Trong thực tế, hầu hết mọi người đều cho rằng chữ ký số là chữ ký điện tử, nhưng không phải vậy. Chữ ký điện tử có phạm vi rộng hơn chữ ký số và cách tạo lập, sử dụng cũng có phần dễ dàng hơn nhưng chữ ký số lại có độ bảo mật cao hơn và giúp bảo vệ lợi ích người dùng tốt hơn.
Vì vậy hãy đi so sánh để thấy sự khác biệt giữa hai loại chữ ký này.
Hình 13: So sánh chữ ký số và chữ ký điện tử
I. Giống nhau
Chữ ký số và chữ ký điện tử đều có nhiệm vụ giống nhau nhằm thay thế cho chữ ký viết tay truyền thống và được sử dụng trong các giao dịch điện tử để xác định người thực hiện các giao dịch đó. Ngoài ra, cả chữ ký số và chữ ký điện tử đều là thông tin đi kèm dữ liệu văn bản, hình ảnh, video… để xác minh quyền chủ sở hữu các dữ liệu điện tử.
Lợi ích của chữ ký số và chữ kí điện tử:
Xác thực nguồn gốc: giúp xác định một tài liệu hoặc thông tin điện tử là từ một nguồn cụ thể, cho phép nhận dạng người hoặc tổ chức đã tạo ra hoặc phát hành thông tin đó.
Bảo mật: sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin, cho phép nhận biết nếu thông tin đã bị thay đổi sau khi được ký và từ chối thông tin không hợp lệ.
Chứng minh pháp lý: có giá trị pháp lý, nhất là trong các giao dịch trực tuyến, giúp tạo ra bằng chứng về thỏa thuận và cam kết giữa các bên tham gia.
Tiết kiệm thời gian và chi phí: giúp loại bỏ các bước thủ tục giấy tờ truyền thống như in, ký tên và gửi bằng cách sử dụng phương pháp giao dịch điện tử. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Bảo vệ môi trường: giảm sự phụ thuộc vào giấy tờ và tiếp cận trực tuyến, giúp bảo vệ môi trường bằng cách giảm lượng rác thải trong quá trình giao dịch.
II. Khác nhau
Chúng ta sẽ dựa vào các tiêu chí sau để đem so sánh giữa chữ ký số và chữ ký điện tử:
Tiêu chí Chữ ký số Chữ ký điện tử
Giá trị pháp lý
Chữ ký số được cấp bởi các đơn vị có thẩm quyền và được cấp phép. Do đó, chữ ký số có giá trị pháp lý cao, tương đương như chữ ký và dấu mộc truyền thống.
Thông thường chữ ký điện tử không có giá trị pháp lý như chữ ký số.
Chữ ký điện tử muốn có đủ điều kiện pháp lý thì cần phải được cấp bởi cơ quan, tổ chức theo đúng quy định.
Tính chất
Chữ ký số được coi như “dấu vân tay” điện tử đã được mã hóa và xác minh danh tính của người ký văn bản, dữ liệu.
Chữ ký điện tử có thể là biểu tượng, hình ảnh…
đính kèm với các dữ liệu để xác minh danh tính của người ký.
Tiêu chuẩn
Chữ ký số đã được mã hóa và cần tuân theo các tiêu chuẩn riêng.
Chữ ký điện tử không có bất cứ tiêu chuẩn nào và không sử dụng mã hóa.
Tính năng Mang tính bảo mật tài liệu. Dùng để xác minh một tài liệu.
Cơ chế xác thực
Chữ ký số được xác thực thông
qua ID kỹ thuật số. Xác minh danh tính của người ký qua email, mã Pin…
Xác nhận
Được xác nhận bởi các đơn vị tin cậy, được cung cấp bởi các đơn vị có thẩm quyền.
Không có quá trình xác nhận cụ thể.
Bảo mật Chữ ký số có độ bảo mật, an toàn
cao, khó giả mạo. Chữ ký điện tử dễ bị giả mạo.
Cách tạo lập Cần đăng ký với các đơn vị cung cấp có đủ thẩm quyền như:
Có thể tạo lập bằng word hoặc trang web
Tiêu chí Chữ ký số Chữ ký điện tử
Mobifone… online.
Phần mềm độc quyền
Bất kỳ ai cũng có thể xác nhận. Không ràng buộc về pháp lý và sẽ yêu cầu phần mềm độc quyền trong một số trường hợp nhất định.
Ứng dụng
Được các tổ chức/doanh nghiệp sử dụng. Giúp các doanh nghiệp có thể ký hợp đồng với các đối tác trực tuyến mà không cần gặp nhau trực tiếp. Hợp đồng sẽ được ký điện tử trên File tài liệu văn bản (Word, Excel, PDF,…) và gửi qua Email.
Chữ ký số còn được dùng nhiều trong các trường hợp kê khai, nộp thuế, bảo hiểm trực tuyến, khai báo hải quan,…
Dùng để đính kèm trên các văn bản, tài liệu, video, hình ảnh… để chứng minh danh tính người ký các văn bản, tài liệu… đó.
Chữ ký điện tử thường được các cá nhân sử dụng.