2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Đánh giá tài nguyên nước mặt và hiện trạng quản lý tài nguyên nước
mặt tại thành phố Đồng Xoài
- Nguồn nước mặt và nhu cầu sử dụng tài nguyên nước mặt giai đoạn 2021- 2030. Nêu rõ về hiện trạng số nguồn nước mặt, đánh giá xu thế sử dụng tài nguyên nước mặt đến năm 2030
- Đánh giá chất lượng tài nguyên nước mặt bao gồm:
+ Hiện trạng nước cấp từ nhà máy cấp nước: Các đặc điểm về chất lượng và hạ tầng nước cấp từ máy nước cấp đến nhân dân trên địa bàn thành phó.
+ Hiện trang chất lượng nước mặt: Các đặc điểm tài nguyên nước mặt về chất lượng nước qua các nhóm thông số 6 nhiễm trong khu vực thành phố từ đó so sánh với Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
+ Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt giai đoạn 2018 — 2021:Từ các kết quả về chỉ số ô nhiễm tiến hành đánh giá nhận xét về dién biến chất lượng nước dựa trên việc tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) giai đoạn 2018-2021.
- Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên nước mặt tại thành phố Đồng Xoài:
+ Hệ thống văn bản pháp luật tại địa phương
+ Công tác tuyên truyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý tài nguyên
nước
+ Quan lý cấp nước đối với nước từ nhà máy cấp nước
+ Quan lý thoát nước va xử ly nước thải
+ Thách thức trong quản lý nước mặt tại địa phương: bao gồm các thách thức tại địa phương, áp lực từ việc phát triển kinh tế xã hội và những hạn chế trong
quản lý tài nguyên nước.
2.1.2. Đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi trong khai thác và sử dụng tài
nguyên nước mặt tại thành phố Đồng Xoài
- Nhận thức về tài nguyên nước mặt, các yếu tô tác động đến nhận thức và nhận thức về sự thay đổi chất lượng nước của thành phó.
- Thái độ của chính nhân dân trong quá trình sử dụng nước.
- Hành vi sử dụng nước trong sinh hoạt và sản xuất, những thay đổi trong sinh hoạt và sản xuất khi nguồn nước thay đổi.
2.1.3. Đề xuất biện pháp quản lý bền vững tài nguyên nước mặt tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 — 2030
- Đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên nước mặt về thé chế chính sách - Đề xuất các biện pháp quản lý nước mặt về chất lượng
- Đề xuất các biện pháp quản lý nước mặt về nhận thức, hành vi của đối tượng
sử dụng
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa là phương pháp truyền thống được sử dụng
trong các nghiên cứu nói chung và đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu
các van dé gắn liền với thực tế địa bàn điều tra nói riêng. Cụ thé tác giả khoanh vùng thực địa tại thành phố Đồng Xoài, sau đó khảo sát hệ thống hồ, suối trong thành phó.
Phương pháp khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu đặc tính hiện trạng của nguồn nước mặt, điều tra nguyên nhân dẫn đến hiện trạng chất lượng nước mặt đặc biệt là những nguồn nước mặt có dấu hiệu ô nhiễm. Qua đó có những đề suất về những biện pháp quản lý nhằm cải thiện và bảo vệ tại nguyên nước mặt tại khu vực khảo
sát.
Cách thức khảo sát: do phạm vi nghiên cứu nằm tại Thanh phố Đồng Xoài cũng là nơi tác giả sinh sống, đã có nhiều dân cư và hệ thống giao thông thuận tiện,
vậy nên tác gia thực hiện khảo sát sử dụng phương tiện là xe máy.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập và kế thừa các số liệu thứ cấp về khí tượng (nhiệt độ,
lượng mưa, độ ầm), thủy văn và tình hình sử dụng, quản lý nguồn nước mặt từ Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước, Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Phước và các cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan.
Tìm hiểu các quan điểm, lý luận, đề tài nghiên cứu, các văn bản pháp lý liên quan đến tài nguyên nước, quản lý tài nguyên nước để đảm bảo đầy đủ chính xác làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Các thông tin cần thu thập gồm:
- Các số liệu, biểu đồ, bản đồ về tài nguyên nước và tình hình biến đổi tài
nguyên nước được thu thập từ Phòng Tài nguyên nước va khoáng sản — Trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Phước.
- Kế thừa số liệu giá trị quan trắc về tài nguyên nước mặt tại các điểm khảo sát tại thành phố Đồng Xoài qua các năm 2018 đến 2021. Số liệu này được tổng hợp thành bang theo từng thông số và thực hiện so sánh với QCVN 08-MT:2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Từ đó, đánh giá được chất lượng nước mặt theo từng thông số, từng vị trí cụ thé và đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt qua các năm giai đoạn 2018 — 2021. Các số liệu này được thu thập từ Chi
cục Bảo vệ môi trường — Trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Phước.
+ Số liệu về quy hoạch về việc khai thác và quản lý tài nguyên nước mặt được thu thập từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước.
+ Số liệu về dự báo nhu cầu sử dụng nước mặt trên địa bàn nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo, đề án, quy hoạch từ Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn
và Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Phước.
- Hành động sản xuất, kinh đoanh, địch vụ tiết kiệm nước tại địa phương.
- Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập những thông tin, tài liệu có liên quan đến đề tài bao gồm các công trình nghiên cứu, đề án, dự án khoa học có độ chính xác và tin cậy cao. Từ đó xử lý số liệu tạo cơ sở cho các nhận xét, kết luận.
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp thông qua khảo sát ý kiến những người dân sống tại địa phương theo nội dung phiếu điều tra khảo sát ý kiến về chất lượng, cách thức
khai thác sử dụng, quản lý và nhận định tình hình tài nguyên nước, các tác động lên
tài nguyên nước và cách ứng phó. Phỏng vấn từng nhóm khảo sát với người trả lời là chủ gia đình hoặc cá nhân, đại diện tô chức. Trong quá trình phỏng vấn, kết hợp phương pháp quan sát trực tiếp nơi sản xuất, sinh hoạt của người được khảo sát giúp thu thập thông tin và kiểm tra thông tin thu thập từ phỏng vấn.
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo phân lớp. Để làm rõ mức độ tiếp cận nước ảnh hưởng đến cách thức khai thác sử dụng, quản lý và nhận định tình hình tài nguyên nước, tác giả phân bố đối tượng khảo sát thành ba nhóm theo ngành nghề sinh sống chủ yếu của người được phỏng van là: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thủy sản (tuy nhiên ngành nghề thủy sản không phải là ngành thế mạnh và chiếm % rất ít trong cơ cau kinh tế của thành phố Đồng Xoài nên không thực hiện khảo sát nhóm người làm nghề này). Sau khi phân loại nhóm người khảo sát, tác giả tiến hành tiếp cận từng nhóm ngời dân lấy ý kiến khảo sát bằng bảng câu hỏi. Theo Nguyễn Xuân Nghĩa (2010) số lượng mau đủ điều kiện dé phân tích thống kê cho mỗi nhóm đặc điểm theo phân lớp là 30, vì vậy số lượng mẫu khảo sát tối thiểu phải là 90 đối tượng. Trong đề tài tác giả chọn số lượng mẫu cho mỗi nhóm hộ là 33 hộ (bao gồm cả mẫu dự phòng 10% nhằm tránh tình trạng phiếu điều tra bị hư hỏng, thiếu đữ liệu do người được phỏng vấn cung cấp không đủ thông tin). Vậy tổng số phiếu khảo sát lay ý kiến là 99 ban lay tròn thành 100 bảng khảo sát dé thuận tiện trong việc tính toán.
Khảo sát đại diện 100 hộ
|
Nhóm hộ nông nghiệp 34 hộ Nhóm hộ công nghiệp 33 hộ Nhóm hộ dịch vụ 33 hộ
Hình 2.1. Các bước phân tích chọn mẫu
Tiêu chí chọn hộ dân để phỏng vấn: các hộ dân tại khu vực này đã sinh sống tại địa bàn thành phố trên 3 năm, người đại diện hộ biết được nghề tạo thu nhập chính, có khả năng nhận thức các hành vi trong sinh hoạt, sản xuất.
Nội dung khảo sát được đính kèm tại phần Phụ lục.
Trong quá trình thực hiện, khảo sát cách sử dụng nước trong sinh hoạt và sản
xuất của hộ, các biện pháp xử lý các loại chất thải từ sản xuất và sinh hoạt, nhận thức về sự ô nhiễm nước và những thay đổi của tài nguyên nước. Qua đó lưu ý cho mỗi nhóm khảo sát như sau:
+ Nhóm hộ nông nghiệp có hoạt động chủ yếu là trồng trọt cây ăn trái, hoa màu, cây lâu năm, chăn nuôi quy mô hộ gia đình,... Cần tập trung khảo sát về các biện pháp sử dụng nước mặt hiệu quả trong trồng trọt, chăn nuôi mà hộ áp dụng?
+ Nhóm hộ công nghiệp có các hoạt động chủ yếu là sản xuất đồ gỗ, may mặc, khai thác đá, ... Tập trung khảo sát về những biện pháp kỹ thuật có áp dụng trong tiết kiệm nước trong sản xuất? Lợi ích mà việc tiết kiệm nước mang lại?
+ Nhóm hộ dịch vụ có các hoạt động chủ yếu là rửa xe, làm tóc, buôn bán tự do, quán 4n,... tập trung khảo sát về biện pháp quan lý nào áp dụng trong tiết kiệm
nước?
2.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 2.2.4.1. Tính toán chỉ số chất lượng nước (WQJ)
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc lập công thức trong quá trình
sử dụng phần mềm Excel 2010 đếtính toán chỉ số chất lượng nước (WQI)
Công thức tính toán được thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 1460/QD-TCMT ngày 12/11/2019 của Tổng cục Môi trường về việc hướng dẫn kỹ
thuật tính toán và công bố chi số chất lượng nước Việt Nam (VN _WQI). Đầu vào của tính toán được lấy từ số liệu về giá trị quan trắc về tài nguyên nước mặt tại các điểm khảo sát tại thành phố Đồng Xoài qua các năm 2018 đến 2021.
* Số liệu dé tính toán VN_ WQI phải bao gồm tối thiêu 03/05 nhóm thông số, trong đó bắt buộc phải có nhóm IV. Các nhóm thông số được chọn dé áp dụng tinh toán trong đề tài như sau:
- WQI (thông số pH)
- WQIm (Nhóm thông số kim loại nặng): Asen, Cadimi, Chi, Cr, Đồng,
Kém, Thủy Ngân,
- WQhw (Nhóm thông số hữu co và dinh dưỡng): DO, BODs, COD,
Amoni, Nitrat, Nitrit
- WQlIv (Nhóm thông số vi sinh): Coliform, E.coli
Ly do ma dé tài chon 5 thông sé này dé tinh toán là do đặc tính về nước thai khi xa thải vào nguồn tiếp nhận chủ yếu là nước thải sinh hoạt có hàm lượng chat hữu cơ, yếu tô vi sinh, hoạt chất tay rửa cao.
2.2.4.2. Tổng hợp số liệu từ quá trình phát phiếu khảo sát
Căn cứ trên các thông tin, số liệu thu thập được chọn lọc các thông tin số liệu đáp ứng mục tiêu đề tài tiến hành so sánh, phân tích làm rõ vấn đề về nhận thức, thái độ, hành vi về tài nguyên nước mặt của người dân trong thành phố Đồng Xoài.
Phần mềm Excel là công cụ hỗ trợ cho xử lý và phân tích đữ liệu thu thập được để tính toán các giá trị số học hay tỷ lệ phần trăm, xử lý và phân tích số liệu nhằm xây dựng các biểu đô, đồ thị dé diễn giải các con số đơn giản.
2.2.5. Phương pháp tham van ý kiến chuyên gia
Trên cơ sở các thông tin tổng hợp từ các nguồn dit liệu liên quan, phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia bằng việc phát phiếu xin ý kiến.
Các chuyên gia được tham vấn kiến như: Chuyên viên tại Chi cục bảo vệ môi
trường, chuyên viên tại Phòng Khoáng sản và tài nguyên nước, chuyên viên tại
Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường, chuyên viên tại Phòng Thanh tra tại Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước.
Như vậy, tổng số phiếu đóng góp ý kiến của chuyên gia là 4 phiếu. Nội dung chính của phiếu đóng góp ý kiến là thống nhất hoặc xin ý kiến bổ sung về các đề xuất biện pháp quản lý bền vững tài nguyên nước mặt tại thành phố Đồng Xoài từ đó đảm bảo tính khả thi và sự đồng tình với các biện pháp.
2.2.6. Phương pháp đánh giá, so sánh
Các số liệu số liệu về các chỉ tiêu trong các đợt quan trắc chất lượng nước mặt
trong các năm giai đoạn 2018 — 2022 được so sánh với QCVN 08-MT:2015 Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Từ đó đánh giá được tại các điểm quan trắc có bị ô nhiễm không và cụ thé là 6 nhiễm về chỉ tiêu nao.
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả từ quá trình thu thập số liệu từ chất lượng nước mặt qua các năm giai đoạn 2018 — 2022 và từ phiếu khảo sát ý kiến người dân được xử lý bằng các phép toán học thông quá việc sử dụng phần mén Exel 2010 dé tính toán và vẽ biểu đồ. Các số liệu và thông tin sau khi được thu thập sẽ được tính toán, tổng hợp, thống kê và biểu diễn ở dạng bảng và biểu đồ phục vụ cho mục đích phân tích số liệu. Giúp đánh giá và đưa ra những nhận xét kết luận khoa học một cách trực quan đối với những van đề cần nghiên cứu, khảo sát.
Bảng 2.1. Tóm tắt nội dung, phương pháp nghiên cứu và nguồn đữ liệu
Nội dung nghiên :
„ Phương pháp Nguôn đữ liệu
cứu
Đánh giá chất - Khảo sát thực dia - Thông tin thứ cấp: các nghiên lượng tài nguyên - Thu thập số liệu thứ cấp cứu liên quan đề tai (bai báo trên nước mặt của thành - Thu thập số liệu sơcấp tạp chí khoa học, sách xuất bản, phố Đồng Xoài - Excel luận văn tốt nghiệp, luận văn
thạc sĩ), báo cáo hàng năm, tài
liệu của UBND thành phố Đồng
Xoài.
- Thông tin sơ cấp: thông tin từ
khảo sát ý kiên người dân người
Đánh giá tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt của người dân
sống trong thành phố Đồng Xoài
Đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước mặt trên địa
bản thành phố Đồng Xoài
Đề xuất giải pháp
sử dụng, quản lý tài nguyên nước
mặt bền vững
- Khảo sát thực địa
- Khảo sát ý kiến người
dân - Excel
- Khảo sát thực địa
- Thu thập sé liệu thứ cấp
- So sánh, đánh giá.
- So sánh, kế thừa
- Tham vân ý kiên chuyên gia.
dân.
- Thông tin thứ cấp: báo cáo
hàng năm, tài liệu của UBND
thành phố Đồng Xoài.
- Thông tin sơ cấp: thông tin từ
khảo sát ý kiên người dân.
- Thông tin thứ cấp: báo cáo
hàng năm của các cơ quan đơn VỊ.
- Thông tin sơ cấp: thông tin từ
khảo sát thực địa và khảo sát ý
kiến người dân.
Thông tin sơ cấp: thông tin từ khảo sát ý kiến người dan và so sánh, kế thừa các nghiên cứu liên
quan.
Chương 3