CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ KẾT LUẬN
3.2 Kết quả thực nghiệm
3.2.3 Bộ dữ liệu tự tổng hợp
Hình 3.13: Mô hình tuyến tính
Lệnh trên có nghĩa rằng mô tả Tong so ca nhiem là một hàm số của Tong so ca tu vong. Ta thấy kết quả tính toán ở đoạn code trên như sau: 𝛼̂ = 138.860 và 𝛽̂ = 26. Với hai thông tin này, ta ước tính được Tong so ca nhiem cho bất cứ Tong so ca tu vong nào cụ thể bằng phương trình sau:
𝑇𝑜𝑛𝑔 𝑠𝑜 𝑐𝑎 𝑛ℎ𝑖𝑒𝑚 = 138.860 + 26 × 𝑇𝑜𝑛𝑔 𝑠𝑜 𝑐𝑎 𝑡𝑢 𝑣𝑜𝑛𝑔 (18)
Có nghĩa rằng khi tổng số ca tử vong tăng 1 ca thì Tổng số ca nhiễm tăng khoảng 26 ca.
Hình 3.14: Thông tin về số ca tử vong
Nhìn vào các thông số ở hình 3.14, ta thấy rằng: số ca tử vong thấp nhất là 0 ca, cao nhất là 19.984 ca; số ca tử vong trung bình là 658 ca. 1st Qu. = 61 có nghĩa rằng cứ 25% đối tượng nghiên cứu có số ca tử vong bằng hoặc nhỏ hơn 61 ca; 3rdQu. = 413
30 ca có nghĩa rằng 75% đối tượng nghiên cứu có số ca tử vong bằng hoặc nhỏ hơn 413 ca. Số trung vị (mean = 658) có nghĩa là 50% đối tượng nghiên cứu có có số ca tử vong là 658 ca trở xuống hay 658 ca trở lên.
Hình 3.15: Thông tin về số ca nhiễm bệnh
Tương tự như tổng số ca tử vong, ta thấy rằng: số ca nhiễm bệnh thấp nhất là 182 ca, cao nhất là 1.539.314; số ca nhiễm bệnh trung bình là 155.730 ca. Cụ thể như sau, 1st Qu. = 48.853 có nghĩa rằng cứ 25% đối tượng nghiên cứu có số nhiễm bệnh bằng hoặc nhỏ hơn 48.853 ca; 3rdQu. = 160.882 ca có nghĩa rằng 75% đối tượng nghiên cứu có số ca nhiễm bệnh bằng hoặc nhỏ hơn 160.882 ca. Số trung vị (mean = 155.730) có nghĩa là 50% đối tượng nghiên cứu có có số ca nhiễm bệnh là 155.730 ca trở xuống hay 155.730 ca trở lên.
Hình 3.16: Thống kê về tình hình tử vong của 63 tỉnh thành
Dựa vào dữ liệu và đưa các giá trị về dạng nhị phân, 1 là tỉnh thành có ca tử vong, 0 là tỉnh thành không có ca tử vong. Sau khi thống kê, ta thấy có 2 tỉnh thành chưa ghi nhận ca tử vong nào (Lai Châu và Sơn La) và có 61 tỉnh thành ghi nhận đã có bệnh nhân tử vong vì Covid.
Hình 3.17: Biểu đồ thể hiện tương quan giữa tử vong và nhiễm bệnh của các tỉnh thành
31 Quan sát biểu đồ trên, ta thấy được hầu hết các tỉnh thành có số ca tử vong dưới 2.500 ca, cao nhất gần 20.000 ca đó là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Hà Nội hiện là tỉnh thành chiếm số ca nhiễm bệnh cao nhất (khoảng gần 1.540.000 ca).
Hình 3.18: Biểu đồ thể hiện tương quan giữa sáu vùng kinh tế ở Việt Nam
Từ bộ dữ liệu trên, tiến hành phân chia 63 tỉnh thành bằng 06 vùng kinh tế, cụ thể:
Vùng 1 – Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh thành (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình). Mang khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa, vào mùa hè có gió mùa Tây Nam gây ra nóng khô, có mưa rất nhiều còn mùa đông thì lạnh khô nhưng mưa ít. Vì vậy, khí hậu tại đây có phần khắc nghiệt và gây cản trở cho việc sinh hoạt cũng như gia tăng sản xuất vì khô nóng, có nhiều sương muối và diễn ra hạn hán.
Vùng 2 – Đồng Bằng Sông Hồng gồm 11 tỉnh thành (Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình). Có khí hậu là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, đầu mùa đông sẽ mang khí hậu hơi se lạnh khi đến cuối mùa đông đi kèm với lạnh thì còn có các cơn mưa phùn.
Vùng 3 – Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung gồm 14 tỉnh thành (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận). Vì lý do
32 cấu trúc địa lý, địa hình vùng này khá đặc biệt nên dẫn đến có luồng gió tây nam khô nóng, thường xuyên xảy ra thiên tai rất nặng nề, chẳng hạn như bão lụt, hạn hán, sạt lở, xâm nhập mặn...
Vùng 4 – Tây Nguyên gồm 05 tỉnh thành (Kom Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) có đặc điểm khí hậu phổ biến đó là nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mát mẻ hơn so với các khu vực cạnh biển.
Vùng 5 – Đông Nam Bộ gồm 06 tỉnh thành (Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh). Đặc điểm vùng này mang khí hậu cận xích đạo, quanh năm có nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi.
Vùng 6 – Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm 13 tỉnh thành (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau). Vùng này có khí hậu chịu ảnh hưởng bởi cả hai nguồn gió đông bắc và tây nam. Nhìn chung khí hậu cận xích đạo và nóng ẩm quanh năm.
Được biết, loại virus Corona này sống trong nhiệt độ ẩm thấp khoảng từ 25 độ trở xuống. Kết hợp hai biểu đồ 3.17 và 3.18, ta nhận thấy rằng, tại các vùng mang khí hậu lạnh, đặc biệt như các vùng phía Bắc như Hà Nội sẽ làm gia tăng tốc độ lây nhiễm của virus, chúng sẽ bùng phát nhanh chóng khi gặp nhiệt độ thấp. Còn ở miền Nam, như Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi có người dân di cư đến sinh sống và làm việc cao, dù ở trong khí hậu nóng, nhưng vì mật độ dân số cao kèm theo đó là một trong những nơi phát hiện dịch bệnh đầu tiên, nên có số ca nhiễm và tử vong cao nhất.
Nhìn vào biểu đồ 3.18, ta thấy các vùng có số ca nhiễm bệnh và tử vong được sắp xếp từ cao đến thấp lần lượt là: Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung, Đồng bằng Sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
Vì vậy, loại virus này một phần phát tán gây nhiễm bệnh với tốc độ nhanh không chỉ phụ thuộc vào mật độ dân số mà còn phụ thuộc một phần vào đặc điểm khí hậu của từng vùng.