Quan điểm phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 91 - 92)

6. Cấu trúc đề tài

3.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế xã hội

- Phát triển kinh tế - xã hội của vùng phải nằm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Hà Giang và vùng miền núi phía Bắc.

- Đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo ra đƣợc các khâu đột phá để đƣa nền kinh tế phát triển nhanh hơn, từng bƣớc khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các huyện khác trong tỉnh và cả nƣớc.

- Phát triển kinh tế - xã hội phải đƣợc xem xét và tính toán trong bối cảnh đất nƣớc đang chủ động và khẩn trƣơng hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển kinh tế phải hƣớng vào sản xuất hàng hoá, đầu tƣ tập trung có trọng điểm để hình thành các sản phẩm chủ lực và các vùng kinh tế động lực có quy mô sản phẩm lớn, giá trị kinh tế cao làm cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tổ chức sắp xếp lại dân cƣ.

- Coi trọng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ƣu tiên phát triển giao thông, thuỷ lợi, hệ thống cấp điện, cấp nƣớc sinh hoạt và các công

trình phúc lợi công cộng nhƣ trƣờng học, bệnh viện, phát thanh truyền hình…Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng tạo động lực thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển, nhất là các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa…

- Tăng cƣờng đào tạo đội ngũ lao động và cán bộ quản lý, nâng cao dân trí, coi trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng.

- Gắn tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội, giải quyết tốt các chính sách về miền núi, dân tộc, giảm áp lực gia tăng dân số. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)