111.2. Hệ thống kiến thức theo quan điểm giải quyết vấn dé_hé quả tất yếu của dạy học theo quan điểm tổ chức hoạt động nhận thức
Hoạt động nhận thức như đã nói ở trên bất đầu từ việc phân tích sự vật, hiện tượng và tìm ra mâu thuẫn nhận thức. Trong quá trình hoạt động nhận thức, người học phải sử đụng lại những kiến thức đã có như một trong những
phương tiện nhân thức,
Trong quá trình ấy, kiến thức cũ được quy nạp vé và sắp xếp lại trong một trật tự mới cùng với các kiến thức mới, để tiện cho việc lưu giữ và sử dung; để hiểu về sự vật, hiện tượng ngày càng đẩy đủ hơn, sâu sắc hơn. Như
vậy, cùng với hoạt động nhận thức, kiến thức được sắp xếp lại một cách hệ
thống hơn, khoa học hơn, tỉnh giản hơn, dễ tìm kiếm, sử dụng hơn.
Ví dụ :
Khi học về định luật II Newton, học sinh đưa khái niệm gia tốc đã
được học ở phần động học về đúng vị trí của nó, từ đó kiến thức trở nên hệ thống hơn, dễ sử dụng hơn
Khi giải các bài toán vật lý cũng vậy, ngoài kiến thức mới vừa học, học sinh phải sử dụng kiến thức đã có để giải thích hiện tượng day đủ hơn, chính
xác hơn
Ví dụ: Để giải thích trạng thái lơ lửng và hình dang của giọt dầu trong dung dịch cén và nước, học sinh phải vận dụng kiến thức vé định luật
Archimède ( kiến thức này học ở lớp 7 ), lực tương tác phân tử ( kiến thức này
học ở lớp 10 ) và lực căng mặt ngoài ( kiến thức mới ).
111.3. Hoạt động nhận thức và việc nâng cao trình độ kiến thức:
Cùng với hoạt động nhận thức, năng lực nhận thức từng bước được hình
thành. Nghĩa là trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo được nâng lên; phương pháp nhận thức được sử dụng đúng đấn và thành thạo hơn.
Như vậy, kiến thức được nâng cao trình độ trong quá trình hoạt động nhận thức
xây dựng kiến thức mới. Kiến thức có nhiều mức độ khác nhau, để chuyển kiến thức từ mức độ thấp lên mức độ cao hơn học sinh phải sử dụng kiến thức để
hoạt động nhận thức. Nghĩa là sử dụng kiến thức để giải quyết vấn để trong đời sống, trong kỹ thuật ( dưới dạng các bài tập vận dụng ) hay sử dụng kiến thức
để xây dựng kiến thức mới. Cùng với quá trình ấy, kiến thức được đổi chỗ, sấp
xếp theo trật tự mới. Sự sắp xếp này lập đi lập lại rất nhiều lần khi học sinh sử Gvhd: TS.L4 Thi Thanh Thắo 16
XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC THEO QUAN ĐIẾM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
dung kiến thức để hoạt động nhận thức cho đến khi nó trở thành hệ thống mà người học dễ sử đungnhất.
Các trình độ của kiến thức được phân chia như sau:{TLTK 13]
1.Trình độ biết: nhớ các sự việc, thuật ngữ, kiến thức dưới hình thức đã
được hoc
2.Trình 46 hiểu: hiểu tư liệu đã học, có thể diễn giải, mô tả, tóm tắt
thông tin thu nhận từ học tập
3.Trình độ ứng dụng: vận dụng kiến thức vào tình huống khác tình
huống đã được học
4.Trình độ phân tích: biết tách từ tổng thể thành những bộ phận khác nhau, biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần đó
5.Trình độ tổng hợp: biết liên hợp các bộ phận thành tổng thể và biết
mô tả tổng thể.
6.Trình độ đánh giá: biết so sánh, phê phán, chọn lọc, đánh giá và nhận định trên cơ sở các tiêu chí xác định.
7.Trình độ chuyển giao: có khả năng diễn giải, thuyết phục và truyền
đạt kiến thức đã tiếp thu được cho đối tượng khác.
8.Trình độ sáng tạo: sáng tạo ra những kiến thức có giá trị mới trên cơ
sở các kiến thức đã tiếp thu.
Kiến thức ở trình độ càng cao thì càng bén vững và càng có tính sử dụng
cao, Kiến thức cang ở trình độ cao là chứng tỏ sự hoàn thiện của các thao tác, kỹ năng, kỹ xảo.
Hoạt động học tập của học sinh trong quá trình hoạt đông nhận thức là quá trình tự lực hoạt động của học sinh. Trong quá trình này học sinh sẽ tự
mình bể sung và nâng cao trình độ kiến thức của bản thân.
Khi vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn để của thực tiễn ( giải các bài tập vận dụng ) học sinh phải sử dụng lại toàn bộ kiến thức có liên quan đến
sự vật, hiện tượng ( cả kiến thức cũ và kiến thức mới ). Từ đó học sinh sẽ nắm được phạm vị vận dụng của kiến thức. Nhờ vậy, học sinh sẽ tự hệ thống hoá
kiến thức, sắp xếp lại kiến thức cho phù hợp và dễ dàng cho việc sử dụng.
Ví dụ: Khi giải các bài toán về chuyển động của vật bị ném ( ném ngang, ném xiên ) học sinh sẽ phải sử dụng lại kiến thức của phần động học như chuyển động thẳng đều và chuyển động rơi tự do của vật. Đồng thời, học sinh cũng phải sử dụng kiến thức mới là phép phân tích lực để phân tích chuyển đông của vật theo hai phương. Như vậy kiến thức được quy nạp về
đúng vi trí của nó và được sấp xếp lại. Vì thế trình độ kiến thức được nâng lên.
Gvhd: TS.Lé Thi Thanh Thắc 17
XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC THEO QUAN DIEM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
( Công việc này giống như việc mua s4m đổ đạc cho một căn nhà: Khi
mua thì cái gì cảm thấy cẩn thì mua, khi về phải sắp xếp lại cho tiện sử dụng,
khi thay đổi chức năng của các phòng thì phải sấp xếp lại )
Do đó, sử dụng kiến thức như một công cụ giải quyết vấn để góp phần hệ thống hoá kiến thức, đồng thời làm cho kiến thức được nâng lên trình độ cao hơn, kiến thức sử dụng đạt đến trình độ vận dụng
Có những kiến thức có thể đã được cung cấp trước đó và được sử dụng tốt. Nhưng khi cần thiết phải sử dụng cho hoạt động nhận thức mới, học sinh sẽ có dịp ôn lại, xem lại và đưa nó về thành hệ thống. Trong quá trình sử dụng
kiến thức để hoạt động nhận thức, người học sẽ tự nhận ra được mức độ, tần
suất sử dụng các kiến thức đó và tất yếu sấp xếp vào một vị trí nào đó thuận tiện cho việc sử dung, Và có những kiến thức mà người học tự nhận thấy không nhất thiết phải lưu giữ. Quá trình sấp xếp lại kiến thức diễn ra một cách liên
tục, tư động cùng với hoạt động nhận thức và kết quả là người học có được một
hệ thống kiến thức lưu giữ tỉnh giản, khoa học, hợp lí, tiện sử dụng. Hệ thống kiến thức như vậy có tính bển vững cao.
Người ta đã tổng kết khả năng lưu giữ thông tin theo các mức độ hoạt động khác nhau được biểu diễn bằng biểu đổ [ xem sơ đổ 2 |
Nhìn vào biểu đổ, ta nhận thấy rằng để học sinh có thể lưu giữ kiến thức
được một cách tốt nhất thì quá trình học tập phải là quá trình hoạt động của bản
thân học sinh. Do đó có thể nói dạy học trên cơ sở tổ chức hoạt động nhận thức
cho học sinh mang lại kết quả cao nhất ( học sinh có kha năng lưu giữ thông tin
là 75% )
Vậy làm thế nào để cùng với sự học tập giúp học sinh nâng cao trình độ kiến thức? Làm thế nào để kiến thức thực sự là công cụ hữu hiệu để
hoạt động nhận thức?
Kiến thức có vai trò là công cụ, phương tiện để hoạt động nhận thức. Hệ thống kiến thức có khoa học, vững chắc và dễ dàng sử dụng là diéu kiện để hoạt động nhận thức thành công. Đồng thời, hoạt động nhận thức cũng là điểu
kiện để hệ thống hoá kiến thức và nâng cao trình độ kiến thức
Gvhd: TS.L¿ Thi Thenh Thắe 18
Dạy cho người khác: 90%