CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên tại thành phố Thủ Đức (Trang 25 - 43)

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Một số khái niệm

Ở phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập đến các khái niệm liên quan đến đề tài

nghiên cứu ở mức độ cá nhân.

a) Tài chính

Theo từ điển tiếng Việt “Sự quản lí việc thu chi tiền bạc theo những mục đích nhất định”

Phạm trù tai chính (tai chánh) là phạm trù kinh tế phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thé trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thé ở mỗi điều kiện nhất định. Phạm trù tai chín? tồn tại khách quan va mang tính lịch sử. Tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định.

Những điều kiện kinh tế xã hội này là những tiền đề khách quan cho sự ra đời và phát triển tài chính. Những tiền dé đó là nền kinh tế hàng hóa — tiền tệ và nhà nước.

Tài chính cũng có thé được hiểu là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu quản lý tiền tệ. Một trong những điềm mau chốt của tài chính là giá trị của tiền tệ theo thời gian.

Tài chính nhằm vào việc định giá các tai sản dựa vào mức độ rủi ro va lợi nhuận kỳ vọng của các tài sản đó, Tài chính có thé được chia thành ba nhóm chính: tài chính công, tài

chính doanh nghiệp và tài chính ca nhân.

b) Củ nhân

Theo từ điền tiếng Việt cá nhân là “Con người cá thể, riêng lẻ”

Cá nhân có tên tiếng Anh là person, là một sinh vật, cơ thé song, vi du nhu con

người, có các nang lực và thuộc tính tao thành nhân vi tinh (personhood) dưới góc độ

xã hội. Dưới một góc độ khác, cá nhân được hiéu là thuật ngữ dùng dé mô ta sự độc lập tự do, không lặp lại của mỗi con người, là sự thống nhất của hai mặt sinh học và xã hội.

- Về mặt sinh học: cá nhân là một cơ thé sống đơn nhất có cấu trúc thân thê và đặc điểm sinh lý riêng, do đó mới có sự khác nhau về năng lực, trình độ, phẩm chất, lối sống của cá nhân. Còn về mặt xã hội, ban chat của mỗi cá nhân là tong hòa các mối quan hệ xã hội, do đó mới có khả năng tư duy, lao động, ngôn ngữ, giao tiếp.

- Dưới góc độ pháp lý: hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nao đưa ra định

nghĩa về cá zhân mà chỉ đưa ra các quy định cụ thé cho cá nhân được hưởng và các nghĩa vụ mà họ phải thực hiện. Từ các phân tích trên, có thé hiểu don giản cá nhân được xem như một thực thé, một chủ thé của quan hệ pháp luật. Mỗi cá nhân luôn có sự gắn bó chặt chẽ với cộng đồng, xã hội nhất định; cộng đồng, xã hội là môi trường tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.

c) Tài chính cá nhân

Theo trang Wikipedia Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện dé lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, cá nhân sẽ xem xét sự phù hợp với nhu cầu của mình về một loạt các sản phẩm ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, vãng lai, thẻ tín dụng và các khoản cho vay tiêu dùng) hoặc đầu tư cá nhân (thị trường chứng khoán, trái phiếu, quỹ tương hỗ) và bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ,bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn) hoặc tham gia và giám sát các kế hoạch hưu trí, trợ cấp an sinh xã hội, và quản lý thuế thu nhập.

Theo Garman & Forgue (2014) Tài chính cá nhân là nghiên cứu về cá nhân và gia đình về các nguồn lực được coi là quan trọng để đạt được thành công về tài chính;

nó liên quan đến cách mọi người chi tiêu, tiết kiệm, bảo vệ và đầu tư các nguồn tài chính của họ. Các chủ đề trong tài chính cá nhân bao gồm tài chính và lập kế hoạch nghề nghiệp, lập ngân sách, quản lý thuế, quản lý tiền mặt, thẻ tín dụng, vay mượn, chi tiêu chính, quản lý rủi ro, đầu tư, lập kế hoạch nghỉ hưu và lập kế hoạch bất độn g sản. Hiểu biết vững chắc về tài chính cá nhân giúp bạn hiểu rõ hơn cơ hội thành công khi đối mặt với những thách thức tài chính, trách nhiệm và cơ hội trong cuộc sông. Những thành công như vậy có thé bao gồm trả chi phí tin dụng tối thiểu, không trả quá nhiều thu nhập

thuê, mua ô tô với giá thâp, tài trợ cho nhà ở theo các điêu khoản tuyệt vời, mua bảo 15

hiểm phù hợp và có giá hợp lý, lựa chọn các khoản đầu tư thành công phù hợp với nhu cầu của bạn, lập kế hoạch cho một kỳ nghỉ hưu thoải mái, và tiếp tục bất động sản với chi phí chuyên nhượng tối thiêu.

Như vậy có thể hiểu đơn giản về Tài chính cá nhân là việc quản lý chỉ tiêu, sử dụng tiền bạc và của cải của các cá thể hoặc hộ gia đình với các kế hoạch tương lai và một mức độ rủi ro đã lường trước. Tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: lập ngân sách, chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm, bảo vệ tiền.

Hoặc bạn cũng có thể hiểu Tài chính cá nhân là việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất.

d) Hiểu biết tài chính

La khả năng một cá nhân hiểu và giải thích hoàn hảo các khái niệm tài chính cơ ban bằng cách xem xét các sự kiện có thé xảy ra trong cuộc sống và các điều kiện kinh tế đang thay đôi và xử lý hợp lý các điều kiện tài chính cá nhân bằng cách đưa ra các quyết định ngắn hạn và kế hoạch tài chính dài hạn hiệu quả ( Remund, 2010).

Theo trang Topi một ứng dung tai chính trong lĩnh vực quan lý tai sản dành cho

người dùng cá nhân tham gia vào đầu tư và sử dụng các sản phẩm tài chính được xây dựng, vận hành và sở hữu bởi Công ty Cổ phần Đầu tư VAM thì: hiểu biết tài chính là khả năng sử dụng kiến thức và kĩ năng tài chính để quản lí nguồn lực tài chính một cách hiệu quả. Nó giúp các cá nhân và gia đình hoạch định ngân sách đề chi tiêu, tiết kiệm, đề phòng cho những rủi ro có thể xảy ra. Việt Nam là một trong những quốc gia mới nôi và đang trên đà phát triển, tuy vậy, trình độ tài chính của người Việt Nam còn rất thấp, đặc biệt là sinh viên- thế hệ tương lai của đất nước.

Hiểu biết tài chính (Financial Literacy) đang nhanh chóng được công nhận là một kỹ năng cốt lõi, cần thiết cho các cá nhân trong bối cảnh tài chính ngày càng phức tạp (Atkinson & ctg, 2012; Swiecka & ctg, 2020). Do đó, các chính phủ trên khắp thé giới đều quan tâm đến việc tìm ra các phương pháp tiếp cận hiệu qua dé cải thiện mức độ HBTC của người dân và nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính nhằm cung cấp cơ hội học tập suốt đời trong việc nâng cao HBTC cho các cá nhân (OECD, 2005). Kết quả là một cá nhân có hiểu biết về tài chính phải là một cá nhân có khả năng và có thể sử dụng kiến thức tài chính của mình để đưa ra các quyết định tài chính. Chính vì vậy, khi phát triển các chỉ tiêu thể hiện HBTC, đòi hỏi

các chỉ tiêu này không những phải xác định việc cá nhân biết thông tin mà còn cả việc cá nhân đó có thể áp dụng thông tin một cách thích hợp. Từ đó, HBTC ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tài chính và việc ra quyết định hợp lý trong lĩnh vực tài chính (Huston, 2010),Atkinson & ctg (2012) cho rằng, HBTC nên được xem xét bắt đầu từ các khái niệm quan trọng như: (i) Kiến thức tài chính (Financial Knowledge); (ii) Hanh

vi tài chính (Financial Behaviors); và (iii) Thái độ tài chính (Financial attitudes); (iv)

Nhận thức (Financial Awareness); và (v) Kỹ năng tài chính (Financial Skills) dé đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn và đạt được sự sung túc tài chính (Financial Well- being) (Atkinson & ctg, 2012). Theo Orton (2007), HBTC có thé được chia thành ba khía cạnh là: (i) Kiến thức tài chính; (ii) Kỹ năng tài chính; và (iii) Trách nhiệm tài

chính, Widdowson & Hailwood (2007) và OECD (2011) xác định các khía cạnh của

HBTC bao gồm: (i) Kỹ năng tinh toán cơ bản và khả năng số học cơ ban; (ii) Hiểu biết về lợi ích và rủi ro liên quan đến các quyết định tài chính; và (iii) Khả năng biết nơi tư vấn chuyên môn về tài chính, Rumund (2010) cho rằng HBTC không chỉ là một thước đo đo lường hiểu biết các khái niệm tài chính cơ bản mà đồng thời nó còn phản ánh năng lực quản lý tài chính cá nhân hiệu quả thông qua các quyết định tài chính ngắn hạn và lập kế hoạch tài chính dài hạn trong tương lai. Chính vì vậy, Remund (2010) lại phân loại HBTC thành: (¡) Kiến thức tài chính thể hiện thông qua kiến thức về tài chính, kiến thức về các khái niệm và sản phẩm tài chính; (ii) Giao tiếp tài chính thé hiện thông qua năng khiếu giao tiếp liên quan đến các khái niệm tài chính; (iii) Khả năng tài chính thé hiện thông qua khả năng sử dụng kiến thức dé đưa ra các quyết định tài chính cần thiết;

(iv) Hành vi tài chính thé hiện thông qua việc sử dụng thực sự các công cụ tài chính khác nhau; và (v) Tự tin tài chính thê hiện thông qua sự tự tin liên quan đến các quyết

định và hành động tài chính đã thực hiện.

Llewellyn (2012) chỉ ra, có những trở ngại phô biến trong sự HBTC đó là sự yếu kém các kỹ năng cơ bản, sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các chuyên gia trong ngành với khách hàng và sự phức tạp của tài chính tiêu dùng. Tóm lại, hiểu biết về tài chính là một khái niệm rộng, nhưng chưa được xác định rõ ràng. Nó vẫn đang được nghiên cứu bởi các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, điều này cho thấy tầm quan trọng của chủ đề này và cần thiết phải khám phá thêm. Trong đó, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đều đánh giá HBTC bằng bộ câu hỏi gồm các phần liên quan đến nhân

17

khẩu học, kiến thức, thói quen, thái độ, kỹ năng, hành vi tài chính dé chi ra kiến thức tài chính của các đối tượng được nghiên cứu (Kempson, 2009; Huston, 2010; Robson,

2012; Atkinson & ctg, 2012; Llewellyn, 2012; Kempson & ctg, 2013; Swiecka & ctg, 2020; Chandra & Bagdi, 2021; Gupta, 2021).

Bang 3. 1 Dinh Nghia Vé Hiéu Biét Tai Chinh

Tổ chức Định nghĩa Nguồn

AU

(Australian Unity)

La sự hiêu biét của một cá nhân vê khái niệm tài chính và các sự lựa chọn tài chính

trong bồi cảnh tình hình kinh tế cá nhân của họ, kết hợp với hành vi và khả năng sử dụng kiến thức tài chính dé đạt được mức độ phúc lợi tài chính mong muốn,

Là khả năng đánh giá và đưa ra quyết định đúng đắn về việc sử dụng và quản lý tiền

bạc, Bên cạnh đó cũng chính là sự kết hợp

giữa kỹ năng, kiến thức, thái độ và cudi cùng là hành vi của họ đối với tiền bạc, Là sự kết hợp của nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi thiết yêu dé đưa ra quyết định tài chính hiệu quả; cuối cùng đạt được mức độ cao về hiểu biết tài chính cá

nhân,

Là những hiểu biết căn bản của các nhà đầu tư về các nguyên lý, công cụ, tô chức và điều luật của thị trường,

Bản phác thảo đo lường

chất lượng cuộc sống và hiểu biết tài chính của

AU (2014)

ANZ ANZ (2011)

OECD OECD (2012)

FINRA FINRA (2003)

Jump$tart

Chinh phu Uc

La khả năng sử dung kiến thức và ky năng dé điều khiến nguồn lực tài chính một cách

hiệu quả cho

sự đảm bảo về tài chính trong cuộc đời, Là sự hiểu biết về tiền bạc và các khái niệm

Hội liên hiệp Jump$tart về hiêu biệt tài chính cá nhân

Chính phủ Úc(2014) (ASIC) tai chinh; va kha nang su dung kiến thức đó

đê đưa ra quyêt định tài chính một cách hiệu quả,

Nguôn: Australian Unity Với mục đích điều tra đánh giá, “hiểu biết về tài chính” được định nghĩa là “sự kết hợp giữa nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi cần thiết dé đưa ra các quyết định tài chính lành mạnh và cuối cùng đạt được mục tiêu phúc lợi tài chính cá nhân” (N.S.Mahdzan và S.Tabiani 2013). Định nghĩa này khang định hiểu biết về tài

chính không chi là kiên thức đơn thuân, ma nó cũng bao gôm cả thái độ, hành vi và các

kỹ năng liên quan khác. Nó nhấn mạnh tam quan trọng của việc ra quyết định - áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các quy trình thực tế - và nó cho thay rang tác động cần được cải thiện về mặt tài chính trên phương diện một quốc gia.

Tổ chức Hop tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development, viết tắt là OECD), trên cơ sở định nghĩa “giáo dục tài chính” đã kết hợp các câu hỏi về hành vi, thái độ và kiến thức dé đo lường hiểu biết tài chính. Mặc dù không có thuật ngữ được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, OECD đã áp dụng thí điểm quan điểm này cùng với thuật ngữ “hiểu biết về tài chính” toàn cầu.

e) Thu nhập

Theo Wikipedia Thu nhập cá nhân trong kinh tế là thuật ngữ dé cập đến tat cả các khoản thu nhập của một cá nhân kiếm được trong một niên độ thời gian nhất định từ tiền lương, đầu tư và các khoản khác, nó là tông hợp của tất cả các thu nhập thực nhận bởi tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình. Thông thường thu nhập cá nhân phải chịu đánh thuế thu nhập. Đối với sinh viên, thu nhập của họ có thê đến từ các khoản chính như trợ cấp của người thân, học bong và thu nhập từ việc làm thêm, vay hoặc kinh doanh riêng.

Bài viết của Julia Kagan (một chuyên gia về tài chính và đã viết về tài chính cá nhân suốt 25 năm) được đăng tải trên trang web Investopedia có trụ sở chính tại New York đã nêu lên rằng Thu nhập cá nhân đề cập đến tất cả các khoản thu nhập được nhận chung bởi tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình trong một quốc gia. Thu nhập cá nhân bao gồm tiền thù lao từ một số nguồn như tiền lương, tiền công và tiền thưởng nhận được từ việc làm hoặc tự kinh doanh, cé tức và phân phối nhận được từ các khoản đầu tư, biên lai cho thuê từ đầu tư bất động sản và chia sẻ lợi nhuận từ các doanh nghiệp. Ở hầu hết các khu vực pháp lý, thu nhập cá nhân, còn được gọi là tổng thu nhập, phải chịu thuế trên một số tiền cơ sở nhất định. Thu nhập cá nhân có ảnh hưởng đáng kê đến tiêu dùng của người tiêu dùng. Khi chỉ tiêu của người tiêu dùng thúc day phan lớn nền kinh tế, các tổ chức thống kê quốc gia, các nhà kinh tế và nhà phân tích theo dõi thu nhập cá nhân

hàng quý hoặc hàng năm.

J) Chi tiêu

Theo định nghĩa trong kinh tế hoc: Chỉ tiêu là với một khoản chi phí cé định trong một thời kỳ nhất định bạn cần chỉ tiêu sao cho hợp lý dé đạt được lợi ích cao nhất cho

19

mục đích của mình. Ở mức độ cá nhân thì chỉ tiêu cá nhân của một người sẽ được thể

hiện qua cách họ quản lí chi tiêu.

Quản lý chỉ tiêu cá nhân là quá trình lập kế hoạch tài chính cho bản than. Bao gồm theo dõi, đánh giá, điều chỉnh tình trạng tài chính của cá nhân mỗi người. Quá trình này được chia theo cấp độ thời gian: từ hàng ngày, hàng tuần cho đến hàng tháng và hàng năm. Hiểu một cách đơn giản ở mức độ cơ bản nó sẽ giúp bạn nắm rõ mình đã và đang chỉ tiêu thế nào. Từ đó loại bỏ những khoản không cần thiết để có thê tiết kiệm nhiều hơn. Ở mức độ cao hơn thì đòi hỏi những kiến thức tài chính nhất định.

8) Tiết kiệm

Theo định nghĩa trong hệ thống giáo dục, tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lý của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Trái với tiết kiệm là:

xa hoa, lãng phí, keo kiệt, hà tiện... Hậu quả sẽ dẫn đến cuộc sống thiếu thốn, con người sẽ vất vả, lam lũ,...

Tiết kiệm, trong kinh tế học, là phần thu nhập có thể sử dụng không được chi vào tiêu dùng. Tiết kiệm cũng bao gồm việc giảm chi tiêu, như giảm chi phí định kỳ. Về tài chính cá nhân, tiết kiệm nói chung chỉ đến các khoản tiền có mức rủi ro thấp, như tai khoản tiền gửi, trái với đầu tư có rủi ro cao hơn rất nhiêu.

Trên góc độ vĩ mô, tiết kiệm cá nhân là có lợi ích lớn cho toàn nền kinh tế. Tiết kiệm có ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ nền kinh tế vì các nguồn tài chính đó ton tại dưới dang tài sản tài chính và thông qua các trung gian tài chính chuyền tới khu vực đầu tư là các doanh nghiệp. Và kết quả là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp đưa lại lợi ích cuối cùng cho nền kinh tế là nâng cao năng suất và tăng trưởng kinh tế; ngoài ra, mức tiết kiệm cao có thé đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng én định, không bị suy giảm

quá mức hay rơi vào khủng hoảng tài chính.

Một quốc gia có thé tăng tiết kiệm trong nước bang cách khuyên khích mỗi cá nhân gia tăng tiết kiệm. Điều này có thê thực hiện bằng các chương trình đào tạo nâng cao hiểu biết, dan trí về tài chính của cá nhan,,, như nâng cao nhận thức của cá nhân về tình hình tài chính của họ, tăng cường năng lực lập kế hoạch tài chính cá nhân cho tương lai, và đưa ra các công cụ tài chính phù hợp nhằm hỗ trợ các cá nhân đạt được các mục

tiêu tài chính cá nhân của họ...(Shahnadzan & Tabiani, 2013).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên tại thành phố Thủ Đức (Trang 25 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)