Đánh giá chế độ hạch toán các khoản đầu tư vào công tyliên kết và những ý kiến đóng góp để hoàn thiện.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CÁC KOHẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT 22 (Trang 25 - 31)

PHẦN II: HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CÁC KOHẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT

2.2. Đánh giá chế độ hạch toán các khoản đầu tư vào công tyliên kết và những ý kiến đóng góp để hoàn thiện.

những ý kiến đóng góp để hoàn thiện.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 07 (VAS 07) “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”, thông tư 23/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chuẩn mực này và quyết định 15/2006/QĐ-BTC đã quy định và hướng dẫn rất rõ việc hạch toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc hạch toán, lập báo cáo tài chính riêng cũng như lập báo cáo tài chính hợp nhất của mình.Tuy nhiên chế độ kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết vẫn còn một số điểm hạn chế cần hoàn thiện hơn.

Thứ nhất: Vấn đề xác định tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư.

Theo quy định của thông tư 23/2005/TT-BTC tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư được xác định theo hai trường hợp: Tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư bằng tỷ lệ vốn góp và tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư khác với tỷ lệ vốn góp.

Đối với trường hợp thứ nhất, tổng vốn góp của nhà đầu tư trong công ty liên kết hoặc tổng vốn góp của công ty con của nhà đầu tư trong công ty liên kết và tổng vốn chủ sở hữu của công ty liên kết trong công thức tính tỷ lệ quyền biểu quyết chưa được quy định một cách cụ thể cho công ty cổ phần.

Đối với các công ty cổ phần, tỷ lệ quyền biểu quyết được xác định căn cứ vào tỷ lệ cổ phiếu có quyền biểu quyết của nhà đầu tư trong công ty liên kết

công ty liên kết. Tỷ lệ vốn góp có thể không ngang bằng với tỷ lệ số cổ phiếu có quyền biểu quyết mà nhà đầu tư nắm giữ. Vì thông tư hướng dẫn không quy định một cách cụ thể nên tỷ lệ quyền biểu quyết có thể tính theo các cách khác nhau với các kết quả khác nhau.

Ví dụ , ngày 1/1/2006 công y X đầu tư vào công ty Y dưới hình thức mua cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết (mua 3000 cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu là 10000VND, giá mua 12000VND). Tổng số cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết dang lưu hành của công ty Y là 10000 (với tổng mệnh giá là 100000000 VND), lợi nhuận chưa phân phối luỹ kế đến năm 2006 của công ty Y là 20000000VND.

Cách thứ nhất, xác định tỷ lệ quyền biểu quyết theo tỷ lệ vốn góp nếu không chú ý đến tổng vốn góp của bên đầu tư theo mệnh giá.

Tỷ lệ quyền biểu quyết của X trong Y =(3000x12000)/ (100000000+20000000+3000x2000)x100%=28,57%

Cách thứ hai, xác định tỷ lệ quyền biểu quyết theo tỷ lệ vốn góp nếu như có chú ý đến tổng vốn góp của bên đầu tư được xác định theo mệnh giá.

Tỷ lệ quyền biểu quyết của X trong Y

=(3000x10000)/( 10000x10000) x 100 %=30 %

Kết quả của cách tính thứ hai cũng giống như kết quả tính nếu căn cứ vào số cổ phiếu có quyền biểu quyết.Cụ thể, nếu căn cứ vào số cổ phiếu có quyền biểu quyết thì tỷ lệ quyền biểu quyết được xác định như sau:

Tỷ lệ quyền biểu quyết của X trong Y =(3000/10000)x100%=30%

Chính vì kết quả khác nhau nên nếu như xác định tỷ lệ quyền biểu quyết theo công thức như thông tư hướng dẫn thì phải ghi chú để chỉ rõ tổng vốn góp của nhà đầu tư trong công ty liên kết, tổng vốn góp của công ty con của nhà đầu tư trong công ty liên kết và tổng vốn chủ sở hữu của công ty liên kết được xác định theo mệnh giá cổ phiếu trong trường hợp công ty liên kết là

công ty cổ phần .Việc hướng dẫn cụ thể như vậy nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các tập đoàn khi xác định pham vi liên kết.

Thứ hai, vấn đề xác định lợi ích của nhà đầu tư gián tiếp.

Theo quy định của Thông tư, phần lợi ích của nhà đầu tư gián tiếp được xác định theo công thức sau:

Phần lợi nhuần hoặc lỗ của nhà đầu tư gián tiếp trong công ty liên kết =(Tổng vốn góp của công ty con của nhà đầu tư trong công ty liên kết/Tổng vốn chủ sở hữu của công ty liên kết) x 100% xTổng lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ của công ty liên kết.

Tuy nhiên công thức này chỉ được dùng khi xác định lợi ích của công ty con trong công ty liên kết chứ không được dùng để xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ của nhà đầu tư gián tiếp trong công ty liên kết khi có sự hiện diện của cổ đông thiểu số trong vốn chủ sở hữu của công ty con. Trường hợp này lợi ích của nhà đầu tư gián tiếp trong công ty liên kết có thể được xác định theo công thức sau:

Phần lợi nhuận hoặc lỗ của nhà đầu tư gián tiếp trong công ty liên kết = Tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ trong công ty con x Tỷ lệ lợi ích của công ty con trong công ty liên kết x tổng lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ của công ty liên kết.

Trong đó:

Tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ trong công ty con = (Tổng vốn góp của công ty mẹ trong công ty con /Tổng vốn chủ sở hữu của công ty con ) x 100%.

Tỷ lệ lợi ích của công ty con trong công ty liên kết =(Tổng vốn góp của công ty con trong công ty liên kết/Tổng vốn chủ sỏ hữu của công ty liên kết) x 100 %.

Trường hợp công ty con là những công ty cổ phần thì phần vốn góp và vốn chủ sở hữu trong các công thức được xác định căn cứ vào tổng mệnh giá

Ví dụ, công ty P nắm giữ 65% quyền sở hữu của công ty Q, công ty Q nắm giữ 30% quyền sở hữu của công ty G. Trong năm tài chính, lợi nhuận của công ty G là 500000000 VND.Với giả định này thì phần lợi nhuận trong năm của công ty P trong công ty G được tính như sau:

Lợi nhuận của P trong G =70% x 30% x 70000 = 14700.

Thứ ba, vấn đề chuyển đổi qua lại giữa hai phương pháp: Phương pháp vốn chủ sở hữu và phương pháp giá gốc.

Thông tư 23/2005/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành đã hướng dẫn rất rõ ràng và cụ thể về phưong pháp vốn chủ sở hữu và phương pháp giá gốc nhưng chưa hướng dẫn rõ kế toán khi nhà đầu tư thay đổi mức độ đầu tư trong năm tài chính chuyển từ “có ảnh hưởng đáng kể” sang “không ảnh hưởng đáng kể” và ngược lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chuyển phương pháp kế toán cho khoản đầu tư đó, chuyển đổi từ “Phương pháp vốn chủ sở hữu” sang “Phương pháp giá gốc” và ngược lại. Sau đây là cách thức chuyển đổi qua lại giữa

“Phương pháp vốn chủ sở hữu” và “Phương pháp giá gốc” để góp phần hoàn thiện chế độ kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết.

Chuyển đổi từ “Phương pháp vốn chủ sở hữu” sang “Phương pháp giá gốc”. Hình thức chuyển đổi này được áp dụng trong trường hợp: Nhà đầu tư chuyển từ “ảnh hưởng đáng kể” sang “không có ảnh hưởng đáng kể”. Cụ thể là khi nhà đầu tư bán bớt cổ phần làm cho tỷ lệ vốn góp trong công ty liên kết giảm xuống thấp hơn 20% hoặc việc áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu không còn phù hợp vì công ty liên kết hoạt động theo những quy định hạn chế khắt khe dài hạn gây ra những cản trở đáng kể trong việc chuyển giao vốn cho nhà đầu tư. Phương pháp chuyển đổi như sau:

-Điều chỉnh giảm đối với chênh lệch không được khấu trừ (trong trường hợp phần lợi ích của bên đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư nhỏ hơn giá trị đầu tư).

-Điều chỉnh tăng đối với chênh lệch không được điều chỉnh (trong trường hợp phần lợi ích của bên đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư lớn hơn giá trị đầu tư).

Chuyển đổi từ “Phương pháp giá gốc” sang “Phương pháp vốn chủ sở hữu”. Hình thức chuyển đổi này được áp dụng trong trường hợp: Nhà đầu tư từ “ảnh hưởng không đáng kể” sang nhà đầu tư “có ảnh hưởng đáng kể”. Cụ thể là khi nhà đầu tư mua thêm cổ phần để đạt được mức độ có ảnh hưởng đáng kể

Phương pháp chuyển đổi: Điều chỉnh giá trị ghi sổ của khoản đầu tư về đúng giá trị sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận ròng của công ty liên kết bằng cách ghi giảm giá trị khoản đầu tư tương ứng với lợi tức mà nhà đầu tư đã nhận được. Trong trường hợp nhà đầu tư còn treo một khoản lỗ từ công ty liên kết chưa xử lý, phải loại trừ khoản lỗ này trước khi chuyển sang phương pháp vốn chủ sở hữu.

Qua cách thức chuyển đổi từ “ Phương pháp vốn chủ sở hữu” sang “Phương pháp giá gốc” và ngược lại, giúp doanh nghiệp có được phương pháp kế toán cho các khoản đầu tư vào công ty liên kết phù hợp hơn khi trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất vì doanh nghiệp có thể từ một nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể chuyển thành nhà đầu tư không có ảnh hưởng đáng kể và ngược lại tại bất kỳ thời điểm nào trong năm tài chính.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hội nhập như hiện nay thì việc đầu tư liên công ty trong đó có hoạt động đầu tư vào công ty liên kết diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Để đáp ứng với những yêu cầu của thực tế Bộ tài chính đã ban hành chế độ kế toán phù hợp để quy định cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc hạch toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết để có được những thông tin đáng tin cậy trên báo cáo tài chính riêng cũng như trên báo cáo tài chính hợp nhất của mình.

Chế độ đã quy định rất rõ việc xác định một khoản đầu tư như thế nào là khoản đầu tư vào công ty liên kết; cách xác định tỷ lệ quyền biểu quyết, cách xác đinh lợi ích của nhà đầu tư trực tiếp cũng như nhà đầu tư gián tiếp trong công ty liên kết; các phương pháp kế toán cũng như điều kiện áp dụng của từng phương pháp khi kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết...vv. Tuy nhiên chế độ kế toán cũng còn một số điểm cần hoàn thiện để tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp trong công tác kế toán của mình.

Với đề án này, em đã trình bày rõ nội dung của chế độ kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết và qua đó đưa ra một số ý kiến để góp phần hoàn thiện nhưng do nhận thức còn hạn chế và sự thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề án này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kế toán đặc biệt là Ths. Lê Kim Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề án này.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CÁC KOHẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT 22 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w