Yêu cầu đối với cử nhân chuyên ngành Logistics và chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Bài tiều luận Đánh giá học phần giới thiệu ngành kinh tế (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHỆP

3.2. Yêu cầu đối với cử nhân chuyên ngành Logistics và chuỗi cung ứng

a, Các phẩm chất cần thiết

- Trung thực, thật thà: Trung thực, trao đổi với khách hàng những vấn đề gặp phải để có hướng giải quyết đúng đắn, hợp lý nhất; điều đó không chỉ thể hiện con người của bạn mà còn cho khách hàng thấy được thành ý muốn hợp tác chặt chẽ, minh bạch, lâu dài. Điều đó sẽ giúp ích cho mối quan hệ hai bên và các mục tiêu chiến lược mà cả hai bên cùng nhau hướng tới.

- Có trách nhiệm, tích cực, nhiệt huyết, say mê với công việc.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động, sẵn sàng giao lưu trong công việc, học tập và nghiên cứu.

b, Các kỹ năng cần thiết

- Khả năng đánh giá tổng thể: để làm việc lâu dài trong lĩnh vực nghề nghiệp này, cử nhân chuyên ngành logistics và chuỗi cung ứng phải có cái nhìn bao quát từ đầu đến cuối để nắm bắt được tất cả các công đoạn, quy trình để kiểm soát được rủi ro trong quá trình hoạt động.

- Khả năng thích ứng với môi trường công việc: những công việc trong ngành Logistics vô cùng phức tạp khi môi trường kinh doanh năng động không ngừng biến đổi. Để thành công trong công việc, cử nhân chuyên ngành Logistics và chuỗi cung ứng phải có khả năng thích ứng khi tổ chức, doanh nghiệp phải trải qua quá trình thay đổi liên tục.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề là tố chất hàng đầu để trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc đối với mọi cá nhân ở mọi ngành nghề khác nhau. Cử nhân chuyên ngành logistics và chuỗi cung ứng sẽ sử dụng kiến thức kinh doanh, thông tin cận hành,… để giải quyết vấn đề từ những điều nhỏ nhất, tháo gỡ khúc mắc để đạt hiệu quả như mong đợi.

- Kỹ năng lập kế hoạch và giám sát công việc một cách nhạy bén: khả năng xây dựng kế hoạch dự phòng để làm cho quy trình vận hành liên tục, đạt hiệu quả cao cũng vô cùng quan trọng, liên quan đến vấn đề quản lý rủi ro. Lập kế hoạch và cải tiến liên tục là những công việc rất thường xuyên trong ngành Logistics.

- Có khả năng sáng tạo, khả năng duy trì được các mối quan hệ.

- Có khả năng giao tiếp ngoại ngữ một cách trôi chảy, đặc biệt là Tiếng Anh, kiên nhẫn và tinh tế khi trò chuyện với khách hàng.

- Có khả năng chịu được áp lực công việc cao: môi trường làm việc của chuỗi cung ứng thường có nhịp độ rất nhanh và mỗi bước lại thụ thuộc vào việc hoàn tất bước trước đó một cách tốt đẹp. Áp lực là điều không thể tránh khỏi. Do đó, cần phải giữn cho mình sự tỉnh táo, tích cực, không để cho sự căng thẳng ảnh hưởng đến thái độ và năng suất làm việc.

3.2.2. Kiến thức của cử nhân chuyên ngành logistics và chuỗi cung ứng

Tùy vào từng vị trí công việc trong ngành Logistics, doanh nghiệp sẽ có yêu cầu khác nhau về nghiệp vụ cũng như kỹ năng khác nhau. Nhưng dù làm ở vị trí nào đi chăng nữa, cử nhân chuyên ngành Logistics và chuỗi cung ứng cũng cần phải trau dồi những kiến thức sau:

- Kiến thức về Incoterms: Incoterms – các điều kiện thương mại quốc tế, đây là điều kiện cơ sở giao hàng trong xuất nhập khẩu, quy định rõ ràng trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua. Trong ngành Logistics, cần hiểu rõ incoterms để cung cấp dịch vụ thích hợp đối với từng điều kiện khác nhau.

- Bọ chứng từ xuất nhập khẩu: bao gồm các giấy tờ cần thiết để hoàn thành việc xuất hay nhập khẩu một lô hàng.

- Các thuật ngữ chuyên ngành: bất kỳ ngành nào cũng có những thuật ngữ đặc thù. Trong Logistics có những thuật ngữ như hàng lẻ, hàng nguyên container…Ngoài ra một số thuật ngữ tiếng Anh như: master bill, house bill, pre-alert,…có rất nhiều từ mà các bạn sinh viên phải bỏ thời gian tìm hiểu dần.

- Khai báo hải quan VNaccs: đây là kỹ năng cơ bản của nhân viên ngành Logistics, tất cả các doanh nghiệp về dịch vụ Logistics hiện nay đều phải làm nghiệp vụ này.

- Bảo hiểm hàng hóa: Logistics bao gồm cả việc mua bảo hiểm hàng hóa cho khách hàng. Nhiều công ty Logistics có thêm dịch vụ cung ứng, bảo hiểm hàng hóa

xuất nhập khẩu.

3.2.3. Sinh viên chuyên ngành Logistics và chuỗi cung ứng trong thời đại mới Để thành công, sinh viên không chỉ tập trung trau dồi về chuyên môn, bên cạnh khối kiến thức nghề nghiệp thì các kỹ năng mềm cũng vô cùng quan trọng:

a, Kỹ năng sáng tạo

Sáng tạo là kết quả của một quá trình rèn luyện, học hỏi, phát triển kỹ năng. Đối với sinh viên, tư duy sáng tạo giúp chúng ta làm chủ được vốn kiến thức, chủ động tìm tòi những điều mới, góp phần làm ta tự tin đối mặt với những thử thách.

b, Kỹ năng tư duy phản biện

Trong công việc, học tập và nghiên cứu, mỗi sinh viên phải giữ cho mình ý kiến, quan điểm, tư duy, sáng tạo của riêng mình. Hiểu một cách đơn giản thì đó là tư duy chất vấn, đóng góp, phản bác lại những gì bạn cho là có thể khác, hoặc có cách giải quyết khác. Nhờ có tư duy phản biện, sinh viên sẽ hình thành thói quen, biết cách tiếp cận vấn đề đa chiều, linh hoạt, có khả năng quan sát, phân tích và nhìn nhận thấu đáo, từ đó dễ thích nghi trước mọi đổi thay trong cuộc sống, công việc.

c, Kỹ năng giao tiếp

Đối với sinh viên ngày nay, khả năng giao tiếp là điều cần thiết để nâng cao cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, vì vậy, cần phải có khả năng giao tiếp rõ ràng, rành mạch, điều quan trọng là truyền tải được thông điệp sao cho mọi người có thể hiểu.

Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp cũng bao gồm ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mọi người có thể hiểu được thông điệp của người nói đến đâu.

d, Kỹ năng giải quyết vấn đề

Công nghệ phát triển nhanh chóng, khiến cho các công việc đơn giản ngày một được tự động hoá nhiều. Để được săn đón trong thị trường lao động, người trẻ cần có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Đó là khả năng tìm ra được lời giải thuyết phục cho các vấn đề thực tế đòi hỏi tư duy mới mẻ, sáng tạo mà máy móc không thể xử lý được.

e, Khả năng ngoại ngữ

Bởi phần lớn thời gian của các công việc ngành Logistics là làm việc, đàm phán với khách hàng, nhà cung cấp nước ngoài, thêm vào đó, hành nghề xuất nhập khẩu và Logistics có rất nhiều thuật ngữ chuyên môn nên việc thành thạo trong giao tiếp,

công việc, có vốn ngoại ngữ phong phú là vô cùng cần thiết đối với sinh viên chuyên ngành Logistics và chuỗi cung ứng.

f, Kiến thức về phần mềm tin học

Việc soạn thảo hợp đồng hay sử dụng bảng tính là kỹ năng cơ bản cần có của một nhân viên, tác động đến năng suất lao động, đẩy hiệu quả công việc lên cao.

3.2.4. Phương pháp học tập hiệu quả

Quá trình học thành công cần các bước sau và phải bắt đầu từ ngày đầu tiên của học kỳ:

Bước 1. Xác định mục tiêu rõ ràng.

Bước 2. Lập kế hoạch và sắp xếp thời gian hợp lý.

Bước 3. Hành động kiên định.

Bước 4. Áp dụng phương pháp đọc hiệu quả.

Bước 5. Áp dụng phương pháp ghi chú hiệu quả bằng sơ đồ tư duy.

Bước 6. Áp dụng mô hình trí nhớ hiệu quả.

Bước 7. Áp dụng lý thuyết vào thực hành hiệu quả.

Bước 8. Tăng tốc cho kỳ thi.

Bước 9. Đi thi.

Tham khảo: Phương pháp học hiệu quả “P.O.W.E.R”:

- P – prepare (chuẩn bị): quá trình học tập ở chương trình đại học có sự thay đổi lớn so với các bậc thấp hơn khi sinh viên phải có thái độ tự giác, tích cực với việc chuẩn bị kiến thức trước khi lên lớp. Sự chuẩn bị tư liệu là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Sinh viên lúc này có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được học trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống.

- O – organize (tổ chức): sự chuẩn bị ở bước trên sẽ có hiệu quả hơn khi sinh viên bước vào giai đoạn thứ hai – biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống.

- W – work (làm việc): trong giai đoạn này, sinh viên phải biết cách làm việc một cách có ý thức và phương pháp cụ thể khi học trên lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành, biết vận dụng để giải quyết các vấn đề, tình huống thực tiễn.

- E – evaluate (đánh giá): sinh viên cần phải biết tự đánh giá chính bản thân

mình trong học tập và nghiên cứu. Qua đánh giá một cách trung thực, sinh viên biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm gì để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng giúp nâng cao trình độ và ý thức học tập của sinh viên.

- R – rethink (suy nghĩ lại): Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình học tập trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Bài tiều luận Đánh giá học phần giới thiệu ngành kinh tế (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)