Kiến nghị với Chính phủ và Ngân Hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 48 - 51)

Nhà nƣớc cần tăng cƣờng giám sát việc thực thi pháp luật, đặc biệt là bộ Tài chính cần tăng cƣờng hƣớng dẫn, giám sát các DN thực thi chế độ hạch toán kế toán. Tránh tình trạng các DN đƣa ra các thông tin Tài chính sai lệch, gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng. Nhà nƣớc cũng cần tăng cƣờng việc thực hiện chế độ kiểm toán trong các DN, quy định rõ trách nhiệm của các ngành có liên quan nhƣ: Phòng công chứng, Cơ quan kiểm toán và các Cơ quan định giá tài sản…

- Ngân hàng Nhà nƣớc cần sớm ban hành quy định về ủy thác đầu tƣ nhằm ngăn chặn ngân hàng lợi dụng hình thức này để lách trần lãi suất. Với những quy định chặt chẽ hơn, cách xử lý quyết liệt hơn, Ngân hàng Nhà nƣớc cần thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ và bình ổn thị trƣờng một cách hiệu quả nhất.

- Ổn định chính sách lãi suất, nâng cao tổng cầu của nền kinh tế. NHNN cần tăng thêm các quyền tự chủ cho các NHTM. Sự quản lý của NHNN chỉ nên dừng lại ở những vấn đề vĩ mô, những vấn đề chung nhất chứ không nên đƣa ra những quy định quá cụ thể, những vấn đề mang tính đặc thù riêng của mỗi Ngân hàng. Bởi lẽ, điều kiện hoạt động của mỗi NHTM không giống nhau, nếu đƣa ra những quy định cụ thể áp dụng chung cho mọi Ngân hàng thì sẽ gây không ít khó khăn trong việc thích ứng với môi trƣờng kinh doanh cụ thể của Ngân hàng.

Kiến nghị với Nhà nƣớc thực thi các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ:

- Thực hiện các chính sách và biện pháp điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành có lợi thế so sánh tƣơng đối và đa dạng hoá các loại hình hoạt động nằm phát huy các nguồn lực trong xã hội vào phát triển kinh tế.

- Nhà nƣớc cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển các ngành công nghiệp nhằm hình thành cơ cấu hợp lý; hoàn thiện cơ chế chính sách về đất đai, lao động và phát triển thị trƣờng lao động; hoàn thiện cơ chế chính sách về thuế, chính sách về thủ tục hải quan.

- Nhà nƣớc cần có thái độ dứt khoát trong việc sắp xếp lại các DN Nhà nƣớc, chỉ để lại các DN làm ăn có hiệu quả, đẩy nhanh cổ phần hoá các DN. Có nhƣ vậy việc kinh doanh của Ngân hàng sẽ có hiệu quả hơn.

- Hoàn thiện khung pháp lý đối với các hoạt động mua bán nợ, mua bán tài sản đảm bảo, giải thể, sáp nhập, mua bán các công ty, doanh nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp theo chủ trƣơng, định hƣớng của Chính phủ, lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM cho vay; có chính sách kích cầu tiêu dùng để khuyến khích ngƣời dân dùng hàng nội địa; hoàn thiện công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch đất đai, quy hoạch phát triển các lĩnh vực, tạo điền kiện cho các thành phần kinh tế duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh một cách ổn định.Ngoài ra Chính phủ cần tạo điều kiện cho các công ty kinh doanh mua bán nợ. Hoạt động của Cty này sẽ giúp cho các Ngân hàng nhanh chóng thu hồi đƣợc vốn, giảm đƣợc các chi phí do việc quản lý và phát mại tài sản thế chấp gây ra bởi công việc này đã đƣợc các chuyên gia của Công ty mua bán nợ đảm nhận.

- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý khối lƣợng hàng tồn kho lớn, đặc biệt có các giải pháp tháo gỡ thị trƣờng bất động sản, giải tỏa vốn vay ngân hàng; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thông qua chính sách hoãn, giãn thuế cho một số đối tƣợng doanh nghiệp đƣợc ƣu tiên hoặc bảo lãnh của nhà nƣớc khi vay vốn. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng cho vay đối với các

lĩnh vực ƣu tiên, tạo điều kiện cho các khách hàng lĩnh vực này tiếp cận đƣợc nguồn vốn lãi suất thấp, với thời gian phù hợp.

- Nhà nƣớc cần khuyến khích các NHTM tham gia quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng cơ chế tỷ giá theo hƣớng khuyến khích xuất khẩu; cải tiến nghiệp vụ và ký hợp đồng tay ba với doanh nghiệp và tổ chức giám định khi cho vay máy móc thiết bị.

- Nhà nƣớc cần chỉ thị cho UBND thành phố ở các chính quyền địa phƣơng cần tập trung vào nhiệm vụ xây dựng cơ chế, quy hoạch, thành lập các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng; vận động thu hút đầu tƣ, thẩm định cấp giấy phép đầu tƣ; quản lý hoạt động các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đồng bộ.

* Thứ nhất, về công tác thống kê và số liệu thống kê: Số liệu thống kê dƣ nợ theo ngành trong các báo cáo tài chính của ngân hàng không đầy đủ, không thống nhất, do vậy, khó đánh giá phản ứng chính sách. Để có thể đƣa ra điều chỉnh cơ cấu dƣ nợ phù hợp với yêu cầu đảm bảo an toàn của hệ thống, phù hợp với sức chịu đựng trung bình của hệ thống ngân hàng, NHNN cần phối hợp với Tổng cục Thống kê trong công tác thống kê và tập huấn, ban hành văn bản hƣớng dẫn và thống nhất các tên khoản mục, nội dung khoản mục và công bố thông tin về cơ cấu dƣ nợ theo ngành cho các NHTM. Qua công bố thông tin, ngƣời dân cũng có thể biết và ra quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng chính xác.

* Thứ hai, về cơ chế chính sách và cách thức truyền dẫn chính sách: cần nghiên cứu chuyên sâu để xác định một cơ cấu dƣ nợ tín dụng hợp lý, phù hợp với định hƣớng phát triển ngành kinh tế, với yêu cầu an toàn của hệ thống ngành để định hƣớng cho các ngân hàng trong phân bổ tín dụng. Cơ cấu này sẽ thay đổi theo thời gian và hƣớng tới điều chỉnh bằng các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng nhƣ dự phòng rủi ro...

* Thứ ba, trên cơ sở dữ liệu về cơ cấu cho vay mà các NHTM báo cáo lên NHNN, NHNN nên cân nhắc xem xét lộ trình khác biệt cũng nhƣ cơ cấu dƣ nợ cho từng nhóm ngân hàng bởi lẽ: xuất phát điểm của việc thực thi chính sách của các ngân hàng khác nhau (có ngân hàng tỷ lệ cho vay phi sản xuất cao, có ngân hàng có tỷ lệ cho vay phi sản xuất thấp); đặc điểm của các

ngân hàng khác nhau (các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc hoặc nhà nƣớc có cổ phần chi phối thƣờng có cơ cấu tín dụng tiêu dùng nhỏ hơn nhiều so với các NHTM cổ phần do đối tƣợng khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp); đặc tính thanh khoản kém của các khoản cho vay BĐS và nợ xấu của khối ngân hàng đã có dấu hiệu tăng lên; do quy mô tín dụng của các ngân hàng khác nhau, trong số 38 NHTM cổ phần dƣ nợ lớn nhất là 90.910 tỷ đồng, nhỏ nhất là 2.572 tỷ đồng tƣơng ứng với quy mô dƣ nợ phi sản xuất đƣợc phép là 20.000 tỷ đồng và 565 tỷ đồng. Để giảm dƣ nợ phi sản xuất của ngân hàng có quy mô dƣ nợ BĐS nhỏ sẽ dễ hơn quy mô lớn vì tính thanh khoản của BĐS không cao.

* Thứ tƣ, cần quan tâm đúng mức đến phản ứng của các thị trƣờng có liên quan đến dƣ nợ phi sản xuất, đặc biệt là BĐS và chứng khoán và động thái của các ngân hàng nhằm đối phó với chính sách để có thể đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Ngoài ra, để quyết định giảm dƣ nợ phi sản xuất từ 22% và về 16%, cần cân nhắc thật kỹ vấn đề này vì khó có số liệu chính xác về cho vay tiêu dung.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 48 - 51)