NHCSXH đề nghị các Hội phối hợp với cơ quan khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư giúp người vay sử dụng vốn vay đạt hiệu quả. Cần xây dựng những
mô hình sử dụng vốn vay NHCSXH điển hình về phát triển kinh tế xóa đói giảm
nghèo để làm cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng. Đồng thời đề nghị
các tổ chức Hội nhận ủy thác đề cao vai trò kiểm tra giám sát các tổ TK&VV
cũng như hoạt động tín dụng của NHCSXH đã được quy định trong nghị định
78/NĐ-CP.
Có thể thấy rằng tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH trước mắt có
những khó khăn nhưng với những giải pháp đặt ra có thể tháo gỡ được những
khó khăn đó. Đồng thời kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành, chính quyền
địa phương cũng như đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách đối với HSSV là phương hướng để phát triển tín dụng HSSV tại NHCSXH.
KẾT LUẬN
Tín dụng HSSV của Chính phủ là sử dụng nguồn lực của nhà nước để
cung cấp tín dụng ưu đãi cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập trong thời gian theo học tại các trường chuyên nghiệp và dạy nghề. Thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người đều có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục chuyên nghiệp, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước. Chương trình thể hiện ý nghĩa xã hội sâu sắc, giúp cho các hộ gia đình nghèo, gia đình khó khăn giảm đáng kể gánh nặng tài chính, đảm bảo thực hiện chủ trương của Chính phủ không để một
HSSV nào đỗđại học, cao đẳng vì khó khăn về tài chính phải bỏ học.
Qua 10 năm hoạt động, đến nay NHCSXH đã đạt được kết quả ấn
tượng, toàn diện, khẳng định chủ trương, chính sách thành lập NHCSXH
để thực hiện kênh tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng
chính sách khác là đòi hỏi khách quan, phù hợp với thực tế đất nước.
Những kết quả đạt được đã tạo ra thế và lực rất quan trọng, đặt nền móng
vững chắc cho những năm tiếp theo, thực sự trở thành một công cụ tài
chính của Nhà nước, góp phần tích cụ thực hiện mục tiêu xóa đói giảm
nghèo, ổn định xã hội.
Chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH là
chương trình tín dụng lớn, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Với nỗ lực
của bản thân ngân hàng cùng với sự ủng hộ của các cấp Chính quyền từ Trung
ương đến địa phương và toàn dân, đến nay vốn cho vay ưu đãi đối với HSSV
đã đến với 100% số xã, phường trong cả nước. Tín dụng đối với HSSV tại
NHCSXH được thực hiện theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg là một
phát triển NHCSXH phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế,
NHCSXH đã thực hiện đúng chế độ, chính sách và có phương pháp phù hợp
đã đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Mặc dù vậy, do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tín dụng đối với HSSV này vẫn
còn nhiều vấn đề tồn tại. Qua bài viết này, tác giả mong có thể góp một phần
ý kiến nhằm phát triển tín dụng đối với HSSV, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng hiệu quả hơn, từ đó Ngân hàng có thể giúp nhiều hộ
nghèo tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi cho con em họ được đến trường, cải
thiện cuộc sống, ổn định xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã tổng quan
khá đầy đủ và toàn diện về lý luận chung về tín dụng ngân hàng, nguyên nhân
hình thành tín dụng đối với. Phân tích, đánh giá được thực trạng việc cho vay
chương trình tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH, tìm ra các vấn đề còn tồn
tại và nguyên nhân của các tồn tại đó. Trên cơ sở phân tích các tồn tại đã đưa
ra một số giải pháp cũng như các kiến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với
HSSV tại NHCSXH Việt Nam.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng luận văn chắc chắn còn nhiều
thiếu sót và hạn chế, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà
khoa học, các thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của
Tiến sỹ Hà Thị Hạnh, các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tác giả
hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ kế hoạch và đầu tư- TTTT và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia
(2007) Tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, Hà nội.
[2] Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3] Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[4] TS. Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng Thương Mại, quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê.
[5] TS. Phan Thị Thu Hà (2003), “Tách bạch cho vay chính sách và
cho vay thương mại trong quá trình đổi mới hệ thống tài chính Việt nam”, Tạp chí Ngân hàng -15-.
[6] TS. Hà Thị Hạnh (2004), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và
cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến
sỹ.
[7] Joshep E. Stiglitz (2001), Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học
và kỹ thuật & Trường Đại học kinh tế Quốc dân.
[8] TS. Đỗ Tất Ngọc (2002), Mô hình Ngân hàng Chính sách và giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách, Đề
tài nghiên cứu kho học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
[9] TS. Lê Hồng Phong (2007), Giải pháp tăng cường năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ.
[10] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản thống kê, xuất bản lần thứ 3.
[11] TS. Trần Hữu Ý (2010), Xây dựng chiến lược phát triển bền vững
[12] Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2007), Hệ thống văn bản
nghiệp vụ tín dụng.
[13] Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2012), Báo cáo tổng kết 5
năm thực hiện chương trình tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
[14] Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2012), Báo cáo Tổng kết 10 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
[15] Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Báo cáo thường niên
hàng năm.
[16] Ngân hàng Tái Thiết và Phát triển quốc tê – Trung tâm Tư vấn và
bồi dưỡng về Tài chính vi mô (2001), Cẩm nang hoạt động Tài
chính vi mô, NXB Thống kê.
[17] Thủ tướng Chính phủ, (2002), “Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg:
Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội”, Hà Nội;
[18] Thủ tướng Chính phủ (2002), Nghị định số 78/NĐ-CP ngày
4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính
sách khác, Hà Nội.
[19] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 – 2020.