NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thiết lập dự án kinh doanh quán cà phê sách tại khu vực Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 23 - 34)

3.1. Cơ sở lý luận

Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu là những công cụ giúp cho việc xây dựng

và thiết lập cũng như thâm định dự án kinh doanh hiệu quả. Dưới đây trình bày một số cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cần sử dụng dé hoàn thành đề tài.

3.1.1. Dịch vụ cà phê sách

a) Khái niệm dịch vụ cà phê sách

Cà phê sách mở ra không chỉ là nơi khách hàng ghé đến thưởng thức ly cà phê mà còn là nơi dành cho những bạn sinh viên đam mê đọc sách, là một dịch vụ hoàn toàn miễn phí và giúp bạn đọc yêu sách có thê tìm được một nơi lý tưởng cho mình.

b) Lợi ích dịch vụ cà phê sách

Cà phê và sách được xem là một sự kết hợp tuyệt vời. Một thư viện thu nhỏ phục vụ đồ uống là nơi lý tưởng cho các khách hàng thư giãn và tận hưởng những giây phút êm đềm, tránh xa những vội vã của cuộc sống hiện đại ngày nay.

Mô hình cà phê sách đã góp thêm một nét đẹp văn hóa mới, vừa giúp cho người

dùng có được địa điểm thưởng thức cà phê, học tập, làm việc, trải nghiệm văn hóa vừa lan tỏa được văn hóa đọc sách trong cộng đồng.

c) Quá trình hình thành

Sự xuất hiện của mô hình cà phê sách trong khoảng chục năm trở lại đây đã trở thành một trào lưu tao nhã, khắc đậm cá tính của những cá nhân yêu thích đọc sách. Cà phê sách không những là điểm hẹn lý tưởng đề gặp gỡ bạn bè, đối tác, đồng nghiệp, những

quán cà phê này còn là địa điểm cho những người yêu sự yên tĩnh, thoải mái. Nhiều đơn vị xuất bản, phát hành sách không còn chỉ kinh doanh theo mô hình truyền thông ma đã đầu tư các không gian cà phê dé phục vụ khách hàng. Tại những không gian này, nhiều sự kiện ra mắt, giới thiệu sách mới, trò chuyện với tác giả và độc giả đã được tổ chức. Dé đáp ứng những nhu cầu đó, Cà phê sách đã ra đời và có những bước phát triển nhất định.

Hon thé nữa, văn hóa đọc đã và đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng xã hội.

3.1.2. Đầu tư

Cơ sở lí luận về đầu tư được trích dẫn từ trang 15 đến trang 16 sách “Giáo trình Phân tích và quản lý dự án đầu tư”, Thái Bá Cân (2013).

a) Khái niệm

Theo điều 3 của Luật Đầu tư ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005, thì: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình dé hình thành tai sản, tiến hành các hoạt động dau tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp

luật có liên quan”.

b) Phân loại đầu tư

Theo cách thức bỏ vốn đầu tư, người ta phân hoạt động đầu tư thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:

Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý quá trình thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư và thu hồi vốn. Đầu tư trực tiếp lại chia thành đầu tư phát triển và đầu tư chuyền dịch.

- Đầu tư phát triển: là đầu tư trực tiếp làm tăng năng lực sản xuất và năng lực phục vụ cho xã hội. Đây là hình thức đầu tư quan trọng nhất vì nó làm tăng cả về số lượng và chất lượng năng lực sản xuất của nền kinh tế, tăng việc làm mới, sản phẩm mới, làm tăng trưởng kinh tế.

- Đầu tư chuyền dịch: là đầu tư trực tiếp không làm tăng năng lực sản xuất mà chỉ đơn thuần là sự chuyên quyền sở hữu các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc các cô phần của doanh nghiệp, qua đó làm tăng vai trò quản lý của nhà đầu tư. Vì vậy, xét về mặt nào đó, thì đầu tư chuyên dịch cũng chứa đựng các yếu tố của đầu tư phát triển. Về phía người

11

bán cô phiếu (hoặc cơ sở kinh doanh), họ sẽ thu được tiền và có thé đầu tư vào một lĩnh vực nào đó dé tạo ra năng lực sản xuất mới (đầu tư phát triển). về phía người mua, với mong muốn thu được nhiều lợi nhuận nên đã áp dụng phương thức quan lý mới, đôi mới dây chuyền công nghệ... tạo ra bước phát triển mới cho doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố của đầu tư phát trién.

Đầu tư gián tiếp là hoạt động đầu tư mà người bỏ vốn đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý quá trình thực hiện đầu tư và vận hành hoạt động của dự án đầu tư (Họ không hay biết vốn của họ được sử dụng ở đâu? Như thế nào?...). Họ bỏ vốn và nhận được một khoản lợi tức nhất định và không gánh chịu những rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đầu tư gián tiếp rất đa dạng và phong phú như:

- Các cá nhân, tô chức, doanh nghiệp mua các chứng chỉ có giá như cô phiếu, trái phiếu...

hoặc cho vay dé hưởng lợi tức.

- Chính phủ các nước thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại

với lãi suất thấp cho chính phủ các nước khác đề phát triển kinh tế - xã hội.

- Các tô chức tài chính - tín dụng quốc tế tài trợ hoặc cho các nước vay trong giới hạn của tô chức...

3.1.3. Dự án đầu tư

Cơ sở lý luận về dự án đầu tư được trích dẫn từ trang 5 đến trang 7, trang 38, 39 sách “Lập Tham Dinh và Quan Tri Du An Dau Tu”, Pham Xuan Giang (2010).

a) Khái niệm

Theo điều 3 của Luật Đầu tư thì: “Dự án đầu tư tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dai hạn dé tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa ban cụ thể, trong khoản thời gian

xác định”.

Khái niệm khác: “Dự án dau tu là tổng thé các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và chỉ phí cần thiết, được bồ trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định, nhằm thực

hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định”.

Theo khái niệm này thì một dự án đầu tư gồm 6 yếu tố cơ bản:

12

- Mục tiêu của đầu tư

- Giải pháp thực hiện mục tiêu

- Nguồn lực cần thiết để thực hiện giải pháp - Thời gian và địa điểm thực hiên dự án - Nguồn vốn đầu tư

- Sản phẩm và dịch vụ của dự án.

Ngân hàng thé giới lại có cách định nghĩa khác: “Dự án đầu tư là một tông thé có tô chức các hoạt động và quy trình được tạo ra dé thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong các giới hạn về nguồn vốn và các kỳ hạn đã được xác lập từ trước.

Theo khái niệm này dự án đầu tư bắt buộc phải có: Mục tiêu rõ rang, ky hạn cu thể, có đủ vốn.

Ba yếu tố này như ba cạnh của tam giác:

Mục tiêu

Đối với dự án tư nhân, ba yếu tố này có tam quan trọng như nhau (thé hiện một tam giác đều). Ngược lại đối với dự án nhà nước, thì yếu tố mục tiêu và kỳ hạn quan trọng hơn yếu tố vốn (thé hiện bằng một tam giác cân). Bởi vi, nhà nước với vai trò vĩ mô sẽ không khó khăn lắm khi tạo vốn cho dự án. Nhưng tạo vốn lại rất khó khăn cho các dự

án tư nhân.

b) Phân loại dự án đầu tư

Hiện nay, có các cách phân loại dự án đầu tư phô biến như sau:

Phân loại dự án đầu tư dựa trên nguồn vốn đầu tư Theo Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư công 2019:

Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.

Dự án dau tư khác là các dự án có nguôn von toàn bộ là nguôn von ngoài nhà nước.

13

Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vi sự nghiệp công lập dành dé đầu tư theo quy định của

pháp luật.

Phân loại dự án đầu tư dựa trên thời điểm thực hiện Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư 2020:

Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động

Dự án đầu tư đang hoạt động.

Phân loại dự án đầu tư dựa trên nhà đầu tư

Dự án đầu tư của Nhà đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tô chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

Dự án đầu tư của Nhà đầu tư trong nước: Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cô đông (Khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

Dự án đầu tư của Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức kinh tế là tô chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cô đông (Khoản 21, 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

c) Yêu cầu dự án đầu tư

Đề đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

- Tính khoa học: đòi hỏi người thiết lập dự án phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ, kỹ cảng tính toán chính xác từng nội dung dự án, đặc biệt là nội dung về tài chính và thị

trường. Cách lập luận trong dự án phải chặt chẽ, có căn cứ khoa học tin cậy, xác đáng.

Phải dự phòng được những bắt trắc, biến động và những thay đổi có thể xảy ra.

- Tính thực tiễn: Các nội dung của dự án phải được nghiên cứu, xác định trên cơ sở xem xét, phân tích đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thê liên quan đến hoạt động đầu tư, về mặt bằng, vốn, cung ứng vật tư...Trong một số dự án, nếu có thé phải

14

tiền hành thực nghiệm, thí nghiệm, chế tạo thử... để có thông tin đưa vào dự án đầu tư.

Mặt khác, dự án phải có tính hiện thực phù hợp với hiện trạng và tương lai gần về các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

- Tính pháp lý: Dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước về đầu tư. Đồng thời phải thỏa mãn các điều kiện ràng buộc khác, về: vốn, tài nguyên, văn hóa — xã hội, thuần phong mỹ tục, tôn giáo...

- Tính chuẩn mực (tính đồng nhất): Dự án phải tuân thủ đúng các quy định chung mang tính quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, dự án cũng phải thỏa mãn các điều kiện của người cho vay tiền, người tài trợ vốn. Điều này đặc biệt cần thiết đối với các dự án sử dụng vốn nước

ngoai.

d) Chu trình dự án đầu tư

Chu trình của dự án đầu tư là tất cả những bước công việc mà một dự án phải trải qua ké từ khi mới chỉ là ý định đầu tư đến khi thực hiện được ý định và kết thúc ý định đó. Như vậy dự án đầu tư bao gồm 3 thời kỳ và bảy giai đoạn sau:

Bảng 3.1. Chu Trình Dự Án Đầu Tư

THỜI KY CHUAN BỊ DAU TƯ THỜI KỲ THỰC THỜI KỲ HIỆN ĐẦU TƯ KET THÚC

ĐẦU TƯ

Nghiên Nghiên Nghiên Xây dựng Đưadựán Kiểm kê Thanh cứu cơhội cứu tiền cứu kha thi cơ bản vào hoạt đánh giá lý dự đầu tư khả thi động dự án án

Giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư

Đây là giai đoạn đầu tiên trong việc hình thành ý tưởng về một dự án đầu tư. Mục đích của giai đoạn này là dé trả lời câu hỏi có hay không cơ hội dau tư. Đây là một việc làm quan trọng có ý nghĩa rất lớn đến sự thành công hay thất bại của dự án. Vì thế nghiên cứu cơ hội đầu tư không thể thực hiện một cách tùy tiện mà phải được dựa vào các căn

cứ có khoa học. Các căn cứ đó là:

15

- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, văn hóa của cả nước,của từng vùng lãnh thé, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành, của cơ sở

- Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm, dịch vụ cụ thể

- Hiện trạng sản xuất và cung ứng sản phâm, dịch vụ đó trên thị trường trong và ngoài nước dé xác định khoảng trống còn lại của thị trường mà dự án có thé chiếm lĩnh trong

một thời gian dài sau này

- Tiềm năng sẵn có và có thé khai thác dé thực hiện dự án

- Những kết quả và hiệu quả sẽ đạt được khi thực hiện dự án đầu tư.

Giai đoạn nay nếu được thực hiện đầy đủ sẽ là nền tảng cho giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, là giai đoạn chuẩn bị những tài liệu, những thông tin tham khảo cho giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

Giai đoạn nghiên cứu khả thi

Nghiên cứu khả thi là nhằm để xem xét liệu dự án có triển vọng đáp ứng được các tiêu chuẩn về kinh tế, tài chính và xã hội mà chủ đầu tư và chính quyền đã đưa ra cho các khoản đầu tư hay không? Chúng ta cần phân tích độ nhạy cảm của dự án để xác định các biến số chủ yếu có vai trò quyết định đối với kết quả dự án.

Chức năng của giai đoạn nghiên cứu khả thi trong việc thẩm định dự án là nhằm tăng cường mức độ chính xác của việc tính toán các biến số chủ yếu nếu như dự án có triển vọng thành công. Dé tăng cường mức độ chính xác cho giai đoạn nghiên cứu này, thì việc sử dụng thông tin sơ cấp là cần thiết khi tính toán các biến số chủ yếu của dự án.

Những câu hỏi chủ yếu đặt ra trong giai đoạn thấm định này:

- Liệu dự án có hap dẫn về mặt tài chính đối với các đối tác có quyền lợi trong dự án hay không? Các đối tác có những động cơ như thé nào dé thúc day dự án?

- Mức độ không chắc chắn của các biến số như thế nào?

- Quyết định đầu tư vào các dự án có được đưa ra hay không? Đây là mục tiêu cuối cùng quan trọng nhất ở giai đoạn nghiên cứu khả thi.

16

Giai đoạn xây dựng cơ bản

Thiết kế chỉ tiết: Sau khi thẩm định dự án ở giai đoạn nghiên cứu khả thi và dẫn đến quyết định phê duyệt dự án, thì công việc tiếp theo là thực hiện thiết kế chỉ tiết. Giai đoạn này bao gồm các công việc chủ yếu sau:

- Xác định các hoạt động cơ bản, phân chia nhiệm vụ, xác định nguồn lực dùng cho dự án dé thựcc hiện các công việc đó.

- Xác định rõ các yêu cầu về kỹ thuật: nhu cầu lao động kỹ thuật, hoàn tất hồ sơ, ban vẽ thiết kế chỉ tiết và qui cách kỹ thuật cho việc xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị.

- Lên kế hoạch và thời gian biểu thực hiện dự án và kế hoạch đề phòng bat trac...tong hợp thành kế hoạch chính thức.

Thực hiện dự án: Nếu giai đoạn thâm định và thiết kế được thực hiện tốt. Việc lựa chọn dự án đề thực hiện chỉ còn lại là kết thúc thương thảo dé xác định các điều kiện của việc tài trợ và chính thức phê duyệt dự án. Thực hiện dự án bao gồm:

- Điều phối và phân bồ nguồn lực dé thực hiện dự án

- Thành lập nhóm thực hiện dự án bao gồm các nhà chuyên môn và kỹ thuật gia dé tiến hành điều phối các chuyên gia tư vấn, các nhà thầu, các nhà cung cấp thiết bị, vật tư...

- Bổ nhiệm quản trị gia dự án gắn với việc giao trách nhiệm và quyền hạn quản lý dự án

một cách rõ ràng

- Lập thời gian biểu thực hiện dự án cũng như xây dựng qui chế kiểm tra và báo cáo dé nam thông tin cung cap cho các cấp quản lý dé ra quyết định liên quan đến quá trình thực

hiện dự án

- Ký kết hợp đồng kinh tế

- Xây dựng - lắp đặt, tuyên mộ lao động

- Nghiệm thu và ban giao công trình.

Giai đoạn đưa dự án vào hoạt động

Giai đoạn nay còn được gọi là vòng đời của dự án, đó là khoản thời gian được tính

khi dự án hoàn thành xong việc xây dựng cơ bản, đưa vào hoạt động đến khi chấm dứt

hoạt động (vòng đời dự án là thời gian mà dự án đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả

của tài sản đã được đầu tư trước đó).

17

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thiết lập dự án kinh doanh quán cà phê sách tại khu vực Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 23 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)