Đối với máy cắt thép tấm thì có hai cơ cấu đỡ phôi : cơ cấu đỡ phôi lúc phôi đưa vào cắt và cơ cấu đỡ phôi cho phôi ở sau lưỡi cắt .
4.4.1. Cơ cấu đỡ phôi ở bàn cấp phôi :
Phôi thép tấm sau khi được chế tạo từ các máy cán thép tấm nó có kích thước theo các tiêu chuẩn của nhà nước và tiêu chuẩn quốc tế . Thông thường thép tấm sau khi cán có chiều dài lớn, vì vậy khi đưa vào cắt trong máy cắt thép tấm thì cần phải có sàn đỡ phôi .
Trong cắt thép tấm việc cấp phôi có thể bằng tay hoặc cấp phôi tự động . Đây ta cấp phôi cho máy là cấp phôi tự động, phôi được cấp vào nhờ vào các lô cán
nhận nguồn động lực từ động cơ riêng, vì vậy để phôi được cấp vào mà các lô cán làm việc nhẹ nhàng thì ta phải giảm bớt lực ma sát của tấm thép trên sàn cấp phôi bằng cách sử dụng các con lăn đỡ phôi để thay vật chuyển động cấp phôi từ ma sát trượt sang ma sát lăn, lúc này lực ma sát giảm đi nhiều lần . Mặt khác để phôi khi cấp vào không bị chạm vào lưỡi dao dưới trên bàn trượt dao dưới sẽ làm cùn lưỡi dao, vì thế lúc cấp phôi vào bàn đỡ dao phải để phôi nằm cao hơn lưỡi dao dưới 5mm Sơ đồ bàn đỡ phôi : 1 2 3 5 6 7 4 8 Hình 4.14 1. Giá đỡ . 2. Ôúng giữ phôi. 3. Con lăn. 4. Phôi . 5. Tang cán và bộ phận tạo áp lực cán. . 6. Kẹp chặt. 7. Dao trên. 8. Lò xo.
4.4.2. Cơ cấu đỡ phôi sau lưỡi cắt và cho phôi chảy ra ngoài .
Cơ cấu đỡ phôi sau lưỡi cắt có nhiệm vụ giữ cho phôi được thẳng đến chạm vào cử hành trình cắt sau lưỡi cắt, ngoài ra cơ cấu này còn có nhiệm vụ không để tấm thép bị cong do công xôn ở phía sau lưỡi cắt . Ngoài ra yêu cầu đặt ra đối với cơ cấu đỡ phôi là sau khi phôi thép tấm đã được cắt đứt dưới áp lực lưỡi cắt thì phôi sẽ trượt trên sàn đỡ đi ra khỏi vùng cắt của máy . Thực tế khi cắt, sau lưỡi cắt có cử chặn xác định chiều dài tấm thép khi cắt, vì vậy để phôi được đưa ra ngoài thì không bị chặn bởi cử chặn hành trình này thì ta có thể có hai cách :
-Cách 1 : Phải có cơ cấu đưa cử hành trình đi lên khỏi tấm cắt sau đó có cơ cấu đẩy phôi đã được cắt đi ra ngoài .
-Cách 2 : Sàn đỡ con lăn thiết kế sao cho sau khi cắt xong đầu sàn con lăn phía có cử chặn phải đi xuống một đoạn nào đó vừa đaøm bảo tấm thép không bị cản là cữ chặn, mặt khác phải đảm bảo phôi tự chảy ra ngoài ra khỏi vùng làm việc của máy .
Qua hai phương án ta thấy ở phương án thứ hai đơn giản về mặt kết cấu hơn phương án thứ nhất, nhưng phương án này có thể tận dụng được trọng lượng của tấm thép để nó làm cho sàn con lăn đi xuống và tấm thép tự đi ra ngoài, nó không cần phải có các cơ cấu khác . Sơ đồ cấp phối gần giống với bàn cấp phôi vào . Sinh viên thực hiện: Võ Tấn Phước .Lớp
PHẦN 5