Giải pháp lâu dài

Một phần của tài liệu Nguyên nhân, thực trạng, giải pháp giảm tải tình trạng kẹt xe ở tp hcm hiện nay (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CHO VẤN NẠN KẸT XE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

4.2 Giải pháp lâu dài

- Chuyển bến xe, nhà ga, trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học ra ngoại ô:

Việc chuyển bến xe, nhà ga, trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học ra ngoại ô sẽ giảm một số lượng lớn về mật độ dân số, giảm áp lực lên mật độ giao thông. Phần đất trống sau khi di dời được sử dụng làm bãi đậu xe buýt hoặc xe cá nhân. Nguồn thu này sẽ được bổ sung cho xe buýt.

- Mở rộng đường giao thông và vỉa hè:

Đầu tiên do cấp bách và thiếu vốn nên mở rộng đường trước tại các giao lộ khoảng 50 đến 100m về mỗi bên theo quy hoạch. Trong 1 năm phải hoàn thiện khung pháp lý về luật thu hồi và bồi thường thêm phần đất mặt tiền khi mở đường để bán đấu giá tạo điều kiện về vốn cho nhà nước trong việc nhanh mở rộng diện tích giao thông. Vỉa hè nên được quy hoạch thông thoáng tạo điều kiện cho đầy đủ đối tượng người đi bộ, người đi (hoặc đỗ) ô tô, xe máy.

- Giãn mật độ dân số:

Hạn chế mật độ xây dựng tại trung tâm nội thành, xây dựng tốt cơ sở hạ tầng ở ngoại thành như đường xá, bệnh viện, trường học… để tạo điều kiện cho người dân khi chuyển ra đây sinh sống.

Mật độ dân số Tp. Hồ Chí Minh hiện tại là quá đông, đã đạt 4.292 người/km2, trong đó có các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km2. Do vậy để giảm ùn tắc giao thông, Tp.Hồ Chí Minh cần kiên quyết giảm mật độ dân cư bằng các kế hoạch giãn dân như xây dựng các đô thị vệ tinh, di dời các bệnh viện lớn, trường đại học, khu công nghiệp ra ngoại thành. Đô thị vệ tinh không phải là những đô thị nối dài như hiện nay mà có chức năng khác nhau, được xây dựng trong vòng 10-15 năm và làm cuốn chiếu. Ví dụ ở Q.9 có thể xây dựng hai thành phố đặc thù là "Thành phố khoa học công nghệ" và "Thành phố đại học", dân số ở đây có thể khoảng 1 triệu người, đa số là giáo sư, sinh viên và những người hoạt động chuyên về lĩnh vực khoa học công nghệ... Như vậy sẽ tránh được hình thức "con thoi" như hiện nay là ở một nơi, làm việc một nơi. Củ Chi sẽ là

"Thành phố sạch" vì ở trên cao, thượng nguồn sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, nơi đây sẽ được tập trung phát triển ngành công nghệ phần mềm, vi tính, may mặc...

không gây ô nhiễm. Còn ở phía nam Sài Gòn thì hình thành "Thành phố cảng" (do có hệ thống cảng) và "Thành phố công nghiệp nặng"... Mỗi đô thị sẽ được bao quanh một rừng cây, đô thị này nối kết với đô thị khác bằng một vành đai xanh (rừng cây). Vành đai xanh là đất dự trữ và tương lai là để phát triển mạng lưới giao thông vùng. Thủ Thiêm sẽ là một down town (trung tâm tài chính, thương mại quốc tế) của thành phố, không có chức năng ở. Đồng thời Tp. Hồ Chí Minh di dời các bệnh viện lớn, trường đại học, khu công nghiệp ra ngoại thành. Thực tế các bệnh viện lớn, trường đại học, khu công nghiệp không chỉ thu hút người dân vào khu trung tâm chữa bệnh, học tập và làm việc mà quanh đó bao nhiêu là dịch vụ kèm theo: nhà thuốc, xe ôm, taxi, buôn bán, nhà trọ... Thời gian qua chúng ta đã nói nhiều về chuyện này, gần đây Chính phủ cũng có chủ trương phải di dời nhưng việc thực hiện chưa nghiêm. Mặt khác, cần phải ngưng ngay việc cấp phép xây mới bệnh viện, trường đại học ở nội thành. Những bệnh viện chữa bệnh giỏi, trường học dạy tốt thì ở đâu người dân cũng đến, không nhất thiết ở khu nội thành. Còn những bệnh thông thường đã có các bệnh viện quận, trung tâm y tế. Đi kèm với hình thức chế tài cần có 21 chính sách ưu đãi cho các bệnh viện, trường học, khu công nghiệp di dời.

Khi đó thành phố sẽ có quỹ đất khá lớn ở khu trung tâm để dùng cho mục đích khác ví dụ như xây dựng công viên.

- Giảm mật độ phương tiện giao thông:

Khi Tp. Hồ Chí Minh giảm mật độ dân cư bằng các kế hoạch giãn dân như xây dựng các đô thị vệ tinh, di dời các bệnh viện lớn, trường đại học, khu công nghiệp ra ngoại thành thì mật độ phương tiện giao thông đi lại trong thành phố giảm đi đáng kể. Thống kê đến cuối năm 2008, Tp. Hồ Chí Minh mới chỉ có hơn 4 triệu

xe cơ giới. Nhưng đến tháng 6/2009, con số này đã là 4,26 triệu xe và đến nay là 4,3 triệu xe, bao gồm hơn 391.000 xe ô tô và hơn 3,91 triệu xe mô tô. Theo thống kê của UBND thành phố, trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện có khoảng 3.583 con đường với tổng chiều dài gần 3.767 km và diện tích mặt đường gần 25,7 triệu m2, mật độ đường giao thông so với diện tích thành phố chỉ mới đạt 1,8km/km2. Tính trung bình, mỗi xe cơ giới tại Tp. Hồ Chí Minh chỉ có chừng 5m2 mặt đường để lưu thông. Như vậy hệ thống đường giao thông tại Tp. Hồ Chí Minh không theo kịp với tốc độ phát triển xe cơ giới. Do vậy việc xây dựng tàu điện ngầm, xây dựng đường trên không, hệ thống đường sắt nội thành là cần thiết.

Tuy nhiên khi xây dựng thêm, chúng ta phải có một quy hoạch tổng thể để không mất mỹ quan hiện tại. Cải thiện hệ thống xe buýt về việc phân bổ số lượng phương tiện cho mỗi tuyến, số lượng điểm dừng điểm đỗ một cách hợp lý để người sử dụng các phương tiện giao 22 thông công cộng thấy có nhiều tiện lợi hơn là giải pháp cấp bách để cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay. Phát triển vận tải hành khách công cộng đã một thời được Tp. Hồ Chí Minh đầu tư mạnh mẽ như là một trong những giải pháp đầu tiên để chống ùn tắc giao thông. Nhưng hiện nay hoạt động này lại đang có xu hướng đi xuống. Lượng hành khách trên tất cả các tuyến đều giảm khoảng 10%. Nhiều xe buýt đã bắt đầu xuống cấp, đây là điều không thể chấp nhận bởi kinh nghiệm phát triển của nhiều thành phố trên thế giới đã cho thấy, chỉ có phát triển vận tải công cộng mới giải quyết căn cơ tình trạng ùn tắc giao thông. Với thực trạng mạng lưới đường giao thông đô thị Việt Nam còn kém phát triển, tỉ lệ đường hẹp nên tính toán, khai thác xe buýt cỡ trung và nhỏ.

Bên cạnh đó hạn chế xe buýt cùng các loại ôtô có kích thứơc lớn đi vào những đường hẹp và nút giao thông không đạt tiêu chuẩn, vì tuy là số ít nhưng chúng lại là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông. Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, tăng cường việc đi chung xe và hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân để giảm lưu lượng giao thông trên đường.

Duy trì chính sách trợ giá cho xe buýt với mục tiêu thúc đẩy, tăng tỷ lệ người sử dụng giao thông công cộng. Bên cạnh đó phải hoàn thiện cơ chế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xe buýt có thêm nguồn thu từ việc khai thác bãi đậu xe, thương mại ở bến xe, các trạm nhà ga. Khi đời sống của người dân Việt Nam đang ngày càng được nâng cao, nhu cầu mua sắp xe hơi là điều tất yếu. Do đó, biện pháp hạn

chế sô lượng xe, giảm bớt ùn tắc giao thông có thể là đánh thuế trước bạ cao, thu phí xe tháng (qua xăng hoặc qua đăng ký), ôtô bắt buộc phải có gara (riêng hoặc mua chỗ của Cty gara dịch vụ), cấm lưu thông trên những đường hay ùn tắc... Cần chấn chỉnh gấp số lượng, chất lượng của hệ thống taxi. Vì theo khuyến cáo của các nhà khoa học về giao thông, taxi chỉ khống chế số lượng 1.000 xe/1 triệu dân, thì với số dân khoảng hơn 8 triệu người Tp. Hồ Chí Minh chỉ cần khoảng 8.000 taxi.

Thế nhưng, 23 hiện nay chỉ tính số lượng taxi ở TP.HCM đã lên đến 11.758 xe cũng sẽ góp phần gây ùn tắc, kẹt xe. Khối lượng vận tải chủ yếu của thành phố chỉ có đường sắt nội đô mới đáp ứng được, còn xe buýt dù có được phát triển lên đáp ứng được mục tiêu cao nhất là vận chuyển 20-22% lượng khách đi lại thì nguy cơ tắc đường sẽ là rất lớn, trong khi đó nó vẫn chỉ phục vụ được việc đi lại của một thiểu số người mà thôi. Để giải quyết được nỗi bức xúc của tuyệt đại đa số nhân dân, trong vài năm trước mắt hãy tạo thuận lợi cho xe máy, xe đạp hoạt động trước, cho đến khi có mạng lưới đường sắt đô thị vận chuyển đáp ứng được khoảng 30-50%

lượng khách đi lại, thì khi đó xe buýt mới phát triển phối hợp với tắcxi tạo ra hệ thống vận tải đa phương thức liên hoàn kết nối các hướng đi lại bằng hệ thống vận tải công cộng hiện đại, văn minh, phục vụ chủ yếu các nhu cầu đi lại của nhân dân.

Một phần của tài liệu Nguyên nhân, thực trạng, giải pháp giảm tải tình trạng kẹt xe ở tp hcm hiện nay (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)