Song song với việc hoàn thiện các quy định Đạo đức nghề nghiệp, cần có các biện pháp để việc áp dụng các chuẩn mực này nhanh chóng đi vào thực tế.
Một là, cần tuyên truyền, phổ cập mục đích, sự cần thiết và các nội
dung của đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Đạo đức là chỉ tiêu chất lượng con người, chất lượng nghề nghiệp, có tiêu thức cụ thể có thể lượng hoá được nhưng nói chung là khó lượng hoá, khó đo lường, nó phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, phong tục, tập quán, cách hành xử của từng cá nhân, tổ chức, cơ quan, pháp luật... Do đó mỗi người phải tự học tập tu dưỡng, tự giác thực hiện, các cơ quan, đơn vị phải hướng dẫn cụ thể, phải thực hiện các chế tài phù hợp, khách quan... Bản thân bộ máy điều hành của công ty phải quan tâm và thực hiện...
Hai là, Hội nghề nghiệp và các công ty cần có tài liệu hướng dẫn, hoặc là
tổng quát cho dễ nhớ, hoặc rất chi tiết cho dễ thực hiễn, dễ xử lý khi có biểu hiện vi phạm...
Ba là, Hội nghề nghiệp cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử lý và công
khai các sai phạm để răn đe, ngăn chặn. Phải có kế hoạch dài hạn và trước mắt áp dụng trước hết cho hội viên, mở rộng cho nghề nghiệp thuộc phạm vị của Hội.
Bốn là, đầu mỗi năm, trước khi thực hiện đăng ký hành nghề, các công ty
kiểm toán phải yêu cầu các nhân viên ký các cam kết về tính độc lập, khách quan và tuân thủ chuẩn mực đạo đức.
Năm là, các trường đại học kinh tế phải có chương trình giảng dạy về đạo đức
nghề nghiệp; các trường khác phải lồng ghép các nội dung về đạo đức nghề nghiệp trong các môn học liên quan...
KẾT LUẬN
Chuẩn mực đạo đức là một khái niệm nhạy cảm của bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, nhất là đối với nghề nghiệp có liên quan mật thiết với hoạt động kinh tế như kế toán, kiểm toán.
Bà Trịnh Hồng Nguyệt – Phó Chủ tịch kiểm Tổng Thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã phát biểu: “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đã được xây dựng trên nền tảng: “độc lập; khách quan và chính trực; bảo mật; năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn”. Không có đạo đức nghề nghiệp thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ kế toán, kiểm toán cung cấp cho xã hội sẽ không đảm bảo được giá trị sử dụng của nó. Đạo đức nghề nghiệp – Tài sản “vô hình” quí giá của người hành nghề” .
Kiểm toán là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, chính thức xuất hiện từ tháng 5 năm 1991 với các Công ty kiểm toán độc lập, tháng 11 năm 1994 với Kiểm toán nhà nước và tháng 11 năm 1997 với Kiểm toán nội bộ, nên việc ban hành các quy định về Đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đã có sự học hỏi từ các quy định Đạo đức quốc tế nhưng các quy định Đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam vẫn còn những bất cập. Hi vọng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ hoàn thiện các quy định Đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm toán viên.
Trong giới hạn của một Đề án môn học, dù có nhiều cố gắng nhưng những nghiên cứu và kiến nghị được nêu trên còn mang tính chủ quan và không tránh khỏi hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp y của thầy cô và các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Lí thuyết kiểm toán
Trường Đại học kinh tế quốc dân.
Chủ biên: GQ.TS Nguyễn Quang Quynh. Nhà xuất bản tài chính – 2005.
2. Giáo trình Kiểm toán tài chính
Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Đồng chủ biên: GS.TS Nguyễn Quang Quynh – TS. Ngô Trí Tuệ. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân -2006.
3. Kiểm toán quốc tế.
Học viện tài chính.
Tác giả: Vương Đình Huệ. Nhà xuất bản tài chính – 2005.
4. Các bài báo trên các website:
http:// www.tapchiketoan.info http://kiemtoan.com.vn
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU...1
Phần 1: Cơ sở lí luận của chính sách đạo đức...2
nghề nghiệp Kiểm toán...2
1.1.Tổng quan về Chính sách Đạo đức nghề nghiệp trong Công ty Kiểm toán:...2
1.1.1. Mục đích của việc xây dựng các chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp:...2
1.1.2. Các yêu cầu cơ bản đối với việc xây dựng chuẩn mực Đạo đức kiểm toán tại Việt Nam:...3
1.2. Các văn bản liên quan đến chính sách Đạo đức nghề nghiệp trong Công ty kiểm toán tại Việt Nam:...5
1.2.1. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 200 – Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính...5
1.2.2. Nghị định 105/NĐ – CP của Chính phủ về kiểm toán độc lập. . .8
1.2.3. Thông tư 64 – Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập...9
1.2.4. Quyết định 87/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp...9
Phần 2: Quy trình áp dụng các văn bản quy định Đạo ...16
đức nghề nghiệp Kiểm toán tại Việt Nam...16
2.1. Hoa Kì và đạo luật Sarbanes – Oxley 2002:...16
2.2. Quá trình áp dụng các quy định Đạo đức nghề nghiệp tại Việt Nam và một số khó khăn gặp phải:...18
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán tại Việt Nam...20
2.3.1. Ban hành ngay các hướng dẫn chi tiết về một số nội dung quan trọng...20
2.3.2. Giải quyết khi có sự khác biệt...24
2.4. Các biện pháp để áp dụng rộng rãi các chuẩn mực Đạo đức...25
KẾT LUẬN...27