1. Thành tựu
1.1 Về nhà nước dân chủ
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để các quyền dân chủ được thực hiện trong cuộc sông, các quyền đó phải được thê chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật và được thực hiện bằng những thiết chế tương ứng của Nhà nước. Ở đây, dân chủ và pháp luật, dân chủ và kỷ cương không bài trừ, phủ định nhau, trái lại, chúng nằm trong sự thông nhất biện chứng, là điều kiện, tiền đề phát triên của nhau. Thực tế cho thấy, cả vô chính phủ lẫn độc đoán chuyên quyền đều trái với bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Không thê có dân chủ mà thiếu pháp luật, kỷ luật, kỷ cương.
Trong suốt những năm đổi mới, dân chủ hoá đã được thể hiện trên mọi lĩnh vực kinh
tế - chính trị - văn hoá xã hội, cho cả xã hội và đối với mỗi cá nhân. Nhà nước, xã hội luôn
tôn trọng và bảo vệ các lợi ích chính đáng của nhân dân. Nhân dân được tạo điều kiện để
làm chủ về kinh tế nhờ đường lỗi phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Dân chủ trong Đảng, trong các tô chức nhà nước, đoàn thê và xã hội, trong tô chức và hoạt động của các cơ quan dân cử được mở rộng và có những bước tiễn mới. Trong lĩnh vực xã hội, dân chủ ngày càng mở rộng và được pháp luật hóa về quyền cơ bản của con người, quyền công dân phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Một trong những kết quả quan trọng trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta thời kỳ đôi mới, đó là ý thức dân chủ của công dân và của xã hội, trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên. Những bảo đảm dân chủ về quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm của các chủ thé trong xã hội đó được luật hóa cụ thé hơn và thực hiện từng bước có kết quả. Người dân tham gia ngày càng tích cực góp phần xây dựng đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đất nước đang trong thời kỳ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng đang từng bước được hình thành, đang được xây dựng, nó chưa đạt tới độ chín muỗi. Song sau 30 năm đổi mới, dân chủ trong xã hội đã có những bước tiến căn bản.
Trong những năm đôi mới, với đường lỗi xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mở ra những dư địa cho việc thực hành và phat huy dân chủ. Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đăng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Thê chế hóa chủ trương đó, Nhà nước đã ban hành Hiến pháp và nhiều đạo luật về kinh tế đề tạo hành lang pháp lý cho sự vận hành của nền kinh tế và cho
hoạt động sản xuất, kinh doanh, như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Hợp tác xã, Luật
Doanh nghiệp, Luật Dat dai, Luật Phá sản... Nhờ đó người dân đã có quyền được tự do kinh doanh, quyên làm chủ trong lao động sản xuất, quyền sở hữu tài sản, quyền được làm những gì mà pháp luật không cắm. Người dân cũng có quyền tham gia các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; tham gia quản lý và giám sát các hoạt động kinh tế của bộ máy nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã. Người lao động có quyền được hưởng thụ một cách bình đăng những thành quả kinh tế của đất nước.
Tỉnh thần dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động kinh tế ngày càng thê hiện rõ.
Tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của người dân ngày cảng được phát huy. Nhà nước chăm lo cho người dân có công ăn việc làm, quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đề nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo.
Trong những năm đổi mới, dân chủ trong chính trị có bước tiên nổi bật. Chúng ta đã tiễn hành đối mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, qua đó dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy. Đã và đang tiên hành đối mới, chỉnh đôn Đảng, đôi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nhờ đó dân chủ trong Đảng ngày một nâng cao.
Thực hiện bầu cử có số dư, ban hành Quy chế chất vấn trong Đảng. Việc quy chế hóa hoạt động của cơ quan lãnh đạo các cấp đã đưa sự lãnh đạo của Đảng ngày càng vào nề nếp, dân chủ tốt hơn. Sự tham g1a của các tô chức cơ sở đáng và đảng viên vào việc hoạch định, triển khai đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ngày cảng rộng rãi và có hiệu quả. Sinh hoạt dân chủ trong nội bộ Đảng có bước tiến rõ rệt. Những bước tiến đó đã có tác động mạnh mẽ đến việc phát huy dân chủ trong xã hội. Chúng ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đã ban
hành Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 với nhiều sửa đối, bô sung rất mới liên quan đến quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân. Đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan tới tô chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các thành phần kinh tế; nhiều quyền công dân và quyền con người đã được cụ thê hóa và thê chế hóa. Hoạt động của Quốc hội ngày cảng dân chủ, tăng cường hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; toàn dân góp ý sửa đôi Hiến pháp năm 1992: cải tiến việc bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân, bầu cử có số dư; tăng cường đóng góp ý kiến của nhân dân vào các dự án luật, các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hoạt động của ngành tòa án và Viện kiêm sát cũng có nhiều đôi mới theo hướng phát huy dân chủ của công dân, tăng cường vai trò của luật sư và tranh tụng tại tòa án để hạn chế bớt các án oan, sai. Đã cải cách một bước nền hành chính quốc gia trên cả bốn phương diện: thể chế hành chính, tổ chức bộ máy, cán bộ công chức và tài chính công đề giảm bớt phiền hà cho người dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, phát huy vai trò giám sát và phan biện xã hội, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh. Cùng với việc đa dạng hóa hình thức tập hợp quần chúng, chúng ta cũng đã đa dạng hóa chức năng các tô chức này. Hàng loạt các tô chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ra đời đã đáp ứng nhu cầu đa dạng, nhiều chiều của nhân dân về tập hợp quần chúng theo giới tính, tudi tác, nghề nghiệp, học vấn, quê hương, tâm linh... Vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành
“Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - Xã
hội” và “Quy định về việc Mặt trận Tô quốc, các đoàn thẻ chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”. Các hình thức thực hiện dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện) từng bước được hoàn thiện. Quy chế dân chủ cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trần đã thâm nhập sâu rộng vào mọi tang
lớp nhân dân, làm cho bầu không khí dân chủ ở cơ sở ngày càng khởi sắc, có sinh khí.
Nhà nước bảo đảm cho nhân dân các quyền cơ bản, như quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do sáng tạo, quyền đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, quyền thảo luận và biêu quyết những vấn đề quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Nhân dân có quyền thảo luận và giám sát các dự án về an sinh xã hội, về xóa đói, giảm nghèo, về hỗ trợ do thiên tai... Đề tạo hành lang pháp ly cho phát huy dân chủ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, Nhà nước đã ban hành các đạo
luật, như Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo
hiểm y tế, Pháp lệnh Ưu đãi người có công... Nhờ đó đã phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong sinh hoạt văn hoa tinh thần, trong hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho nhân dân được hưởng thụ những thành quả của văn hóa dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại. Ngoài ra trong hoạt động lý luận khoa học môi trường dân chủ có bước tiền, tạo điều kiện cho các nhà khoa học tự do tư tưởng, tranh luận, thảo luận, phát huy tính sáng tạo của mình, phản biện, đóng góp vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vào các chương trình, dự án kinh tế - xã hội của Trung ương và địa phương.
1.2 Về Nhà nước pháp quyền
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
a. Thanh teu đầu tiên: hình thành được những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền.
Đặc trưng đầu tiên là tất cả moi quyền lực đều thuộc về nhân dân; khẳng định bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đã tạo dựng được tương cơ ché pháp lý cơ bản nhằm bảo đảm thực thi một cách nhất quán dựa theo nguyên tắc là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ được đây mạnh, các quyền của nhân dân, nhất là quyền dân chủ trực tiếp, được từng bước cụ thê hóa trong các luật. Dân chủ trong kinh tế được phát huy mạnh mẽ, thê hiện ở trong việc cắt giảm điều kiện đầu tư và kinh doanh bất hợp lý để bảo đảm cho người dân thực hiện quyên tự do kinh doanh nhằm tham gia quá trình phát triên kinh tế của đất nước. Nhân dân đã trở thành chủ thê tối cao của quyền lực nhà nước và được nhận diện rõ ràng hơn trách nhiệm trong từng cơ quan nhà nước.
Đặc trưng thứ hai là quyền lực nhà nước là thông nhất nhưng có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vai trò của pháp luật và thực thi pháp luật ngày càng được chú trọng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội. Cơ chế phân công, phối hợp và kiêm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyền biến tích cực. Bộ máy nhà nước bước đầu được sắp xép lại theo hướng tỉnh gọn gắn với tỉnh giản biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Đặc trưng thứ ba là tất cả những thành viên trong xã hội đều phải tuân thủ pháp luật và pháp luật chỉ phối mọi quan hệ của đời sống xã hội, của đất nước. Pháp luật về quyền con người và quyền công dân đã được quan tâm và hoàn thiện hơn ở trên tất cả các lĩnh vực như dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đặc trưng thứ tư là tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh, nghiêm túc. Tất cả mọi người đều phải nhận thức, sông và hành động theo Hiến pháp và Pháp luật. Vị trí tối cao của Hiến pháp và luật đã được khăng định một cách rõ ràng. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp đã được định hình rõ ràng hơn trong các văn bản quy phạm pháp luật. Yêu cầu đối với việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật đã trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong việc thực thị công vụ. Đặc trưng thứ năm là sự tuân thủ của Nhà nước đối với luật pháp quốc tế. Một đặc trưng quan trọng là Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
b. Thành tựu thứ hai trong xây dựng Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của Dang và tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thông pháp luật của ta ngày càng được quan tâm, xây dựng và phát triển hoàn chỉnh. Trên thực tế, Nhà nước đã thật sự quản lý đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Hệ thống pháp luật ngày càng đi vào đời sống xã hội, đời sống kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, đối ngoại... Nhà nước đã được cải cách, đối mới về nhiều mặt và có hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng tham nhũng và các biểu hiện tha hóa quyên lực. Việc bồ sung thêm nội dung “kiêm soát quyền lực nhà nước” đã trở thành là một bước đột phá trong bảo đảm cho tất cả quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhằm hạn chế lộng quyền, lạm quyền. Quyền lực nhà nước đã phân công một cách khá hợp
lý, được giới hạn chặt chẽ hơn bằng Hiến pháp và pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã được xác định rõ hơn nhiều so với trước đây. Bộ máy nhà nước được đối mới theo hướng ngày càng tinh gọn, hiệu quả. Năng lực của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp đã được nâng cao một cách rõ rệt. Việc kiêm soát quyền lực trong thực thi công vụ được tăng cường theo hướng quyên lực và chức vụ cảng lớn thì càng kiêm soát chặt chẽ. Hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện theo hướng tiếp cận đầy đủ hơn với các yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền. Hoạt động của Quốc hội trong việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tôi cao có nhiều đôi mới, chất lượng và hiệu quả được nâng cao.
Vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội được thê hiện rõ hơn....
c. Thành tựu thứ ba là sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn dé bảo đảm sự thông nhất quyền lực. Điền hình, trong việc xây dựng pháp luật có sự phôi hợp rất chặt chẽ giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp để bảo đảm sự thong nhất về quyền lực, giúp Quốc hội (QH) ngày càng hoàn thiện hệ thông pháp luật hơn.
Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp có nhiều đổi mới. Hoạt động của Chính phủ và các bộ, ngành chủ động, tích cực, tập trung hơn vào quản lý, điều hành vĩ mô: tháo gỡ các rào cán; phục vụ, hỗ trợ phát triển. Cái cách hành chính, cải cách tư pháp trên một số lĩnh vực có bước đột phá. Tổ chức bộ máy của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan bồ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tô chức và cá nhân; tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Tô chức bộ máy của chính quyền địa phương được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn; quan tâm xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn, khân trương triển khai xây dựng chính quyền điện tử”.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước đó được xây dựng trên nền tảng lý luận Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những điều kiện thực tế hiện nay của thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực