3.3.1.1 Nhà nước tạo môi trường mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.
Để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng XNK rất cần có môi trường pháp lý, môi trường kinh tế thuận lợi. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chính phủ, nhà nước. Nhà nước cần đưa ra những quyết định, chính sách kinh tế xã hội từ thực tiễn cuộc sống nhằm phát huy và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển. Thêm nữa, nhà nước cần có những chính sách đối ngoại thích hợp nhằm giúp các doanh nghiệp cũng như ngân hàng phát triển được hoạt động tín dụng XNK. Chính sách ngoại hối của nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngồn vốn ngoại tệ của ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tài trợ XNK của các ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp. Hơn nữa, đối với những khoản vay bằng nội tệ để thanh toán nước ngoài thì chính sách tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động XNK.
Tóm lại, để góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng XNK nhà nước cần có hệ thống pháp luật, quy định phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất về môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp cũng như ngân hàng hoạt động.
3.3.1.2. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có thế mạnh thông qua tín dụng XNK của ngân hàng.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cần có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích xuất khẩu như ưu đãi về lãi suất, về thuế nhằm phát huy lợi thế so sánh của đất nước.
Đồng thời có chính sách và dưa ra danh mục các mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu như các mặt hàng về công nghệ cao, thiết bị hiện đại nhằm không bị tụt hậu với nước ngoài.
3.3.2.Đối với ngân hàng nhà nước.
Để tăng hiệu quả hoạt động tín dụng XNK tại các ngân hàng ngoài nỗ lực của chính bản thân ngân hàng, môi trường kinh doanh thuận lợi còn cần có các chính sách hỗ trợ từ phía NHNN. Hỗ trợ đó thể hiện ở một số điểm sau:
- NHNN cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và các văn bản hướng dẫn kèm theo liên quan đến hoạt động tín dụng XNK và kinh doanh ngoại hối.
- NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối và can thiệp tỷ giá một cách linh hoạt. Đồng thời NHNN cần có một chính sách điều hành lãi suất phù hợp tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, tác động không tốt đến hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng XNK nói riêng.
- NHNN nên hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra và giám sát với các hoạt động ngân hàng theo hướng giảm bớt can thiệp hành chính, tăng quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cho các NHTM, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng. Thường xuyên kiểm tra giám sát, bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện đầy đủcác quy định, nghị định ngân hàng để nâng cao năng lực và tính ổn định trong kinh doanh của các NHTM.
3.3.3.Đối với NHNo&PTNT Việt Nam.
Nhằm tạo điều kiện cho chi nhánh hoạt động và phát triển kinh doanh nói chung và nâng cao chất lượng tín dụng XNK nói riêng chi nhánh Long Biên có một số kiến nghị. Cụ thể:
Thứ nhất, kiến nghị chung của chi nhánh trong thời gian tới:
- Về màng lưới Phòng giao dịch: Năm 2013, Chi nhánh xây dựng đề án thành lập Phòng giao dịch tại Khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên. Kính đề nghị Agribank tạo điều kiện và phê duyệt.
- Về công tác tổ chức cán bộ: Văn bản số 48/NHNo-TCCB ngày 05/01/2012 về chuyển đổi vị trí làm việc và địa bàn công tác đối với cán bộ Agribank đã thực
sự phát huy tác dụng, ngăn chặn rủi ro xảy ra trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên thực tế cơ sở khi luân chuyển cán bộ kế toán viên giao dịch và cán bộ tín dụng có phần ảnh hưởng đến khách hàng và hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
- Về kinh doanh: Đề nghị Agribank nghiên cứu ban hành cơ chế trích lập dự phòng rủi ro về lãi suất huy động vốn.
- Về tài chính: Kính đề nghị Chủ tịch HĐTV và TGĐ Agribank tiếp tục hỗ trợ phí điều hoà vốn phần vốn huy động để trả tiền thuê trụ sở làm việc của chi nhánh (hiện nay còn gần 80 tỷ đồng, chi nhánh đang hạch toán trên tài khoản chi phí chờ phân bổ).
Thứ hai, kiến nghị đối với hoạt động tín dụng XNK
NHNo Việt Nam với tư cách là cơ quan quản lý trực tiếp của các chi nhánh, mọi quy định, quyết định của NHNo Việt Nam đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các chi nhánh. Chính vì vậy, trong quá trình ban hành, thực thi các quyết định cần đảm bảo không chồng chéo, có tính khả thi cao, các chi nhánh dễ dàng áp dụng thực hiện.
Để tạo điều kiện cho các chi nhánh có thể mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng XNK, NHNo Việt Nam cần ban hành các quy định nhằm đa dạng hóa các hình thức tài trợ XNK, đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp, tránh tụt hậu so với các ngân hàng trong nước và quốc tế. Thêm nữa cần có các quy định, cơ chế cho vay phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng XNK của chi nhánh một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Cần quan tâm đến công tác tuyển chọn cũng như đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng XNK. Cần có cơ chế thưởng phạt, cơ chế lương gắn với trách nhiệm của cán bộ tín dụng XNK nhằm quan tâm động viên, khen thưởng với các cán bộ tín dụng giỏi đồng thời góp phần hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra.
Cần đẩy nhanh quá trình hện đại hóa ngân hàng, đầu tư thêm các trang thiết bị, phần mềm mới, hiện đại có tính bảo mật cao nhằm tăng hiệu quả công việc trong hoạt động ngân hàng đồng thời giảm thiểu được rủi ro hệ thống cho hoạt động ngân hàng.
Để nâng cao hơn hiệu quả của hoạt động tín dụng XNK thì công tác marketing, quản bá hình ảnh và thương hiệu Agribank trong nước và quốc tế nhằm thu hút và tạo niềm tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng No Việt Nam nói chung và các chi nhánh nói riêng.
3.2.2. Đối với khách hàng.
Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng như chứng minh được khả năng cũng như tính hiệu quả của dự án. Để tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng, các doanh nghiệp cần:
- Nâng cao khả năng tiếp thị, xây dựng các dự án sản xuất kinh doanh XNK ở cá doanh nghiệp có như vậy các doanh nghiệp mới có thể mở rộng thị trường, nắm bắt các cơ hội kinh doanh và tăng niềm tin với ngân hàng từ đó có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng.
- Tích cực tham gia, quả bá về sản phẩm trên thị trường quốc tế thông qua hệ thống mạng Internet, các hội trợ triển lãm, hội trợ thương mại, đang ký bản quyền và nhãn hiệu thương mại.
- Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước cùng sản xuất kinh doanh hàng hóa XNK. Nâng cao uy tín cũng như giá trị hàng hóa XNK của Việt Nam đối với đối tác nước ngoài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng XNK tại chương 2, định hướng hoạt động của NHNo Việt Nam và của chi nhánh những năm tới đây, chương 3 đã hoàn thành một số vấn đề:
- Luận văn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng XNK bao gồm 2 nhóm giải pháp chính là giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài.
- Bên cạnh đó cũng đưa ra những ý kiến. kiến nghị với nhà nước, NHNN, NHNo Viêt Nam cũng như khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong thời gian tới.
Chi nhánh NHNo & PTNT Long Biên là một trong những chi nhánh tuy mới thành lập nhưng trong quá trình hoạt động của mình đã đạt được những thành tựu đáng chú ý. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay giữa các NHTM trong và ngoài nước, chi nhánh cần phải phấn đấu nỗ lực hơn nữa để tăng thị phần, tăng uy tín và thu hút được ngày càng nhiều khách hàng từ đó tạo điều kiện phát triển hơn nữa hoạt động của mình.
Qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận văn đã đạt được những điểm sau:
- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hiệu quả tín dụng XNK của NHTM. - Thông qua phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng XNK của chi nhánh luận văn đã đưa ra được những mặt đạt được và mặt còn hạn chế trong hoạt động của chi nhánh.
- Đưa ra những giải pháp trước mắt và lâu dài đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng XNK tại chi nhánh.
Tuy nhiên, do mức độ hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm của bản thân, tuy tác giả đã có nhiều cố gắng những chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, chủ quan. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các nhà khoa học, các nhà quả lý cùng toàn thể bạn đọc nhằm hoàn thiện hơn vấn đề được nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn – Tiến sĩ Hoàng Thị Kim Thanh đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bản luận văn này.
1. Báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động kinh doanh 03 năm 2010 – 2012 của chi nhánh NHNo&PTNT Long Biên.
2. Lịch sử hình thành chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Long Biên.
3. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của chi nhánh qua các năm 2010 - 2012. 4. Báo cáo phân tích hoạt động tín dụng, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh qua
các năm 2010 – 2012.
5. Báo cáo sơ kết hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối qua 03 năm 2010 – 2012.
6. Chiến lược kinh doanh của chi nhánh Long Biên giai đoạn từ năm 2010 - 2015., 7. Edward W.Reed và Edward. K Gill. “Ngân hàng thương mại” nhà xuất bản
Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1993.
8. Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương của tác giả Nguyễn Thanh Trúc - Học Viện Ngân Hàng xuất bản năm 2007.
9. “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” Nhà xuất bản Thống Kê năm 2007 của PGS-TS Lê Văn Tề.
10. Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam “v/v ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”
11. Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 của ngân hàng No&PTNT Việt Nam “về việc ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”
12. “Đẩy mạnh tín dụng xuất nhập khẩu nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong điều kiện hội nhập” tác giả Phạm Thị Vân Hạnh (Luận văn thạc sỹ năm 2011)
13. “ Một số rủi ro pháp lý đối với ngân hàng trong giao dịch thương mại quốc tế” tác giả Nguyễn Phương Linh, Tạp chí ngân hàng 2006.
14. “Tín dụng tài trợ XNK - Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ” của tác giả PGS.TS Lê Văn Tư, nhà xuất bản thống kê 2000.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng, 2010.