau: TSCĐ đang dùng, TSCĐ chưa dùng, TSCĐ không cần dùng và chờ xử lý. Thực tế tại công ty số TSCĐ chưa dùng là rất ít và hầu như là không có, vì khi mua sắm TSCĐ công ty dùng ngay vào hoạt động kinh doanh
-Cần hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện sử dụng máy vi tính:
Các phần mềm kế toán máy hiện nay rất phổ biến, hiện đại và dễ sử dụng.
Các phiên bản được cập nhật thường xuyên theo hệ thống văn bản về chế độ kế toán. Việc tính toán trên máy thông qua các phần mềm kế toán sẽ chuẩn xác, ít xảy ra sai sót. Người sử dụng có thể lọc thông tin theo nhiều chiều, nhiều điều kiện sẽ
giúp cho công tác theo dõi TSCĐ HH và tình trạng sử dụng thuận tiện hơn, tiết kiệm nhân công và chi phí cho DN.
Phòng tài chính kế toán được trang bị một hệ thống máy vi tính do vậy cần có kế hoạch chuyển sang ghi chép trên máy là chủ yếu. Điều đó tạo điều kiện cho nhân viên kế toán giảm bớt đuợc khối lượng công việc, thông tin lưu trữ trên máy cũng rất an toàn và gọn nhẹ phục vụ đắc lực cho việc kiểm tra đối chiếu nhất là trong giai đoạn quyết toán quý, năm.
Khi ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán trong Công ty theo hình thức sổ Chứng từ ghi sổ mà Công ty đã lựa chọn, thì trình tự hạch toán được khái quát như sau:
+ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, nhân viên kế toán tiến hành phân loại, kiểm tra và mã hoá các thông tin kế toán bao gồm: mã hoá chứng từ, mã hoá tài khoản và mã hoá các đối tượng kế toán. Các chứng từ đã được mã hoá sẽ được nhập vào cơ sở dữ liệu theo phần mềm sử dụng tại doanh nghiệp.
+ Khi cơ sở dữ liệu đã có đầy đủ thông tin, máy tính có thể tự động truy xuất số liệu theo chương trình phần mềm kế toán cài đặt để vào sổ Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết theo từng đối tượng đã được mã hoá và số liệu trên các báo cáo đến thời điểm nhập dữ liệu.
+ Cuối quý, kế toán tiến hành lập bảng cân đối thử và các bút toán phân bổ, kết chuyển, điều chỉnh, khoá sổ kế toán. Sau đó in bảng biểu, sổ kế toán tổng hợp, chi tiết và các báo cáo cần thiết.
* Về hệ thống sổ sách hạch toán chi tiết và tổng hợp TSCĐ HH.
Cần hoàn thiện hệ thống sổ sách hạch toán chi tiết và tổng hợp TSCĐ HH một cách đồng bộ và có hệ thống.
Công ty nên áp dụng chế độ khấu hao mới và phân bổ mức khấu hao cho từng tháng, quý, từng bộ phận hoạt động theo đúng chế độ quy định.
Về khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ HH: Các doanh nghiệp được lựa chọn và trích khấu hao TSCĐ HH phù hợp với tình hình hạch toán kinh doanh và thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị theo huớng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại. Như vậy Công ty nên nghiên cứu và tính khấu hao TSCĐ HH theo chế độ mới.
Đối với những TSCĐ HH tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh đơn vị nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhằm thu hồi vốn, tạo khả năng đổi mới trang bị công nghệ cho doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. Ví dụ như là đối với hệ thống máy tính, labtop, và máy photo…chủ yếu là các TSCĐ HH thuộc máy móc thiết bị vì máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là có giá trị không lớn và dễ bị hao mòn, giảm giá trên thị trường.
Về việc hạch toán chi tiết của công ty chỉ phần lớn thực hiện ở phòng kế toán thông qua thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ, tại nơi sử dụng và bảo quản TSCĐ chưa có “Sổ chi tiết TSCĐ tại đơn vị sử dụng”, chưa thực hiện việc đánh số TSCĐ. Theo em, công ty nên thực hiện việc đánh số TSCĐ và sử dụng “ Sổ chi tiết TSCĐ tại đơn vị sử dụng”. Theo em, mẫu “Sổ chi tiết TSCĐ tại đơn vị sử dụng” được mở như sau:
STT Tên tài sản Năm sản xuất
Năm sử dụng
Nguyên giá
Hao mòn lũy kế
Giá trị còn lại 1 Laptop Sony
vaio CS290
2014 30.500.000 3.050.000 27.450.000
… … … …
- Cần tiến hành trích truớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Việc sửa chữa TSCĐ HH là cần thiết và quan trọng nhằm duy trì khả năng hoạt động của TSCĐ HH và phân bổ đều chi phí vào giá thành sản phẩm. Đối với những nghiệp vụ sửa chữa mà chi phí sửa chữa phát sinh nhiều, Công ty nên có kế hoạch sửa chữa, lập dự toán chi phí và trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh để đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Nguyên tắc này đòi hỏi chi phí phải phù hợp với doanh thu ở kỳ mà doanh thu được ghi nhận, tránh trường hợp chi phí phát sinh một cách đột ngột. Các khoản chi phí này thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh, việc trích trước có kế hoạch này nhằm đảm bảo cho giá thành và tổng chi phí kinh doanh trong kỳ được ổn định.
Về công tác quản lý và sử dụng TSCĐ: Để phát huy hiệu quả sử dụng TSCĐHH hơn nữa trong việc sản xuất, kinh doanh của mình thì Công ty cần có kế hoạch trong việc mua sắm, đổi mới TSCĐ HH một cách phù họp với đặc điểm kinh doanh của mình. Đó là Công ty nên chú trọng đầu tư vào các TSCĐ HH thuộc nhóm máy móc thiết bị hơn nữa. Bên cạnh đó Công ty cần phải mạnh dạn loại bỏ, thanh lý những TSCĐHH đã cũ , lạc hậu hoạt động kém hiệu quả; những tài sản này
sẽ khi sửa chữa bảo dưỡng chi phí rất tốn kém mà hoạt động cũng không an toàn cho người sử dụng nó.
3.2.2 Kiến nghị
Công ty cần xem xét, bổ sung và hoàn thiện các giải pháp phát triển Công ty và tổ chức triển khai thực hiện, nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ chức. Đặc biệt là về hoàn thiện đội ngũ các bộ công nhân viên, Ban lãnh đạo cần phải thực hiện nhanh chóng. Bởi trong bất kỳ một tổ chức nào thì vấn đề về con người và khả năng công tác quản lý, làm việc của họ là một vấn đề then chốt cho sự thành công của mọi tổ chức. Khi mỗi con người đều đạt đến một trình độ nhất định và có một kinh nghiệm thực tế, cùng với sự phối hợp nhịp nhàng trong một bộ máy tổ chức hợp lý thì hiệu quả hoạt động của Công ty sẽ được nâng cao lên rất nhiều.
Công ty cần phải đầu tư một số thiết bị và công nghệ mới để mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần của các sản phẩm để phù hợp với sự phát triển và tồn tại lâu dài của Công ty, gia tăng lợi nhuận, gia tăng đóng góp cho Ngân sách Nhà nước và tăng hiệu quả vốn góp của các Cổ đông, cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.