Hợp chất crom(III)

Một phần của tài liệu Bài tập Al, Fe, Cu, Cr full (Trang 41 - 42)

Hợp chất Cr(II) khi tác dụng với chất oxi hoá sẽ bị oxi hoá thành hợp chất Cr(III). 1. Crom(II) oxit: CrO

a. Trạng thái, màu sắc, tính tan: Là chất rắn màu đen, không tan trong nước. b. Tính chất hoá học:

- Tính chất của oxit bazơ: CrO + H2SO4 (loãng) → CrSO4 + H2O

- Tính khử: thể hiện khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh như dung dịch HNO3, dung dịch H2SO4 đặc…

2CrO + 4H2SO4 (đặc) → Cr2(SO4)3 + SO2 + 4H2O 3CrO + 10HNO3 → 3Cr(NO3)3 + NO + 5H2O

2. Crom(II) hidroxit: Cr(OH)2

a. Trạng thái, màu sắc, tính tan: Là chất rắn màu vàng nâu, không tan trong nước. b. Tính chất hoá học:

- Tính chất bazơ: Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O

- Tính khử: ở nhiệt độ thường Cr(OH)2 bị oxi hoá nhanh chóng trong không khí ẩm thành Cr(OH)3 màu xanh rêu:

4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3

c. Điều chế:

Cho dung dịch muối Cr(II) tác dụng với dung dịch kiềm. 3. Muối crom(II):

- Tính chất của muối: (các phản ứng trao đổi): CrSO4 + 2NaOH → Cr(OH)2 + Na2SO4

- Tính khử mạnh: thể hiện khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh như khí Cl2, dung dịch HNO3, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng…

2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3

2CrSO4 + 2H2SO4 (đặc) → Cr2(SO4)3 + SO2 + 2H2O 4CrSO4 + O2 + 2H2SO4 (loãng) → 2Cr2(SO4)3 + 2H2O

3Cr2+ + NO3. + 4H+ → 3Cr3+ + NO + 2H2O

II. Hợp chất crom(III)

1. Crom(III) oxit: Cr2O3

a. Trạng thái, màu sắc, tính tan: Dạng bột màu xanh thẫm, dạng tinh thể màu đen, có ánh kim, không tan trong nước.

b. Tính chất hoá học: - Tính chất của oxit bazơ:

Cr2O3 + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2O

Cr2O3 + 6HNO3 → 2Cr(NO3)3 + 3H2O

- Tính oxi hoá: thể hiện khi tác dụng với các chất khử khá mạnh như Al: Cr2O3 + 2Al →t0 2Cr + Al2O3

c. Điều chế:

- Nhiệt phân Cr(OH)3: 2Cr(OH)3 →t0 Cr2O3 + 3H2O 2. Crom(III) hidroxit: Cr(OH)3

a. Trạng thái, màu sắc, tính tan: Là chất kết tủa màu xanh rêu, không tan trong nước. b. Tính chất hoá học:

- Tính chất lưỡng tính: Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

- Tính khử

Cr(OH)3 + 3H2SO4 →t0 Cr2(SO4)3 + 3H2O

2Cr(OH)3 + 3NaClO + 4NaOH → 2Na2CrO4 + 3NaCl + 5H2O - Phản ứng nhiệt phân: 2Cr(OH)3 →t0 Cr2O3 + 3H2O

c. Điều chế:

- Cho dung dịch muối Cr(III) tác dụng với dung dịch NH3 hoặc các dung dịch bazơ kiềm: CrCl3 + 3NH3 + 3H2O → Cr(OH)3↓ + 3NH4Cl

CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3↓ + 3NaCl 3. Muối crom(III):

Tính chất của muối: (các phản ứng trao đổi): CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3↓ + 3NaCl

Một phần của tài liệu Bài tập Al, Fe, Cu, Cr full (Trang 41 - 42)