CHƯƠNG 3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN NỀN KINH TẾ
3.1. Nền kinh tế Việt Nam trước khi gia nhập WTO
3.2.1. Việt Nam gia nhập WTO có cơ hội và thách thức nào?
Việc gia nhập WTO sẽ đặt ra rất nhiều cơ hội và thách thức không nhỏ đối với nước ta.
a. Những cơ hội quý giá cần nắm bắt:
Là thành viên thứ 150 của WTO, Việt Nam được hưởng hai quy chế đặc quyền chính là quy chế tối huệ quốc (MFN) và quy chế đối xử quốc gia (NT), chúng được áp dụng từ tất cả các thành viên của WTO.
- Quy ché tdi hué quéc (Most Favoured Nation - MFN) đồng nghĩa với chính sách thương mại không phân biệt đối xử vì nó đảm bao thương mại bình đẳng giữa tất cả các quốc gia thành viên WTO chứ không phải là đặc quyền thương mại độc quyền. MFN yêu cầu một nước phải dành cho hàng hóa nhập khẩu từ một nước khác những điều kiện đối xử thuận lợi không kém so với hàng nhập từ các nước thứ ba. Đó là thuế nhập khẩu (thuế suất MFN giảm mạnh so với thuế suất phổ thông) và thuận lợi hóa các thủ tục quản lý và xúc tiến thương mại. MFN cho phép hàng xuất khẩu nâng cao được khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường nước nhập khẩu so với đối thủ cạnh tranh từ các nước thứ ba.
Nếu chưa phải là thành viên của WTO thì hàng hoá nhập khẩu và một số dịch vụ từ Việt Nam sẽ bị đánh thuế ở mức phổ thông, thường cao hơn nhiều so với mức MFN mà các thành viên dành cho nhau.
- Quy ché đối xử quốc gia (National Treatment - NT), quy định tai
Điều III Hiệp định GATT, Điều 17 GATS và Điều 3 TRIPS. Nguyên tắc
NT được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa cùng loại trong nước về thuế hàng hóa (VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt...) và thuận lợi hóa các điều kiện xúc tiến thương mại. NT cho
15
phép hàng nhập khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh về giá so với hàng nội địa cùng loại.
Từ việc nắm bắt được cơ hội đó cũng như có được những cơ chế thích hợp để giải quyết tranh chấp thương mại đa biên, chúng ta có thể giải quyết một cách công bằng hơn các vấn đề nảy sinh trong quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác, đặc biệt là với các cường quốc thương mại.
Gia nhập WTO sẽ dần từng bước ổn định được thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời tạo ra sự hợp tác giữa các thành viên để kiểm soát thương mại quốc tế theo những tiêu chuẩn và luật lệ đã được thông qua, là một trong những mục tiêu quan trọng của WTO, từ đó tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường của nhau và trợ giúp cho sự phát triển bên trong của từng nền kinh tế thành viên.
Tại Vòng đàm phán Uruguay (1986-1994), các nước tham gia đã đi đến quyết định: cam kết sẽ giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để cho hàng hoá được lưu chuyển giữa các nước thành viên trong tổ chức một cách thuận lợi.
Cơ cấu thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn trong thời kỳ hậu WTO. Mức thuế trung bình giảm từ 17.4% xuống còn 13.4% (Hình 2.1)
Hình 2.1. Mức giảm thuế quan trung bình theo các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO
khi Việt Nam gia nhập W 'ELO
174 172
15 134
Nông nghiệp Phi-nOng nghiệp Trung bình
Nguồn: MOT và MOF Trong khoảng 10600 dòng thuế của Việt Nam, khoảng 3800 dòng giảm thuế xuất và 3000 dòng sẽ tăng. Những sự thay đổi trong phân bố các dòng thuế được mô tả cụ thể, rõ nét trong Hình 2.2.
Hình 2.2. Phân bổ các dòng thuế hậu WTO
16
TT. Bene Set sms. ““... hs rr a te
Tỷ lệ ga,
các
đòi thu Pree E Hiện tại
all O Cam két cudi ciing
30% +4
20% +
. 0% + abe
0-5 5-10 10-15 15-20 20-25 25-30 30-35 35-40 40+
Rarer 3 ase
Nguồn: MOT va MOF Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam được hưởng những quy chế và đãi ngộ của tổ chức đồng thời có cơ hội rất lớn để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá của mình, tạo ra các mối quan hệ kinh tế rộng mở với hầu hết tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, ngoài ra điều đó còn góp phần tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và giảm thiểu được những rủi ro trong thương mại quốc tế. Bằng chứng thể hiện rõ nhất là giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam từ 2007-2017 đã tăng mạnh. (Hình 2.3)
Hình 2.3 Giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017
Don vi tinh: Triệu USD
U>v) 200.000
180.000 160.000 140.000 120.000 100.000 80.000 60.000 40.000
20.000 li
. 2007 2009 2010 011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nguồn: Tổng cục thống kê Không chỉ có tác động về mặt kinh tế, đối với chính trị và quốc phòng, gia nhập WTO cũng mang lại rất nhiều cơ hội như Việt Nam
17
có thể đẩy nhanh hơn nữa công tác xây dựng, điều chỉnh cũng như tăng cường chính sách và cơ chế quản lý, điều hành nền kinh tế của mình cho phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế. Đồng thời, lợi thế quan trọng đạt được khi gia nhập WTO chính là ta tham gia một thể chế đa phương. Việc tham gia thể chế này vừa có lợi cho việc nâng cao vị thế của chúng ta, nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia, có điều kiện để phát triển tiềm lực quốc phòng-an ninh. Ngoài ra bằng quan hệ đa phương, các chuẩn mực theo liền đó là luật pháp và thông lệ quốc tế đã giúp chúng ta giải quyết thỏa đáng vấn đề về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,hay nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên, nhất là các vùng chồng lấn do chiến tranh, lịch sử để lại.
Theo Tiến sĩ Carl Thayer, Giám đốc Diễn đàn Nghiên cứu Quốc phòng của Đại học New South Wales (UNSW), một chuyên gia về Đông Nam Á, đã nói rằng: “Mối lợi lớn nhất là các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không còn bị phân biệt đối xử, bình đẳng bước vào thị trường cùng với 149 nước thành viên khác. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ được quyền sử dụng các cơ chế giải quyết của WTO khi có sự tranh chấp thương mại với các quốc gia thành viên khác. Cho nên hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được bảo vệ trong các cuộc tranh chấp và có thể cùng với các quốc gia đang phát triển khác gây áp lực để được giúp đỡ hay cứu xét đặc biệt trong việc áp dụng luật lệ của WTO.
Điều này sẽ giúp Việt Nam thêm sức mạnh và điều kiện tốt để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Quy chế thành viên WTO sẽ khiến thị trường Việt Nam được nhìn ở một góc độ khác. Thị trường Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn với giới đầu tư nước ngoài đã quen thuộc với cung cách làm việc của WTO. Họ sẽ đem đến những công nghệ tiên tiến, những thói quen kinh doanh tốt hơn. Những điều này sẽ giúp gia tăng mức sản xuất tại Việt Nam, phát triển thị trường nội địa, tạo công ăn việc làm cho dân chúng. Tất cả những điều đó đã góp phần thúc đẩy thị trường nội địa phát triển sẽ cho người tiêu dùng có nhiều chọn lựa hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ không có được trước đó”.
b. Những thách thức cần phải vượt qua
Bên cạnh những cơ hội to lớn khi gia nhập WTO mà Việt Nam nhận được cũng sẽ không ít những thách thức mà ta phải đối mặt và vượt qua để mang nền kinh tế nước nhà hội nhập tổ chức một cách hiệu quả nhất.
Khi trở thành thành viên WTO, bước đầu giới kinh doanh Việt Nam sẽ phải chịu tình cảnh mất thị trường và phải bước vào đoạn điều chỉnh cấp thời vì đa số các nhà máy Việt Nam trên cơ bản có chất lượng
18
thấp, kỹ thuật lạc hậu, giá thành cao, hệ thống phân phối kém, thiếu hiểu biết về hệ thống pháp luật. Bên canh đó, rất nhiều doanh gia Việt Nam chưa am hiểu các luật lệ và thủ tục (mới) của WTO. Những luật lệ và thủ tục hiện hành của WTO sẽ còn có nhiều thay đổi. Trong bước đầu hội nhập WTO, giới kinh doanh nước ta sẽ gặp phải những cạnh tranh rất gay gắt vì giới quản lý cũng như nhân viên phải cần cấp kỳ lãnh hội cách làm ăn mới để thích hợp với thương trường WTO. Điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ thua đậm trong những vụ tranh chấp pháp lý.
Sự thay đổi trong luật lệ kinh doanh cũng chính là thử thách lớn cho khu vực dịch vụ Việt Nam khi không có vốn nhiều lẫn công nghệ cao, và cũng chẳng có kinh nghiệm, so với các đối thủ quốc tế. Hệ thống phân phối hàng hóa trong nội địa của Việt Nam sẽ gặp phải những cạnh tranh mãnh liệt đến từ những công ty nước ngoài.
Tất cả những xí nghiệp nội địa phải chuẩn bị tâm thế cạnh tranh ở mức cao hơn. Các xí nghiệp này phải đối mặt với thách thức hoặc là tự điều chỉnh để sản xuất hàng chất lượng và có dịch vụ tốt hơn, hoặc là phá sản. Những khu vực có mặt yếu kém trong cạnh tranh như dịch vụ, lắp ráp xe hơi, sản xuất sắt thép và nông nghiệp sẽ bị đe dọa trầm trọng. Đồng thời những khu vực trước đây thuộc độc quyền kinh doanh của nhà nước như viễn thông, điện lực,... sẽ bị áp lực nặng nề để mở cửa cho tư doanh. Không những thế, nhiều công ty Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ bị công ty ngoại quốc nuốt chứng.
Nếu công ty nội địa không thể cầm cự và dẫn tới phá sản, điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn tới thị trường nội địa của đất nước và đương nhiên làm tăng nạn thất nghiệp và gây bất ổn định trong xã hội. Mặt khác, ngay cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ có khả năng đưa đến tình trạng tài chính bất ổn định.
Sự thay đổi đột ngột thậm chí là quá nhanh của nền kinh tế sẽ tiếp tục làm môi trường bị xuống cấp. Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập WTO nói riêng đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.