Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng đầu cơ vào các đồng tiền

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt (Trang 50 - 96)

nhánh, với các tổ chức tập đoàn và các định chế tài chính.

2.2.2.1 Hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường trong nước

Hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường liên ngân hàng

Trong toàn bộ các hoạt động của phòng KDNT hội sở Vietinbank thì hoạt động trên thị trường liên ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng vì:

- Là hoạt động diễn ra sớm nhất, do thị trường liên ngân hàng đầu giờ sáng và đầu giờ chiều chính là cơ sở để xác định tỷ giá mua bán trong ngày, đồng thời cũng là thị trường liên thông giữa các NHTM để các giao dịch viên có thể trao đổi thông tin nắm bắt sơ lược về tình hình cung cầu ngoại tệ trong ngày.

- Giải quyết tình trạng ngoại tệ thừa thiếu do hoạt động liên ngân hàng thường mua bán số lương lớn tối thiểu là 1 triệu USD/VNĐ, nên tại phòng KDNT hội sở Vietinbank, việc mua bán liên ngân hàng giúp cân bằng trạng thái, giải quyết vấn đề thiếu ngoại tệ bằng cách mua vào của NHTM hoặc NHNN, và giải quyết vấn đều thừa ngoại tệ bằng cách bán ra thị trường liên ngân hàng.

Hiện nay, việc giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng được tách biệt do một số cán bộ phụ trách riêng, tỷ giá thường xuyên được trao đổi giữa các NHTM để làm cơ sở cho tỷ giá mua bán với chi nhánh và đối tác trong hệ thống.

Quá trình mua bán ngoại tệ trên liên ngân hàng được thể hiện qua các bước sau:

Bước 1 : Xác định nhu cầu ngoại tệ thông qua báo cáo trạng thái đầu ngày, nhu cầu mua bán ngoại tệ của các bộ phận trong phòng, nhu cầu mua bán ngoại tệ của các tập đoàn trình ban lãnh đạo.

Bước 2 : Thực hiện việc hỏi giá trên thị trường liên ngân hàng với các NHTM khác bằng hệ thống Reuters, chat RM, điện thoại có ghi âm. Sau đó thực hiện xác nhận khối lượng và giá bằng chính hệ thống đó, rồi thực hiện in giao dịch

Bước 3 : Thực hiện nhập giao dịch vào hệ thống hạch toán của Vietinbank, sau đó ký lãnh đạo và chuyển Back Office để soát xét và chuyển tiền.

3

Bảng 2.2: Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng

Đơn vị: Triệu USD

DS Mua bán 9 tháng

2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008

Tỷ lệ tăng trưởng bình quân (%) Doanh số mua 1013 1295 1088 1117 7.67% - Khối NHNN 24 35 28 54 -19.49% - Khối NHTM 843 243 185 138 32.81% - Ngân hàng Nhà nước 146 1016 875 925 4.82% Doanh số bán 726 228 255 216 2.74% - Khối NHNN 33 27 35 46 -23.39% - Khối NHTM 468 118 127 108 4.62% - Ngân hàng Nhà nước 226 83 93 62 15.56%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ 2008, 2009, 2010 và 9 tháng 2011)

Những số liệu cho thấy doanh số mua bán trên thị trường liên ngân hàng tại Phòng KDNT hội sở Vietinbank tăng trưởng với tốc độ chậm.

Doanh số mua bán với NHNN thể hiện tính bất thường, tăng trưởng không ổn định. Doanh số mua luôn vượt trội gần gấp 10-12 lần doanh số bán kể từ năm 2008 đến cuối năm 2010. Điều này có thể được lý giải do thực tế rằng các NHTM luôn luôn thiếu nguồn USD và NHNN chính là cứu cánh cuối cùng các NHTM phải tìm đến để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân của bán NHNN chỉ đạt 15%, trong khi của bên mua lại là 4.8 %, như vậy nhu cầu bán đã tăng cao hơn nhu cầu mua và điều này đặt ra viễn cảnh tương lai rằng các NHTM sẽ tăng được doanh số bán để dần cân đối với doanh số mua từ NHNN. Tuy nhiên, thực tế hiện tại là NHNN luôn ở tình trạng phải cung cấp nguồn USD ngày càng tăng dần cho các NHTM vì xét theo cán cân thương mại thì Việt Nam vẫn liên tục nhập siêu nên nhu cầu USD mua vào NHTM sẽ vẫn luôn cao hơn khả năng bán ra. Cứ theo diễn biến này thì tiếp tục trong tương lại nguồn USD mà NHNN phải bán ra sẽ càng lớn so với nguồn có thể mua vào từ NHTM.

Có thể để ý rằng, trong 9 tháng đàu năm 2011, doanh số mua bán đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn từ những chính sách của NHNN, Phòng KDNT đã tăng doanh số bán cho NHNN gần 4 lần so với năm 2010 lên mức 226 triệu USD, trong khi doanh số mua thì giảm đi gần 6 lần chỉ còn 146 triệu USD, như vậy đây là lần đầu tiên Vietinbank có doanh số bán NHNN vượt doanh số mua. Có được kết quả đáng bất ngờ này có thể kể đến lý do chính là NHNN đã triển khai một loạt các giải pháp chống tình trạng đô la hóa như: quy định lãi suất tối đa tiền USD (< 2%), tăng

4

lãi suất VND, nghiêm cấm mua bán USD tự do, buộc các tập đoàn phải bán USD về NHTM. Các giải pháp đồng bộ này đã làm tăng sức hấp dẫn của VND và các tổ chức cá nhân đều thi nhau bán USD. Từ đó, Phòng KDNT Vietinbank đã ghi nhận số lượng USD mua vào vượt trội đáp ứng đủ nhu cầu của hệ thống, ngoài ra còn có nguồn thừa để kết hối về NHNN. Đây là các biện pháp rất hợp lý, phù hợp với tình hình căng thẳng USD trong năm 2011, giải tỏa tình trạng đầu cơ và đem về nguồn USD cho NHNN để cân đối và điều tiết cho các nhu cầu ngoại tệ khác.

Đơn vị: Triệu USD

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng trong giao dịch mua liên ngân hàng

Đơn vị: Triệu USD

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng trong giao dịch bán liên ngân hàng

Doanh số mua bán của Vietinbank với NHTM và NH quốc doanh cũng thể hiện tính bất cân xứng. Nhìn vào biểu đồ chỉ ra rằng nhu cầu USD của Phòng KDNT hội sở Vietinbank cần được đáp ứng từ nguồn bên ngoài trong khi một số

5

Ngân hàng khác như Vietcombank và Eximbank có dư thừa nguồn USD để bán ra do lợi thế về khách hàng xuất khẩu. Các số liệu cho thấy rằng việc mua USD trên liên ngân hàng của Phòng KDNT chủ yếu là từ NHTM, các NH quốc doanh chỉ chiếm một số lượng nhỏ không đáng kể (khoảng 10%).

- Từ nằm 2008 – 2010 việc mua bán USD với NHTM cũng ghi nhận một viễn cảnh tương tự như mua bán với NHNN, tốc độ mua đạt trên 30% trong khi tốc độ bán chỉ tăng 5%. Các đối tác giao dịch mua bán chính với Phòng KDNT gồm có các NH như: BIDV, VIB, ANZ, Techcombank, Lienvietbank, SHB… trong đó giao dịch với BIDV, Techcombank là nhiều nhất còn lại giao dịch với Agribank và Vietcombank thì rất ít, không đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 9 tháng đàu năm 2011 cũng ghi nhận những thay đổi lớn trong giao dịch mua bán với các NHTM, cả doanh số mua và bán USD đều tăng gấp gần 4 lần tổng doanh số năm 2011. Lý do chính vẫn là những chính sách của NHNN đã kích thích việc giải phóng lượng USD trong dân cư. Bên cạnh đó, bản thân chính các NHTM cũng không muốn giữ trạng thái USD cao do lo ngại tỷ giá USD/VND liên tục đi xuống sẽ gây ra khoản thua lỗ đáng kể cho hoạt động KDNT. Vì vậy, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 9 tháng đầu năm tại Phòng KDNT Vietinbank đã ghi nhận những giao dịch sôi động, giá mua bán được chào liên tục, tỷ giá có lúc biến động gần 20 lần 1 ngày. Tuy nhiên, doanh số mua vẫn quá nhỏ chỉ bằng ¼ doanh số bán. Điều này phản ánh đúng thực trạng của hệ thống Vietinbank là luôn thiếu nguồn USD do chênh lệch tỷ lệ giữa khách hàng xuất khẩu ít hơn rất nhiều so với khách hàng nhập khẩu, nên nhu cầu USD luôn luôn không thể được tự đáp ứng trong hệ thống mà phải mua từ liên ngân hàng.

Hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay với chi nhánh và các tổ chức

Hiện nay, phụ trách bộ phận có 8 người, 4 người thực hiện nghiệp vụ mua ngoại tệ và 4 người thực hiện nghiệp vụ bán ngoại tệ.

Hoạt động mua bán ngoại tệ với hệ thống chi nhánh và khách hàng tổ chức của Phòng KDNT hội sở Vietinbank tuân theo những nguyên tắc sau:

(i) Hoạt động mua bán giảm thiểu tối đa chênh lệch trong ngày (ii) Hoạt động bán dựa trên kết quả của hoạt động mua

(iii) Mọi chênh lệch số dư mua bán giải quyết qua liên ngân hàng

Những nguyên tắc này thể hiện rằng việc cân đối mua bán là từng phút từng phút. Tức là chiều mua liên tục cập nhật tổng số liệu mua ngoại tệ được để cung cấp cho chiều bán làm cơ sở bán ngoại tệ ra hệ thống. Vì thực tế rằng, Vietinbank luôn muốn duy trì một số dư ổn định của trạng thái USD cuối ngày, do đó luôn đảm bảo rằng việc mua vào và bán ra là gần như cân bằng.

6

Quá trình mua bán ngoại tệ với chi nhánh được thể hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Thỏa thuận giao dịch

Cán bộ chi nhánh và cán bộ mua bán ngoại tệ Hội sở chính thực hiện việc thỏa thuận giao dịch về

+ Khối lượng: căn cứ vào nhu cầu của chi nhánh và khả năng đáp ứng của hội sở chính.

+ Tỷ giá: căn cứ vào bảng tỷ giá công bố hàng ngày của hội sở chính, vào tình hình mua bán trên liên ngân hàng và tỷ giá giao dịch của các NHTM khác.

+ Ngày giá trị: căn cứ vào nhu cầu tiền về của chi nhánh, vào thời gian giao dịch và khả năng chuyển tiền của bộ phận Back Office.

Thỏa thuận giao dịch được xác nhận và lưu trong hệ thống nhắn tin nội bộ hoặc ghi âm khi trao đổi qua điện thoại để làm cơ sở cho những thắc mắc hoặc khiếu kiện sau này.

GDV kiểm tra nguồn ngoại tệ để cân đối, sau đó đối chiếu các nội dung trên đơn của chi nhánh như: Tên chi nhánh, loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ, tỷ giá, ngày giá trị…nếu phù hợp thì ký xác nhận lượng ngoại tệ giao dịch, tỷ giá giao dịch và ngày giá trị trình lãnh đạo phòng KDNT- TSC ký duyệt xác nhận mua/bán/chuyển đổi/hoán đổi ngoại tệ và FAX trở lại cho chi nhánh.

Bước.2. Nhập giao dịch

Căn cứ vào bản FAX nhận được từ chi nhánh cán bộ KDNT thực hiện kiểm tra các nội dung như: Tên chi nhánh, loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ, tỷ giá, ngày giá trị.

Sau đó, bán bộ nhập dữ liệu vào hệ thống hạch toán theo từng loại hình giao dịch tương ứng đảm bảo yêu cầu thông tin được nhập đầy đủ, chính xác và trung thực với chứng từ gốc.

Bước.3. Phê duyệt giao dịch

Nhận được chứng từ do GDV chuyển đến, cán bộ KS-PDGD thực hiện kiểm soát, đối chiếu các thông tin đã nhập với chứng từ gốc, nếu giao dịch hợp lệ và các chi tiết giao dịch được nhập chính xác, thực hiện phê duyệt, sau đó ký chứng từ xác nhận đã phê duyệt. Nếu giao dịch sai, từ chối phê duyệt, chuyển chứng từ cho

7

GDV chỉnh sửa cho đúng.

Bước 4. GDV chuyển chứng từ gốc cho TTV của bộ phận kế toán.

Sau khi giao dịch được phê duyệt, GDV thực hiện :

- Sao lại chứng từ gốc như: Bảng liệt kê MBNT cùng bản FAX chứng từ MBNT có xác nhận của cán bộ KS-PDGD về chi nhánh để bộ phận kế toán chi nhánh tiến hành hạch toán.

- Chuyển bản gốc cho TTV của bộ phận kế toán lưu (Có ký xác nhận giao nhận chứng từ). Bản sao được lưu tại phòng KDNT.

Bước 5. Xử lý sai sót do TTV chuyển trả lại (nếu có).

Nếu giao dịch có sai sót và TTV trả lại, GDV sửa lại cho đúng và chuyển chứng từ cho cán bộ KS-PDGD phê duyệt lại.

Hoạt động mua bán ngoại tệ với tổ chức cũng được thực hiện theo đúng 5 bước như trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ với chi nhánh và tổ chức được thẻ hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Doanh số mua bán với chi nhánh và tổ chức

Đơn vị: Triệu USD

STT DS Mua bán 9 tháng

2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008

Tỷ lệ tăng trưởng bình quân (%) I Doanh số mua 5363 4613 3547 2902 26% 1 - Chi nhánh 4801 4218 3235 2593 28% 2 - Tổ chức 562 395 312 309 13% II Doanh số bán 5654 4704 3763 3085 23% 1 - Chi nhánh 5298 4279 3428 2769 24% 2 - Tổ chức 356 425 335 316 16%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ 2008, 2009, 2010 và 9 tháng 2011)

Nhìn vào số liệu hoạt động có thể thấy rằng, doanh số mua USD chỉ thấp hơn doanh số bán USD trong mỗi thời ký ở mức nhỏ khoảng và chục triệu USD tính cho cả thời kỳ như vậy hoạt động cân đối nguồn cung cầu được thực hiện tương đối tốt.

Tốc độ tăng trưởng chiều mua đạt gần 26% đang tăng nhanh hơn chiều bán với tốc độ là 23%. Tốc độ tăng trưởng mua bán ngoại tệ tăng gần bằng tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống (22.5%) điều này cho thấy mối tương quan giữ tín dụng và mua bán ngoại tệ là khá chặt chẽ.

8

9 tháng đầu năm 2011 ghi nhận doanh số mua bán vượt trội tăng gần 75% so với cùng kỳ năm 2010. Có được kết quả này là do một loại các chính sách của chính phủ chống tình trạng USD hóa và găm dữ USD, kích thích nguồn USD lưu thông trong hệ thống NHTM

Doanh số mua bán ngoại tệ với tổ chức chỉ bằng gần 10% doanh số mua bán với chi nhánh, trong khi thực sự nguồn ngoại tệ cung cầu từ tổ chức là lớn hơn rất nhiều. Điều này do các tổ chức đã thực hiện găm dữ một lượng ngoại tệ lớn để tự đáp ứng nhu cầu khi cần thiết.

Tỷ trọng mua bán với chi nhánh theo phân cấp chi nhánh thể hiện như sau:

Đơn vị: Triệu USD

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng mua với chi nhánh theo phân cấp

9

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng bán với chi nhánh theo phân cấp

Trong đó:

Chi nhánh cấp 1: là các chi nhánh hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ kế hoạch năm trước (tỷ lệ hoàn thành kế hoạch trên 90%)

Chi nhánh cấp 2: là các chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch năm trước (tỷ lệ hoàn thành kế hoạch từ 80-90%)

Chi nhánh cấp 3: là các chi nhánh hoàn thành khá nhiệm vụ kế hoạch năm trước (tỷ lệ hoàn thành kế hoạch từ 70-80%)

Chi nhánh cấp 4: là các chi nhánh hoàn thành trung bình và kém nhiệm vụ kế hoạch năm trước (tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dưới 70 %)

Biểu đồ cho thấy các chi nhánh cấp 1 và 2 có doanh số mua bán ngoại tệ gần như chiếm tuyệt đối toàn bộ hệ thống với Phòng KDNT hội sở chính ( gần 90%), trong khi các chi nhánh cấp 3 và 4 hoạt động yếu trong doanh số mua bán ngoại tệ. Điều này được lý giải chủ yếu là do mạng lưới giao dịch của các chi nhánh cấp 3 và 4 còn ít, khách hàng xuất nhập khẩu quan hệ tín dụng không nhiều. Ngược lại, các chi nhánh cấp 1 và 2 là những chi nhánh đã hoạt động lâu năm, mạng lưới nhiều phòng giao dịch, có quan hệ với nhiêu khách hàng xuất nhập khẩu do vậy doanh số mua bán ngoại tệ là cao và ổn định.

Bên cạnh đó, theo quy định của Vietinbankcác chi nhánh cấp 1 được giữ trạng thái ngoại tệ tối đa 4 triệu USD, còn các chi nhánh cấp 2 được giữ trạng thái ngoại tệ tối đa 3 triệu USD, các chi nhánh cấp 3 được giữ trạng thái ngoại tệ tối đa 1.5 triệu USD, các chi nhánh cấp 4 được giữ trạng thái ngoại tệ tối đa 0.5 triệu USD

10

( trang thái ngoại tệ ở đây bao gồm USD và cả các ngoại tệ khác quy USD). Như vậy, chính quy định này của hệ thống đã tạo ra sự tự chủ hơn cho chi nhánh cấp 1 và 2 phát huy khả năng KDNT, ngược lại hạn chế chi nhánh cấp 3 và 4. Đây cũng là lý do quan trọng lý giải cho tình hình mua bán ngoại tệ tại các phân cấp chi nhánh.

Tỷ trọng mua bán phân theo khu vực vùng được thể hiện như sau:

Đơn vị: Triệu USD

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng mua phân theo khu vực vùng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt (Trang 50 - 96)