THÔNG TRE LÁ DÀ

Một phần của tài liệu Chỉ dẫn về các loài Thông ở vùng núi Mai châu và Mộc châu tỉnh Hòa Bình, Sơn La (Trang 31 - 33)

PODOCARPUS NERIIFOLIUS D. Don

Tên khác: Thông trúc đào. Tên đồng nghĩa Podocarpus annamiensis N.E. Gray.

Hiện trạng bảo tồn:

Thế giới:Ít lo ngại (LC) Việt Nam:Ít lo ngại (LC)

Đặc điểm nhận dạng

Thông tre lá dài ở Mộc Châu

Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang. Ở khu vực nghiên cứu của Hòa Bình đã tìm thấy loài này tại địa phận các bản Pà Cò Lớn, Pà Háng Lớn (xã Pà Cò), Hang Kia 2, Thung Ẳng, Thung Mặn, Thung Mài, Pà Khôm (xã Hang Kia). Tại Mộc Châu - Sơn La tìm thấy ở các bản Bò Cang tiểu khu 70, khu vực tiểu khu 72, Lèn đá - Ba Phách, khu vực xã Phiêng Cành và bản Khò Hồng xã Chiềng Xuân, bản Cọc Mốc xã Tân Xuân, bản Pa Luông xã Chiềng Sơn.

Các quần thể thông tre lá dài phát triển ở độ cao từ 800 – 1.500 m trên núi đá vôi và núi đất hình thành trên đá sa phiến thạch. Cây lá kim thường mọc kèm trên núi đá vôi gồm Thông pà cò, Bách xanh, Thông đỏ bắc, Thông tre lá ngắn, Pơ mu, Dẻ tùng sọc hẹp, trên núi đất có Thông xuân nha, Thông nàng, Pơ mu.

Tại Mai Châu và Mộc Châu số lượng Thông tre lá dài trưởng thành còn khoảng trên 1.130 cây. Tổng diện tích khu phân bố của quần thể ở đây là 150 km2, trong đó diện tích nơi cư trú khoảng 10 km2. Các cây trưởng thành sinh trưởng phát triển tốt, cây con và cây mầm tái sinh nhiều. Thông tre lá dài không bị đe dọa bởi nạn khai thác cũng như phát nương làm rẫy.

Chưa thực hiện thử nghiệm nhân giống loài này ở khu vực nghiên cứu. Hiếm khi thu được hạt của Thông tre lá dài. Hom giâm từ những cây non có thể đạt tỷ lệ ra rễ 55 – 60%.

Sinh thái

Tình trạng

Nhân giống

Thông tre lá dài tái sinh tự nhiên (a) và cây trưởng

a b

Cây gỗ nhỏ đến trung bình cao từ 5m – 15m, đường kính ngang ngực tới 20cm. Cây phân cành thấp, cành thưa, thường mọc thành vòng 5 cành. Vỏ màu đỏ hay nâu, nứt nông, bóc tách dọc thành các mảnh, vỏ bên trong màu nâu nhạt. Lá hình dải mác hay bầu dục, thường mọc cụm ở cuối cành, dài 1,5 - 8cm, rộng 1,2 cm, đỉnh lá tròn, đôi khi có mấu, thường có màu xanh ở mặt dưới, chồi mới có màu đỏ. Chồi ngọn hình trứng, 3-4 mm x 4 mm, có lá bắc hình tam giác, cành nhỏ dạng ống (4 mặt). Cây phân tính khác gốc. Nón mang hạt đơn độc ở nách lá, cuống dài 0,3 – 1,3 cm, đế màu tím đỏ. Hạt màu tím lục, hình trứng bầu dục, 0,8-0,9 x 0,6 cm.

Một phần của tài liệu Chỉ dẫn về các loài Thông ở vùng núi Mai châu và Mộc châu tỉnh Hòa Bình, Sơn La (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)