Chương 5 sẽ trình bày kết luận chung của nghiên cứu đồng thời đưa ra một số kiến nghị, hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.
5.1. Kết luận
Từ tiền đề là nhưng nghiên cứu trước đây, luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến chất lượng của điểm đến, Môi trường du lịch và sự hài lòng khách du lịch đối với điểm đến Đà Lạt.
Trong quá trình nghiên cứu, một số biến quan sát đã được bồ sung và hoàn chỉnh thêm thang đo chất lượng của điểm đến Đà Lạt. Đặc biệt là nghiên cứu đã đưa ra thêm thang đo Môi trường du lịch, không chỉ ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn của du khách tiềm năng mà còn ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của du khách khi trải nghiệm tại điểm đến đó.
Tác giả phát triển mô hình lý thuyết trên cơ sở cơ sở nghiên cứu theo mô hình chất lượng và một số mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch của các tác giả,...Với mô hình ban đầu có 6 nhân tố cấu thành chất lượng của điểm đến có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ Đà Lạt. Tuy nhiên, khi tiễn hành phân tích nhân tố EFA, kết quả chỉ chấp nhận được 5 nhân tố có ảnh hưởng tích cực thuận chiều đến sự hài lòng của khách du lịch bao gồm các nhân tổ sau: Dich vụ ăn uống, mua sắm, giải trí (Beta = 0,173), Yếu tố con người (Beta = 0,224), Cơ sở lưu trú (Beta = 0,229), An toàn điểm đến (Beta = 0,245), Môi trường du lịch (Beta = 0,286). Nhân tố bị loại là Di tích lich sử do không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả kiểm định mô hình cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng điểm đến Đà Lạt. Trong đo, nhân tố Môi trường du lịch tác động mạnh nhất (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,286). Điều này chứng tỏ khách du lich hài lòng với cảnh quan thiên nhiên, thời tiết, cảnh quan đô thị cũng như những lễ hội địa phương tại đây. Kế đến là nhân tổ an toàn điểm đến (Hệ số Beta chuẩn hóa là 0,245). Đà Lạt không chỉ nỗi tiếng với cái tên “Thành phố ngàn hoa” hay “Thành phố Sương mù” ma nơi đây còn là thành phố du lịch an toàn đối với khách du lịch, phương tiện công cộng đa dạng luôn đáp ứng và thuận tiện đối với khách du lịch và hiếm khi có tình trạng trộm cắp. Do đó, dé tăng sự hài lòng của du khách, điểm đến cần phát huy cái sẵn có thành
điểm mạnh, như là nâng cao các loại hình dịch vụ, vệ sinh an toản thực phẩm. giữ gìn vẻ đẹp của môi trường du lịch, phát triển các lễ hội địa phương, an ninh trật tự và chất lượng của các phương tiện di chuyên đến các điểm tham quan. Các nhân tổ còn lại tác động đến du khách lần lượt theo thứ tự là: Dịch vụ ăn uống, mua sắm, giải trí (Beta = 0,173), Yếu tô con người (Beta = 0,224), Cơ sở lưu trú (Beta = 0,229).
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phương sai ANOVA dé kiểm nghiệm một số giả thuyết có sự khác biệt của sự hài lòng theo đặc điểm cá nhân như: Độ tuổi, Giới tinh, Trình độ học vấn và Thu nhập hàng tháng. Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt về sự hài lòng theo Giới tính, Trình độ học vấn và Thu nhập hàng tháng. Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt về sự hài lòng theo độ tuổi. Nhóm khách du lịch từ
18 đến 30 tuôi có sự hải lòng cao nhất về điểm đến Đà Lạt.
5.2. Kiến nghị
Các tổ chức du lịch cần tiếp tục phát huy những thành quả du lịch Đà Lat trong thời gian qua; phát hy giá trị nhân văn, tiếp tục quản bá thương hiệu địa phương bằng nhiều hình thức. Đồng thời tang cường các công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch Đà Lạt thường xuyên với nhiều hình thức, đặc biệt là công tác quảng bá du lịch ra
thị trường nước ngoài.
Sở Văn hóa, Thé thao và Du lịch phối hợp với thành phố Đà Lạt tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch va các sự kiện văn hóa du lịch hấp dã, đa dạng hơn, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Đà Lạt đến thị trường du lịch quốc gia và quốc tế, có giải pháp thu hút các dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao toàn cầu về du lịch, tang cường công tác quản lí nhà nước, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân đối với giá trị cảnh quan môi trường Đà Lạt.
5.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai 5.3.1. Hạn chế của đề tài
Từ những hạn chế đã nêu ở phần hạn chế của nghiên cứu, tác giả có một số đề xuất cho các nghiên cứu sau nhằm hoàn thiện nghiên cứu hơn
Nghiên cứu này có thé được khảo sát với những đối tượng các du khách trải nghiệm trực tiếp tại Đà Lạt. Từ đó giúp cho các nhà quản lý du lịch Việt Nam có cái
nhìn khái quát về sự hai lòng của du khách đôi với các điểm đên Việt Nam, làm cơ sở
dé xây dựng các chính sách nhằm gia tăng sự hài lòng về ngành du lịch Đà Lạt nói riêng tổng thể ngành du lịch Việt Nam nói chung.
5.3.2. Đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai
—Các nghiên cứu tiếp theo nên được thực hiện với cả các du khách quốc tế dé mẫu được đại diện hơn nhằm hoàn thiện nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ cho kết quả tổng thể về sự hài lòng của du khách cả trong và ngoài nước về chất lượng dịch vụ Đà Lạt.