NHAN XET VE TRO CHOI DONG VAI THEO CHU DE

Một phần của tài liệu Tóm tắt lại các quan Điểm cơ bản của gdmn theo quan Điểm cá nhân (Trang 22 - 25)

Chơi các trò chơi không chỉ giúp các bé giải trí mà đó còn là phương tiện giúp trẻ phat trién

tư duy, kỹ năng xã hội,... Ngoài ra, còn giúp trẻ phát triển về mặt cảm xúc, ngôn ngữ và khám phá bản thân thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trò chơi này đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của bé. Bởi nhờ vào các trò chơi này đã giúp trẻ hình thành nhân cách, tâm lý và độ tuổi mầm non được xem là giai đoạn quan trọng giúp trẻ phát triển vả hình thành nhân cách ở mỗi người. Đây là trò chơi sáng tạo giúp trẻ biết được cách làm việc nhóm, cùng nhau chơi và hoạt động. Đặc biệt, trò chơi sẽ giúp trẻ tham gia vào các mối quan hệ xã hội phong phú trong hoàn cảnh tưởng tượng.

4.6 Trò chơi trí tuệ

Hau hét các trò chơi trẻ em đều giúp phát triển trí tuệ, ngay như trò chơi đóng vai theo chủ đề một loại trò chơi phát triển chủ yếu về mặt tình cảm - động cơ, mặt xã hội, nhưng cũng giúp trẻ phát triển trí tuệ rất có hiệu quả bởi tính tượng trưng của nó (tính tượng trứng là cơ sở để hình thành ở trẻ chức năng kí hiệu trong hoạt động nhận thức thế giới). Hơn thế nữa, trong trò chơi này trẻ thường gặp nhiều tình huống buộc phải động não đề giải quyết vấn đề, qua đó mà trí tuệ phát triển? Nhưng lại có những trò chơi chủ yếu là đề phát triển trí tuệ cho trẻ,

được gọi là trò chơi trí tuệ.

4.6.1 Khái niệm về trò chơi trí tuệ

- Trò chơi trí tuệ là một loại trò chơi có luật (khác với một số trò chơi không có luật chơi rõ ràng hay còn gọi là luật ngầm như trò chơi đóng vai theo chủ đẻ, trò chơi xây dựng...) có tác động trực tiếp đến hoạt động trí tuệ của người chơi, thúc đây trí tuệ được phát triển. Đây là loại trò chơi được sử dụng khả rộng rãi đối với mọi người, ở mọi lửa tuổi, nhưng lại ít đòi hỏi phương tiện vật chất và không gian chơi, vì chủ yếu lả dùng thao tác trí óc, Trò chơi trí tuệ đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, đó là phương tiện có hiệu quả đề phát triển trí tuệ và cũng là con đường độc đáo giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách hào hứng.

- Trò chơi trí tuệ là những trò chơi kích thích tư duy của não bộ trong đó người chơi trực tiếp tương tác với nhau mà không thông qua sự hỗ trợ của thiết bị điện tử nào. Ví dụ như cờ vua, giai d6 6 chit, Sudoku...

- Trò chơi trí tuệ có ý nghĩa đặc biệt cho sự hình thành và phát triển và trí tuệ của trẻ trong những năm tháng tuôi thơ. Nó quyết định xu hướng của tư duy, định hình tính cách, quyết định sở thích hay đam mê và có thê ảnh hưởng đến con đường trưởng thành của bé sau này.

4.6.2 Cấu trúc theo thành phần của trò chơi trí tuệ

- Nhiệm vụ chơi: có tác dụng định hướng cho người chơi vào một vấn đề nhận thức nhất định của trò chơi, là nét đặc trưng của trò chơi trí tuệ mà người chơi phải nhằm tới.

- Luật chơi: là những điều quy định buộc người chơi phải tuân thủ trong khi thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Đó là yếu tố quan trọng của trò chơi trí tuệ, bảo đảm cho việc cụ thể hoá nội dung nhận thức.

- Hành động chơi: là những việc làm khi chơi, chủ yếu là các thao tác trí óc. Hành động chơi càng phong phú càng hấp dẫn trẻ.

4.6.3 Các loại trò chơi trí tuệ

- Trò chơi phát triển giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác): nhằm nâng cao hoạt động nhận thức cho trẻ.

- Tro choi phat triển trí nhớ: đó là loại trò chơi giúp trẻ nhớ lại và nhận lại các sự vật và hiện tượng đã được tri giác trước đây.

- Trò chơi phát triển trí tưởng tượng: trò chơi này giúp trẻ sử đụng vốn sống, vốn tri thức và những biểu tượng đã có trong đầu đề thực hiện nhiệm vụ được đặt ra trong trò chơi.

- Trò chơi phát triển tư duy: đây là loại trò chơi đặc trưng cho trò chơi trí tuệ , vì nó đòi hỏi người chơi phải vận dụng các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tông hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,... mới giải quyết được nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra. Nhờ đó, óc phân đoán, suy luận và những phâm chất tư duy như tính tích cực, độc lâp, sáng tạo được phát triên, tức là phát triển trí thông minh.

- Trò chơi phát triển ngôn ngữ: khi tham gia trò chơi này, đòi hỏi trẻ phải phát âm đúng, huy động vốn từ chính xác và phong phú nói đúng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ.

4.6.4 Lợi ích của trò chơi trí tuệ với trẻ mầm non - Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề

- Rèn luyện khả năng ghi nhớ

- Kích thích tư duy trừu tượng, tưởng tượng, sáng tạo - Rèn luyện kỹ năng tương tác xã hội

- Phát triển tư duy toán học và khả năng ngôn ngữ

* Khi lựa chọn cho bé trò chơi trí tuệ, ba mẹ cần cân nhắc tính cách, sở thích, giới tính của con để trò chơi đó thực sự có ích với con. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý một số điểm như:

- Trò chơi dành cho bé mấy tuôi?

- Tác dụng của trò chơi là gì? Tăng cường trí tuệ (trí tuệ logic, trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ nghệ thuật, trí tuệ giác quan) hay tăng cường cảm xúc, kỹ năng?

- Cách chơi trò choi nhu thé nao?

- Tính an toàn của trò chơi?

=> Trò chơi phải thực sự phù hợp thì mới hấp dẫn với trẻ và phát huy được lợi ích của nó.

Nếu không, không những ba mẹ tốn kém, lãng phí đồ chơi mà bé cũng không được kích thích phat trién tri tuệ.

TÓM LẠI: Như vậy, trò choi trí tuệ không chỉ bao gồm các trò chơi huy động một vài chức năng tâm lí mà còn có nhiều trò chơi dường như phải huy động toàn bộ hoạt động tâm lí mới giải quyết được nhiệm vụ nhận thức đặt ra trong trò chơi, và điều quan trọng là nó hấp dẫn, cuốn hút đứa trẻ vào việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức một cách hào hứng. Chính vì vậy, trò chơi này thường được sử dụng trong việc dạy học cho các em nhỏ như là một phương pháp sư

phạm có hiệu quả. Thay vì giảng giải và luyện tập cho các em những trị thức, kĩ năng một cách khô cứng, buôn tẻ; người ta đã sử dụng trò chơi trí tuệ đê thực hiện các nhiệm vụ nhận thức được đặt ra trong chương trình giao dục mắm non một cách tự nhiên, thoải mái theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”. Nhưng thực ra, khái niệm về trò chơi trí tuệ và trò chơi dạy học không trùng khớp nhau, vì ngoại diện của trò chơi dạy học rộng hơn trò chơi trí tuệ. Dạy học trong trường mâm non không chỉ nhằm phát triển trí tuệ mà phát triển toàn diện cho trẻ (đủ các mặt: thé chất, thâm mĩ, đạo đức, trí tuệ).

Trò chơi trí tuệ còn giúp trẻ khám phá thề giới tự nhiên như: những biến đôi trong thiên nhiên theo mùa, thế giới vô sinh (đất nước, cát, sỏi, năng, mưa...), thế giới hữu sinh (những loài động, thực vật); đời sống xã hội (những mối quan hệ của con người, nghề nghiệp của những người lao động...). Bằng trò chơi trí tuệ, người lớn luôn khuyến khích trẻ suy nghĩ, tìm tòi, phát huy sáng kiến biêu hiện trí thông minh, nhanh trí, khéo léo, tích cực ứng dụng những hiểu biết vào tình huống mới.

ĐẶC BIỆT: Trò chơi trí tuệ lại càng rất quan trọng đối với trẻ em (còn rất bé) khi còn tuôi ấu thơ (đưới 3 tuổi) giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, để qua đó mà hình thành những biểu tượng về thế giới bên ngoài, phát triển tri giác, trí nhớ, tích lũy vốn từ. Qua đó mà giúp trẻ phát trién những chức năng tâm lí người, đặc biệt là phát triển trí tuệ.

Một phần của tài liệu Tóm tắt lại các quan Điểm cơ bản của gdmn theo quan Điểm cá nhân (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)