Hình 3. Biểu đô mô hình đa chiều văn hóa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam (Nguon: Hofstede Insights)
3.1: Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI)
Việt Nam đạt điểm cao về chỉ số này là 70 điểm, có nghĩa là mọi người chấp nhận một hệ thống thứ bậc, trong đó ai cũng có vị trí của mình và không cân phải biện mình gi thêm. Trong nhiều cơ quan, công ty tại Việt Nam, mối quan hệ giữa sếp và nhân viên thường chịu ảnh hưởng lớn bởi khoảng cách quyền lực. Lãnh đạo có quyền lực cao và thường được kỳ vọng là người đưa ra quyết định cudi cùng. Nhân viên ít có cơ hội thé hiện ý kiến cá nhân hoặc thách thức ý kiến của cấp trên, và họ thường | tuân theo chỉ đạo mà không có nhiều sự thảo luận hay đối thoại. Việc nhân viên thách thức lãnh đạo không được mọi người ủng hộ. Chỉ số khoảng cách quyền lực của Việt Nam khá cao phân lớn là do văn hóa địa phương đã quen với hệ thông phân cấp theo chiều dọc chặt chẽ.
Fitzgerald (1972) trích dẫn một câu ngạn ngữ Việt Nam: “Không có người lãnh đạo, không vâng lời ai, là không xứng đáng với con người: đó là cư xử như động vật”. Trong bối cảnh này, tuôi tác đóng một vai trò quan trọng trong VIỆC bố nhiệm “lãnh đạo”. Tại nơi làm việc, tuôi tác cũng đóng một vai trò quan trọng và những nhân viên lớn tuôi thường nhận được sự tôn trọng hơn những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, những suy nghĩ tudi tac cao mới lãnh đạo được đã và đang thay đôi, minh chứng là ngảy càng nhiều những CEO, nhà quản trị trẻ tuôi ra đời. Điều này chứng minh tuổi tác không còn là rào cản lớn trone hệ thống phân cấp trong doanh nghiệp nữa, mà tùy thuộc vào kỹ năng, kiến thức của người lãnh đạo.
Tại Hoa Kỳ, điểm trung bình là 40 điểm. Trong tô chức, mối quan hệ giữa sếp và nhân viên không quá xa cách. Thường thì, nhân viên Hoa Kỳ có khả năng đưa ra quyết định mà không cần sự chấp thuận của người quản lý do họ được uỷ quyền. Họ có xu hướng ít tôn tỉ trật tự tuôi tác hơn một số nên văn hóa khác, và mọi người từ các tầng lớp khác nhau có thể tự do giao tiếp và xã
24
hội với nhau mà không bị ràng buộc bởi các hạn chế về địa vị xã hội hoặc tuôi tác. Các hệ thống đánh giá của Hoa Kỷ tập trung vào việc thiết lập mục tiêu cụ thé, từ đó giúp nhân viên chứng minh hiệu suất làm việc của họ một cách chính xác và minh bạch. Văn hóa Hoa Kỷ đặt trọng tâm vảo sự tự do vả công bằng trong mọi khía cạnh của cuộc sông và thậm chí cả trong hệ thống chính trị.
Trong t6 chức tại Mỹ, hệ thống cấp bậc được xây dựng để tạo sự thuận tiện, giúp cấp trên tiếp cận đễ dàng và nhà quản lý đựa vào kỹ năng chuyên môn của từng cá nhân và nhóm. Do đó, việc chia sẻ thông tin trong tổ chức trở nên thường xuyên và mọi người đều được tham gia; việc giao tiếp và trao đôi thông tin giữa các nhà lãnh đạo và nhân viên diễn ra một cách trực tiếp, không hạn chế, không cầu kỳ, và nhân viên được khuyền khích thể hiện ý kiến và phê bình của mình một cách tự do.
3.2: Chủ nghĩa cá nhân - Chủ nghĩa tap thé (IDV)
Việt Nam, với 30 điểm, là một xã hội tập thể. Điều này được thế hiện trong cam kết lâu dài chặt chẽ với nhóm “thành viên” — có thể là gia đình, dòng họ hoặc các mỗi quan hệ rộng hơn. Lòng trung thành trong một nên văn hóa theo chủ nghĩa tập thê là điều tối quan trọng và vượt qua hầu hết các quy tắc và luật lệ khác trong xã hội. Điều thê hiện rõ nhất là người Việt Nam thường ưu tiên sự quây quân, gặp gỡ gia đình, bạn bẻ hơn là dành thời gian cho công việc.
Điều đó đã ảnh hưởng đến thói quen sống hướng về tập thể nhiều hơn là tập trung phát triển bản thân. Các quyết định thường được đưa ra dựa trên sự đồng thuận và tham khảo y kién của nhiều bên liên quan. Việc thảo luận và xem xét ý kiến của mọi người là rất quan trọng, dẫn đến quy trình ra quyết định thường chậm hơn nhưng mang tính hợp tác cao hơn.
Với số điểm 60, Hoa Kỳ nhắn mạnh vào hiệu quả hoạt động của cá nhân được thê hiện qua sự ngưỡng mộ chủ nghĩa cá nhân, tinh thần kinh doanh và sự đổi mới. Một lợi ích của việc nay là mức độ hoạt động kinh doanh cao ở Hoa Kỳ. Theo thời gian, các cá nhân khởi nghiệp ở Hoa Kỳ đã tạo ra nhiều sản pham moi va cách thức kinh doanh mới (máy tính cá nhân, máy photocopy, phần mềm máy tính, công nghệ sinh học, siêu thị, cửa hàng bán lẻ giảm giá, mạng xã hội). Người ta có thê lập luận rằng sự năng động của nền kinh tế Hoa Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào triết ly cua chủ nghĩa cá nhân. Những xã hội có tính cá nhân cao thường đồng nghĩa với những xã hội có khả năng đôi mới liên tục nhờ có dòng ý tưởng sáng tạo liên tục cho các sản phẩm và dịch vụ mới. Trong kinh doanh, nhân viên được mong đợi là người tự chú và thé hiện sự chủ động.
Ngoài ra, trong công việc việc tuyển dụng, thăng chức được quyết định dựa trên thành tích hoặc bằng chứng về những gì một người đã làm hoặc có thế làm.
Quyết định thường được đưa ra bởi cá nhân hoặc một nhóm nhỏ các nhà lãnh đạo, nhắn mạnh sự độc lập và trách nhiệm cá nhân. Các quyết định được đưa ra nhanh chóng và thường tập trung vào kết quả.
3.3: Nam quyền - nữ quyền (MAS)
Điểm số cho Nam quyền - Nữ quyên đối với Việt Nam là 40 điểm, mức trung bình theo Hofstede là 53. Điểm số đó cho thấy, văn hóa Việt Nam thiên về Nữ quyền. Ở các quốc gia nữ tính, trọng tâm là tập trung vào hoạt động để
25
sống, mọi người coi trọng sự bình đẳng, đoàn kết và đặt mục tiêu là làm việc để cải thiện chất lượng và tận hưởng cuộc sống của họ. Họ thường quan tâm đến những người xung quanh dé phat triển và củng cố các mối quan hệ. Truyền thống văn hóa Việt Nam trước giờ đã theo xu hướng khiêm tốn và nhường nhịn nên là trong doanh nghiệp, vai trò của nhà quản lý là thúc đây sự thống nhất, đoàn kết, và hiệu quả công việc chung; mâu thuẫn được giải quyết bằng sự thỏa hiệp và thương lượng.. Việc nồi bật của ban gitra dam đông nó không quyết định được vi tri cua ban trong xã hội
Hoa Ky dat 62 điểm trong chỉ số này, cho thấy một văn hóa cứng nhắc. : Trong cuộc sôns, học tập. cũng như công việc, người Mỹ đều hết sức nỗ lực, với phương châm “người chiến thắng có tất cả”, người Mỹ rất thích phô trương và thảo luận về những thành công, những thành tựu mà họ đạt được... Họ tin rằng việc không tự thể hiện sẽ khiến công lao của minh trở nên vô nghĩa và không được công nhận. Để trở thành “ké chiến thắng”, họ sẵn lòng cạnh tranh mạnh mẽ và không ngần ngại khi phải chạm trán trực tiếp để đạt được điều mong muốn. Tuy nhiên, tỉnh trạng tranh chấp, cạnh tranh có thể dẫn đến sy bat công và làm mất đi lý tưởng "tự do và công bằng cho tất cả" ở Mỹ.
3.4: Mức độ e ngại rủi ro (UA])
Việt Nam đạt 30 điểm. Các xã hội có chỉ số này thấp sẽ không quan trọng các nguyên tắc, và lệch lạc so với chuẩn mực. Trong các xã hội có chỉ số này thấp, mọi người tin rằng không nên có nhiều quy tắc hơn mức cần thiết vả nêu chúng không rõ rang hoặc không hoạt động thì nên bỏ hoặc thay đôi. Lịch trình rất linh hoạt, người ta chỉ làm việc chăm chỉ khi cần thiết vả vì bị bắt buộc, tính chính xác và đúng giờ không tự nhiên mà có, sự đổi mới không được coi là nguy cơ.
Số điểm chỉ số mức độ e ngại cua Hoa Ky la 46 điểm, một số điểm dưới mức trung bình. Điều đó chứng minh rằng người Mỹ không quan tâm đến các rủi ro và họ chấp nhận bước ra khỏi vùng an toàn, săn sàng chấp nhận sự thay đôi và thử những ý tưởng mới.
3.5: Định hướng dài hạn hay định hướng ngắn hạn (LTO)
Yếu tố định hướng dải hạn theo mô hình Hofstede ở Việt Nam đạt số điểm 47, cho thấy một mức độ trung bình về sự coi trọng về tương lai và định hướng đài hạn trong văn hóa kinh đoanh của đất nước. Người Việt Nam thể hiện một khả năng thích ứng truyền thống một cách dễ dàng với các điều kiện thay đối; họ rất kiên nhẫn chờ đợi thành quả đạt được; coi trọng quá khứ. Sự định hướng dài hạn thúc đấy việc xây dựng các moi quan hé déi tac va khach hang lâu dài, tạo ra cơ hội kinh doanh bền vững và ổn định. Ngoài ra nó cũng giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh bên vững, giảm thiếu rủi ro và tạo ra giá trị lâu dài Mặt khác nếu quá tập trung vào định hướng dài hạn có thể dẫn đến việc bỏ qua các cơ hội và thách thức ngắn hạn, khó thích ứng với những biến động trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay.
Hoa Kỳ đạt điểm 50 trong khía cạnh này, điểm. số này cho thay người Mỹ có sự định hướng ngắn hạn trong kinh doanh. Chỉ số này cho thấy khả năng
26
thích ứng linh hoạt với biến động ngắn hạn và đầu tư vào những gì có thé mang lại giá trị lâu dài. Người Mỹ cân nhắc mục tiêu ngắn hạn thúc đây các chiến lược có hiệu quả ngay lập tức, doanh nghiệp chọn chiến lược thích ứng nhanh chóng với biến động thị trường và linh hoạt đối mặt thách thức ngắn hạn. Các doanh nghiệp Mỹ đo lường hiệu suất của họ trên cơ sở ngắn hạn, với bảo cáo lãi lỗ được phát hành hàng quý, thúc đây các cá nhân phân đấu đạt được kết quả nhanh chóng tại nơi làm việc.
3.6: Tự thỏa mãn và tự kiém ché (IND)
Việt Nam với số điểm thấp là 35 điểm, Việt Nam cho thấy một xã hội có đặc điểm kiềm chế. Họ có sự hoài nghi và đắn đo trong các quyết định và hành động. Họ luôn nhận thức rằng hành động của mình bị giới hạn bởi các chuẩn mực xã hội nên cảm thấy việc nuông chiều bản thân là không phù hợp. Trong văn hóa kinh doanh của Việt Nam, sự tự kiềm chế thường được biểu hiện qua việc họ cân nhắc vả kiềm chế cảm xúc của mỉnh trong các tình huống giao tiếp và làm việc, điều đó thể hiện sự tôn trọng và chú trọng đến việc duy trì mỗi quan hệ và bĩnh tĩnh trong việc giải quyết xung đột, tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả hơn giữa các bộ phận với nhau. giao tiếp trong kinh doanh có xu hướng gián tiếp hơn và mang tính hòa giải. Người Việt Nam thường cô găng giữ hòa khí và tránh làm mat mặt người khác. Sự kiềm chế trong cách giao tiếp giup duy tri moi quan hệ tốt đẹp, nhưng có thế làm chậm quá trình ra quyết định và giải quyết xung đột.
Về chỉ số tự thỏa mãn, Mỹ đạt số điểm khá cao với 68 điểm. Điều đó cho thấy xã hội khá dễ dàng trong việc cho phép được thỏa mãn các nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của mỗi cá nhân. Họ làm việc chăm chỉ và chơi hết mình, thích cảm giác thoải mái trong cuộc sống thay vì bị gò bó ép buộc trone khuôn khổ. Với mức điểm là 68 của Mỹ nó phản ánh một văn hóa kinh doanh mà cá nhân được coi trọng và khuyến khích phát triển. Việc giao tiếp thường trực tiếp và thắng thắn. Người Mỹ không ngại bày tỏ ý kiến cá nhân, ngay cả khi điều đó có thể dẫn đến xung đột. Trong môi trường kinh doanh, sự minh bạch và rõ ràng là ưu tiên hàng đầu. Điều đó có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà nhân viên cảm thấy động viên và có động lực để phát triển kỹ năng và thúc đây bản thân. Nhưng ngược lại cũng có mặt trái của nó đó là sự tập trung vào tự thỏa mãn có thể dẫn đến sự thiếu hợp tác và tương tác xã hội trong môi trường kinh doanh vả nó có thê làm mất đi sự quan tâm đến các giá trị cộng đồng và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh, có thế gây ra những tác động xấu đến cộng đồng và môi trường.
27