Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Vấn đề huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bình thạnh (Trang 27 - 31)

II. Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Bình Thạnh

1. Cơ cấu nguồn vốn

1.1. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

Là một ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông thôn nên nguồn vốn chủ yếu là vốn nội tệ. Vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, là nguồn vốn chủ đạo nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng sử dụng vốn đầu tư trong nước cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp quốc doanh và mở rộng sang cho vay cả cỏc doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Để thực hiện mục tiêu trên, trong những năm qua ngân hàng đó khụng ngừng đẩy mạnh các hoạt động về huy động, quản lý và sử dụng vốn và đó đạt được kết quả khả quan: tổng nguồn nói chung và vốn nội tệ nói riêng liên tục tăng trưởng nhanh chóng qua các năm.

Bảng 2: Vốn VND và vốn ngoại tệ trong giai đoạn năm 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng nguồn vốn 929.871 1.109.382 2.088.849

Vốn VND 743.932 903.784 1.888.107

Vốn ngoại tệ 185.939 205.589 200.742

Trong giai đoạn này, nguồn nội tệ của các năm tăng trưởng không đồng đều. Cụ thể là năm 2009 đạt 743.932 triệu đồng. Đặc biệt vào năm 2010 903.784 triệu đồng, tăng 159.852 triệu đồng so với năm 2009, tăng 24.5% so với năm 2009 và tăng so với kế hoạch và tăng 4.7% so với kế hoạch đề ra. Năm 2007 đạt 288.107 triệu. Năm 2011 đạt 2.088.849 triệu đồng chiếm 91%, tính đến ngày 31/12/2011. Đạt được mục tiêu này là sự cố gắng nỗ lực đẩy mạnh và thu hút huy động vốn của ngân hàng và trong khi tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động.

Tăng trưởng vốn VND khá mạnh là kết quả sự chuyển biến tích cực của ngân hàng kết hợp sử dụng đồng bộ và hiệu quả các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác huy động và sử dụng vốn như: làm tốt công tác khách hàng, tăng cường tính chặt chẽ trong công tác điều hành, quản trị vốn và lói suất, quản trị rủi ro, thanh khoản và áp dụng công nghệ mới trong hoạt động của ngân hàng.

Về ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn ngoại tệ cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cũn khỏ hạn chế. Trong những năm qua, nhằm đáp ứng và theo kịp tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tê của đất nước, ngân hàng đó mở rộng hoạt động, dịch vụ kinh doanh đối ngoại của mỡnh, kết quả là ngõn hàng đó thu hỳt được một khối lượng ngoại tệ tương đối lớn. Nguồn ngoại tệ của ngân hàng cũng tăng trưởng khá do ngân hàng huy động thêm được tử nguồn gửi dân cư và quan hệ thêm với nhiều khách hàng mới nên đó giúp ngân hàng đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ. Nhìn chung, nguồn ngoại tệ tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động khá ổn định, luôn duy trỡ ở mức 10% trên tổng nguồn vốn. Tuy nhiên chỉ thu hút qua dân cư là chính, tiền gửi thanh toán chỉ chiếm tỷ lệ thấp nên lãi suất đầu vào cũng tương đối cao. Do vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tìm kiếm khai thác thêm các khá ch hàng cú nguồn ngoại tệ thanh toỏn nhằm tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ và hạ lãi suất đầu vào phục vụ cho nhu cầu tín dụng ngoại tệ và tạo thuận lợi cho ngân hàng.

1.2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Cũng như các chi nhánh của NHTM đặc biệt là NHNo&PTNT VN là thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn có kỳ hạn bởi đây là nguồn vốn ổn định và do đó ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư, tài trợ cho các dự án phát triển trung và dài hạn đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng ngân hàng đang đi đúng hướng đó đề ra. Trong tổng nguồn vốn thỡ nguồn có kỳ hạn luôn chiếm ưu thế (>80%). Đây là kết quả công tác huy động vốn bằng việc liên tục tăng lói suất

.

Cũng qua bảng trên có thể thấy rằng nguồn tiền không kỳ hạn không nhiều như tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng nhưng nguồn vốn này có đóng góp rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của ngõn hàng vỡ đây là nguồn có chi phí trả lói thấp nhất, mặc dự sự biến động của nguồn vốn này khá cao nhưng với lượng khách hàng tương đối ổn định thỡ sự rỳt gưi thường xuyên không gây quá nhiều lo ngại về khả năng thanh khoản. Mặt khác, ngân hàng cũng đó cú biện phỏp tớch cực để phũng ngừa loại rủi ro này, đó là luôn luôn duy trỡ, đảm bảo khả năng thanh khoản.

Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn có kỳ hạn giai đoạn từ năm 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

ST (Trđ) TT (%) ST (Trđ) TT (%) ST (Trđ) TT (%) Nguồn cú kỳ hạn 825.342 100 1.023.86 1 100 1.341.271 100

Dưới 12 tháng 168.729 20 235.921 23 246.096 18 Trờn 12 thỏng 656.613 80 787.940 77 1.095.175 82

(Nguồn báo cáo tổng kết chuyên đề nguồn vốn các năm 2009-20011)

Nguồn tiền có kỳ hạn của ngân hàng bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư và các công cụ nợ (kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi). Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của ngân hàng. Mặc dù việc thu hút nguồn vốn có kỳ hạn đòi hỏi chi phớ rất lớn nhưng nguồn vốn này giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh, kế hoạch hóa được nguồn vốn và sử dụng vốn.

Nhìn chung, nguồn vốn có kỳ hạn tăng đều qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2011 mà kết quả này có được chủ yếu là do sự tăng lên của nguồn trung và dài hạn (trên 12 tháng), chiếm 90% trong tổng vốn có kỳ hạn. Để duy trỡ sự tăng trưởng này, ngân hàng cần tập trung vào việc nghiên cứu đặc điểm của đối tượng khách hàng để phát triển các sản phẩm và các phương thức huy động vốn phù hợp và hiệu quả.

1.3. Cơ cấu huy động vốn theo chủ thể

Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiờu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng nguồn vốn 929.871 1.109.382 2.088.849 Dân cư 792.385 967.636 1.638.463 Tổ chức kinh tế 137.406 141.211 449.105 Tiền gửi khác 80 535 1025

Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì tỷ trọng huy động từ dân cư là khá lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đóng vai trò quan trọng nhằm thực hiện chủ yếu cỏc hoạt động thanh toán bù trừ ngân hàng. Sức tăng trưởng của nguồn vốn tổ chức kinh tế đạt mức cao nhất vào hai quý đầu năm 2008, hứa hẹn sẽ cũn tăng trưởng vào hai quý cuối năm do ngân hàng đang tích cực mở rộng mối quan hệ với doanh nghiệp cả trong và ngoài nước thông qua việc cho ra đời những sản phẩm mới và hiện đại.

Song song với nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế thỡ nguồn vốn từ cỏc dõn cư đóng vai trũ khỏ quan trọng trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng bởi tính ổn định, bền vững của nguồn vốn này. Khác với nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế thường dưới dạng tài khoản thanh toán khiến ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao thỡ nguồn vốn huy động từ dân cư của ngân hàng luôn được duy trỡ ổn định, thường được gửi vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc các giấy tờ có giá khác nên ngân hàng có thể yên tâm sử dụng các kế hoạch đầu tư trung và dài hạn. Trong thời gian qua nguồn huy động từ dân cư của ngân hàng cũng tăng trưởng đều đặn do chính sách tăng lói suất gửi tiết kiệm thường xuyên của NHNo&PTNT VN.

Sở dĩ các ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thạnh phải vay vốn từ NHNo&PTNT VN và NHNN, các TCTD khác là để giải quyết vấn đề thiếu khả năng thanh toán tiền mặt tạm thời của ngân hàng, khi ngân hàng gặp khó khăn về vốn ngắn hạn. Ngoài ra, do đặc thù là một ngân hàng hoạt động cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nên NHNo&PTNT VN đặc biệt là các chi nhánh cấp I (chi nhánh Bình Thạnh) tiếp nhận hàng năm một khối lượng khá lớn nguồn vốn ủy thác đầu tư (UTĐT) từ các tổ chức trong và ngoài nước phục vụ cho mục đích này.

Một phần của tài liệu Vấn đề huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bình thạnh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w