CHƯƠNG II: TỐ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÚC LONG
2.2. Tổ chức công tác phân tích BCTC tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hải Phúc Long
2.2.1 Bộ phận thực hiện, thời điểm tiến hành và nguồn dữ liệu phân tích kinh tế - Bộ phận thực hiện: Phòng Tài chính - Kế toán trong Công ty đảm nhiệm.
- Thời điểm tiến hành: Hàng năm, sau khi Kế toán trưởng lập xong BCTC sẽ cùng nhân viên trong Phòng tiến hành phân tích phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty, từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp và phương án phù hợp để tham mưu nhằm tăng hiệu quả kinh doanh cho năm tiếp theo trình lên Giám đốc.
- Nguồn dữ liệu phân tích kinh tế: BCTC của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hải Phúc Long
2.2.2 Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích.
Nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích:
Phân tích quy mô vốn sử dụng trong kỳ: Đánh giá sự biến động tăng hay giảm của tổng nguồn vốn năm 2020 so với năm 2019.
Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời:
- Tỷ suất DT thuần/ Vốn CSH¿VCSH bìnhquânDT thuần - Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn CSH = Lợi nhuận gộp VCSH bìnhquân VCSHbq = VCSH(đầukỳ)+VCSH2 (cuối kỳ)
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (ROA) = TS bìnhquânlnsauthuế Tổng tài sản bình quân = Tàisản(đầu kỳ)+Tải sản(cuối kỳ)
2
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu (ROE) = VCSH bìnhquânlnsauthuế
Phương pháp phân tích sử dụng chủ yếu tại Công ty là Phương pháp so sánh, Lập bảng biểu.
Ý nghĩa của các chỉ tiêu:
- Hệ số doanh thu trên VCSH bình quân phản ánh cứ 1 đồng VCSH bình quân bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
- Hệ số Lợi nhuận gộp trên VCSH bình quân phản ánh cứ 1 đồng VCSH bình quân bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
- Dựa vào ROA mà các nhà quản lý doanh nghiệp biết được chính xác số vốn đầu bỏ ra để đầu tư cũng như lợi nhuận ròng đem về là bao nhiêu. Và chỉ số ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt.
- Chỉ số ROE cho các nhà quản lý doanh nghiệp biết được số vốn sở hữu mà doanh nghiệp của mình bỏ ra để kinh doanh sẽ thu về bao nhiêu lợi nhuận ròng. Chỉ số ROE càng cao thì chứng tỏ quá trình sử dụng vốn của công ty, doanh nghiệp vô cùng hiệu quả.
Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hải Phúc Long qua 2 năm 2019 và 2020
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So sánh
Chênh lệch Tỉ lệ(%) 1. Doanh thu thuần BH &
CCDV 3.796.155.554 3.855.870.423 59.714.869 1,57
2. Tổng tài sản 3.065.408.880 2.488.252.434 -577.156.446 -18,83
3. LNST -128.680.725 -96.760.213 31.920.512 -24,81
4. VCSH 1.554.526.521 2.439.595.715 885.069.194 56,93
5. Hiệu suất sử dụng tổng
TS (1)/(2) 1,24 1,55 0,31 25,13
6. Tỷ suất sinh lời của tài
sản (ROA) (3)/(2) -0,04 -0,04 0,00 7,36
7. Tỷ suất sinh lời của
VCSH (ROE) (3)/(4) -0,08 -0,04 0,04 52,09
8. Tỷ suất LNST/doanh thu
thuần (3)/(1) -0,03 -0,03 0,01 25,97
Nhận xét: Từ những số liệu phân tích ở bảng trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2020 so với năm 2019 đã được cải thiện. Cụ thể:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2019 là 1,24 lần, tức là cứ 1 đồng tài sản bỏ ra sẽ đem lại 1,24 đồng doanh thu, sang năm 2020 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1,55 lần, tức là cứ 1 đồng tài sản bỏ ra sẽ đem lại 1,55 đồng doanh thu, tăng 0.31 lần tương ứng với tăng 25,13%
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) năm 2019 là -0,04. Tức là công ty đang bị lỗ 0,04 đồng trên 1 đồng tài sản bỏ ra, sang năm 2020 tỷ suất sinh lời của tài sản vẫn không có biến chuyển đáng kể, vẫn là mức -0,04.
Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) năm 2019 là -0,08. Tức là công ty đang bị lỗ 0,08 đồng trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu, sang năm 2020 tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) được cải thiện, dù vẫn âm là -0,04.
Qua đây, ta có thể thấy việc sử dụng vốn của công ty trong 2 năm 2019, 2020 là chưa tốt, công ty cần có những chiến lược kinh doanh, những phương án sản xuất phù hợp để phục hồi sản xuất thích ứng với trạng thái bình thường mới thời kì dịch bệnh.
2.2.3 Tổ chức công bố báo cáo phân tích
- Báo cáo phân tích được công bố vào cuộc họp thường niên đầu năm của Công ty, được trình lên giám đốc, sau đó giám đốc phối hợp cùng với bộ phận kinh doanh để đưa ra những chiến lược kinh doanh và hướng đi mới cho dòng tài chính của Công ty, nhằm đạt được những hiệu quả kinh doanh cao nhất. Ngoài việc báo cáo phân tích được công bố trong nội bộ doanh nghiệp thì báo cáo phân tích còn được công bố với các đối tượng bên ngoài Công ty như:
- Báo cáo phân tích được gửi cho chủ nợ để có thể giúp họ trả lời được một số câu hỏi liên quan như: Công ty vay nợ để làm gì? Hiện tại đang nợ bao nhiêu? Việc trả nợ của công ty như thế nào, có tốt không? Nguồn tiền trả nợ từ đâu?… Đây là những câu hỏi giúp các chủ nợ cân nhắc, tính toán và quyết định có nên cho công ty vay tiền hay không. Đặc biệt trong BCTC, nếu công ty càng chứng minh được nhiều nguồn trả nợ, thì khả năng được các chủ nợ cho vay là rất cao.
- Báo cáo phân tích được gửi cho các nhà đầu tư, khi có ý định đầu tư vào Công ty, các nhà đầu tư sẽ quan tâm đó là tình hình tài chính của công ty có tốt không? Khả năng sinh lợi nhuận của công ty trong tương lai như thế nào? Mức độ rủi ro khi đầu tư vào công ty…Những câu hỏi này sẽ giúp nhà đầu tư cân nhắc để đưa ra quyết định nên hay không nên đầu tư vào công ty.
- Báo cáo phân tích được nộp lên cơ quan chính quyền để thực hiện quá trình kiểm soát, ngăn ngừa hay thúc đẩy tình hình phát triển của công ty.