Trong béi canh thi truong bao hiểm nhân thọ tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc thiết lập một khung pháp lý vững chắc và đồng bộ là vô cùng cân thiết dé dam bảo sự ôn định và bền vững cho ngành này. Các văn bản quản lý nhà nước không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm nói chung và các công ty bảo hiểm nhân thọ nói riêng mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
3.1. Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật số 08/2022/QH15)
Luật Kinh doanh bảo hiểm được ban hành lần đầu vào năm 2000 và sửa đổi vào năm 2010, đã trải qua nhiều thay đổi quan trọng để phù hợp với sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 16/06/2022 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 là một bước tiến lớn với kỳ vọng sẽ hỗ trợ thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn về cả quy mô và chất lượng.
Luật bao gồm 7 chương và 157 điều, quy định rõ về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm, cũng như quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.Các nội dung mới của luật tập trung vào việc cải thiện tính mình bạch và trách nhiệm của các công ty bảo hiểm, với những quy định cụ thê về hủy bỏ hợp đồng, phân loại hợp đồng bảo hiểm và yêu cầu công khai thông tin. Đặc biệt, luật đã bố sung các quy định về kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao an toàn tài chính cho các doanh nghiệp.
Luật Kinh doanh bảo hiểm làm tăng cường tự chủ cho các doanh nghiệp bảo hiểm,
giúp họ linh hoạt hơn trong phát triển dịch vụ và chiến lược kinh doanh nhờ giảm thiểu
sự can thiệp của cơ quan nhà nước. Việc bãi bỏ một số quy định phức tạp về quản lý chỉ nhánh cũng làm giảm gánh nặng hành chính. Ngoài ra, các quy định mới về quản lý vốn và công bồ thông tin nâng cao tính minh bạch và thúc đây sự phát triển lành mạnh của thị trường. Tuy nhiên, luật cũng đặt ra thách thức như áp lực tăng vốn cho các công ty, đặc biệt là những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém. Mặc dù tạo ra cơ hội phát triển, các công ty vấn phải đối mặt với áp lực quản lý chi phí trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, cùng với những vấn đề tồn tại trong cau trúc thị trường có thê ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của họ. Tông thể, luật sửa đổi đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.
39
3.2.Thông tư 89/2019/TT-BTC về việc hướng dẫn việc sử dụng các biện pháp tài chính để bảo đảm sự an toàn trong hoạt động bảo hiểm
Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 và được ban hành nhằm mục đích tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của các công ty bảo hiểm. Nhằm đảm bảo rằng các biện pháp tài chính được áp dụng một cách hiệu quả đề bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và duy trì sự ôn định của thị trường bảo hiểm.
Thông tư được ban hành trong bối cảnh cần thiết phải cải cách và hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính trong ngành bảo hiểm, đặc biệt là trong việc phòng ngừa rủi ro và đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản bồi thường. Thông tư quy định rõ ràng Quy định về vốn: các công ty bảo hiểm phải duy trì mức vốn điều lệ tối thiêu theo quy định đề đảm bảo khả năng thanh toán và an toàn tài chính; về Quản lý rủi ro: Các công ty bảo hiểm phải thiết lập hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả, gồm việc đánh giá và kiêm soát các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm; Yêu cầu các công ty bảo hiểm phải thực hiện báo cáo tài chính định kỳ và gửi báo cáo này đến Bộ Tài Chính đề kiểm tra giám sát; Quy định về việc đầu tư bao gồm các giới hạn và yêu cầu về danh mục đầu tư dé dam bao an toàn và hiệu quá;... Như vậy, Thông tư này không chỉ giúp nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của các công ty bảo hiểm nhân thọ mà còn góp phần tăng cường lòng tin của khách hàng đối với thị trường bảo hiểm.
3.3... Nghị định 46/2023/NĐ-CP về việc quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiém
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/07/2023 quy định chỉ tiết một số điều của Luật
kinh doanh bảo hiểm 2022. Trong đó có các nội dung liên quan đến bảo hiểm nhân thọ
như doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải có vốn điều lệ tối thiểu là 750 tỷ đồng cho bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, 1.000 tỷ đồng cho bảo hiểm nhân thọ kết hợp với bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc hưu trí, và 1.300 tỷ đồng cho các sản phâm kết hợp này.
Nghị định cũng quy định rõ về điều kiện tài chính để được cấp Giấy phép thành lập và
hoạt động, yêu cầu các tô chức góp vốn phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn tài chính và có báo cáo tài chính được kiểm toán trong ba năm gần nhất.
Ngoài ra, Nghị định quy định về trình tự giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, yêu cầu thanh toán hết các khoán nợ trước khi giải thể và không đang trong quá trình tranh chấp pháp lý. Việc thanh toán nợ được ưu tiên theo thứ tự cụ thể, bao gồm nợ lương, bồi thường bảo hiểm, thuế và các khoản nợ khác. Cuối cùng, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện thanh tra hoạt động của các chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật
3.4. Thông tư 199/2014/TT-BTC về hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp tái bảo hiểm do Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành
Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính, bao gồm các yêu cầu về công khai tài chính. Thông tư yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phải lập các báo cáo như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và Báo cáo lưu chuyên tiền tệ, nhằm mục tiêu nang cao tinh minh bach va trách nhiệm trong hoạt động kế toán của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm.
Quy định chỉ tiết về hệ thông tài khoản kế toán áp dụng, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm dam bảo tính nhất quan va minh bach trong bao cao tài chính. Ví dụ, thông tư quy định các tài khoản như tài khoản I12 (Tiền gửi ngân hàng), tài khoản 131 (Phải thu khách hàng), và tài khoản 331 (Phái trả người bán) để ghi nhận các giao dịch tài chính. Quy định về quản lý tài sản và dự phòng nghiệp vụ, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm áp dụng các phương pháp quản lý tài sản và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để đảm bảo khả năng thanh toán các nghĩa vụ bảo hiểm trong tương lai. Nguyên tắc và phương pháp hạch toán: Thông tư quy định chỉ tiết về hạch toán doanh thu và chỉ phí liên quan đến hoạt động bảo hiểm, yêu cầu doanh thu
41
và hoa hồng từ hoạt động tái bảo hiểm phải được ghi nhận kịp thời. Chi phí kinh doanh bảo hiểm được kết chuyên trực tiếp vào TK Xác định kết quả kinh đoanh (TK 911).
3.5. Thông tư 69/2022/TT-BTC hướng dẫn chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý
bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 69/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực từ ngày
01/01/2023, hướng dẫn về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm và chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Thông tư này nhằm tạo ra một khung pháp lý rõ ràng cho việc cấp và quản lý các chứng chỉ trong ngành bảo hiểm, đảm bảo rằng các cá nhân và tô chức hoạt động trong lĩnh vực này đều có đủ năng lực và kiến thức chuyên môn.
Thông tư xác định nhiều loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm như: Chứng chỉ đại lý bao hiểm nhân thọ cơ bản, Chứng chỉ đại lý bảo hiểm liên kết đơn vị,Chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản, Chứng chỉ đại lý bảo hiểm hàng hải... Các chứng chỉ được cấp trước ngày 01/01/2023 sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trong thời gian này, các chứng chỉ cũ sẽ được quy đôi sang các loại chứng chỉ mới theo quy định. Điều này không chỉ giúp tăng cường uy tín của công ty mà còn tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thông tư cũng đặt ra áp lực cho các công ty trong việc đào tạo nhân viên để đáp ứng yêu cầu cấp chứng chỉ, điều này có thể tạo ra chi phi b6 sung cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những công ty nhỏ hoặc mới thành lập. Tổng thẻ, thông tư này thúc đây sự chuyên nghiệp hóa trong ngành bảo hiểm nhân thọ nhưng cũng đặt ra thách thức về chi phí và nguồn lực cho các công ty.