Dé có cơ sở cho các yếu tô tác động đến thu nhập trong mô hình hồi quy, nghiên cứu thực hiện các giả thiết của mô hình về đa cộng tuyến và phương sai sai số thay đồi.
a) Kiểm định da cộng tuyến
Đề nhận biết hiện tượng đa cộng tuyến, ta có thê dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) để xác định mỗi tương quan giữa các biến độc lập và sức mạnh của mối tương quan đó.
Ho: không có hiện tượng đa cộng tuyến Hi: có hiện tượng đa cộng tuyến
Sau khi chạy mô hình, ta có kết quả như Bảng 4.23 sau:
Bảng 4.23: Kết Xuất Kiểm Dinh Da Cộng Tuyến
Biến VIF 1/VIF
Xi 1,45 0,69 X2 1,34 0,75 Xa 1,22 0,82 Xu 1,17 0,85 Xs 1,98 0,51 Xe 1,70 0,59 X) 1,48 0,68 Di 1,08 0,93 D2 1,16 0,86 Da 1,54 0,65 Trung bình 1,41
Nguồn: Kết xuất STATA.
Kiểm định đa cộng tuyến sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) để xác định rõ ràng được mối quan hệ giữa các biến độc lập và sức mạnh của mối quan hệ này.
Nếu VIF < 2 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến và nếu VIF > 2 thì xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Từ bảng trên, tất cả cá hệ số VIF của các biến và hệ số trung bình VIF đều nhỏ hơn 2 nên chấp nhận giả thuyết Ho.
Kết luận: Mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
45
b. Kiếm định phương sai sai số thay đối
Dùng kiêm định White dé kiểm định hiện tượng phương sai không đồng đều thực hiện theo giả thuyết:
Ho: không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Hi: có hiện tượng phương sai sai số thay đôi
Chạy lại mô hình gốc:
Y = 2.611,201 — 1,839*X1+ 34,726*X2 + 10,024*X3 + 179,985*X4 — 28,707*X:
— 0,837*X6 + 3,841*X7 + 233,293*D) — 15,769*D2 + 289,832*D;
Sau khi chạy mô hình và tiễn hành kiểm định ta có kết quả như sau:
Prob> chi2 = 0,4392
Với mức ý nghĩa ơ = 0,05 cho trước, dựa vào kết quả trên ta có thé kết luận không có sự vi phạm hiện tượng phương sai sai số thay đổi vì giá trị kiểm định Prob = 0.2604
>a=0,05 nên ta chấp nhận Ho.
Kết luận: Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đồi.
c. Kiểm định hiện tượng tự tương quan
>I-;(ủy—ft_Ă)2
hes Oy?
Dùng kiểm định Durbin Watson dé kiểm định tự tương quan, 2 giả thuyết được Công thức tinh Durbin — Watson: d =
dua ra theo kiém dinh Durbin Watson:
Ho: Không tồn tại tự tương tương quan bậc nhất Hi: Tôn tại tự tương quan bậc nhất
Sau khi chạy mô hình ta tính được:
Durbin — Watson = 2,336242 Prob> chi2 = 0,1620
Với mức ý nghĩa a = 0,05 cho trước, dựa vào kết quả trên ta có thể kết luận không
có sự vi phạm hiện tượng tự tương quan vi:
e_ Giá trị kiểm định Prob = 0,1620 > a = 0,05 e Hệ số Durbin — Watson: 1< d = 2,336242 <3 Kết luận: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
4.2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa
Sau quá trình phân tích dif liệu, ta có kết quả về độ phù hợp, mức giải tích cũng như xác định mức độ tác động của các biến đến thu nhập của nông hộ trồng lúa như sau:
Kết quả phân tích hồi quy từ kết xuất mô hình hồi quy cho thay hệ số R?= 0,7225;
mô hình giải thích được 72,25% sự ảnh hưởng các biến độc lập lên biến phụ thuộc Y.
Dựa vào Bang 4.22, ta thay các biến Xa, Xo tương ứng với biến độc lập: trình độ học van và chi phí sản xuất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; các biến Xa, Di, Ds tương ứng với biến độc lập: số năm kinh nghiệm trồng lúa, quy mô vốn vay, tham gia tô chức khuyến nông có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; các biến Xa, Xs tương ứng với biến độc lập: số lao động tham gia trồng lúa và diện tích trồng lúa có ý nghĩa ở mức 10%. Qua đó, cho thấy các biến là những yếu té tac động mạnh mẽ đến thu nhập của nông hộ trồng lúa trên địa bàn. Bên cạnh đó, các biến Xi, X7, Da tương ứng với biến: tuổi của chủ hộ, tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp và giới tính của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê.
Mô hình hồi quy được thiết lập như sau:
Y =2.611,201 + 34,726*X2 + 10,024*X3 + 179,985*X4 —28,707*Xs5 —0,837*X6 + 233,293*D¡ + 289,832*D3
Việc nhận ra các yếu tô ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa có ý nghĩa rất quan trọng giúp tìm kiếm được các giải pháp phù hợp nâng cao thu nhập của nông hộ. Trong mô hình này, thu nhập của nông hộ trồng lúa đồng biến với biến X2, Xa, Xa, Dị, Da tương ứng: trình độ học vấn của chủ hộ, số năm kinh nghiệm trồng lúa, số lao động tham gia trồng lúa, quy mô vốn vay, tham gia tô chức khuyến nông: và thu nhập nghịch biến với Xs, Xs tương ứng với diện tích đất trồng lúa, chi phí sản xuất. Cụ thé
như sau:
Biến trình độ học vấn (X2) có hệ số 34,726 cùng dấu với kỳ vọng với tại ý nghĩa a = 1%. Điều nay phù hợp với nghiên cứu của Lâm Văn Siêng (2021), Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trinh (2011), Nguyễn Quốc Nghi, Trần Qué Anh, Bùi Văn Trịnh (2011) cho rằng biến trình độ học vấn là biến quan trọng tác động đến thu nhập trung bình của hộ, nó ảnh hưởng đến kha năng tiếp thu kiến thức nông nghiệp, tiến bộ kỹ thuật sản xuất, tiếp cận thông tin, tính toán và lập kế hoạch sản xuất, ảnh hưởng đến các thành viên trong hộ trong quá trình tham gia sản xuất và tạo thu nhập. Thực tế, khi trình độ
47
học van tăng lên 1 năm thì thu nhập của nông hộ trồng lúa tăng 34.726 đồng/1000m7/vụ trong điều kiện các yếu tô khác không đổi.
Biến số năm kinh nghiệm (X3) có hệ số 10,024 cùng dấu với kỳ vọng tại mức ý nghĩa œ = 5%. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Tống Quốc Bảo (2015), Nguyễn Quốc Nghị, Trần Qué Anh, Bùi Văn Trịnh (2011) cho rằng kinh nghiệm sản xuất là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động, kinh nghiệm người lao động càng nhiều thì thu nhập người lao động càng cao từ đó nâng cao thu nhập bình quân của hộ gia đình khu vực nông thôn. Trong nghiên cứu này, nếu số năm kinh nghiệm tăng lên 1 năm thì thu nhập của nông hộ trồng lúa tăng lên 10.024 đồng/1000m/vụ trong điều kiện các yếu tô khác không đổi.
Biến số lao động trồng lúa (X4) có hệ số 179,985 cùng dau với kỳ vọng tại mức ý nghĩa œ = 10%. Điều này mâu thuẫn với nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc, Huỳnh Thanh Phương (2011), Lâm Văn Siêng (2021) cho rằng nhóm hộ có thu nhập cao với số lao động nhiều hơn sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhóm hộ có số lao động ít, khi có thêm người làm việc thì việc tự sản xuất của hộ gia đình thêm thuận lợi, không phải mất
chi phí thuê mướn thêm nhân công nhưng hiệu quả lại cao hon so với việc sử dụng lao
động thuê mướn. Điều tra thực tế cho thấy, trong điều kiện các yếu tô khác không đôi nếu tăng số lao động trồng lúa lên 1 người thì thu nhập của nông hộ trồng lúa tăng lên
179.985 đồng/1000m/vụ.
Biến diện tích đất trồng lúa (Xs) có hệ số - 28,707 ngược dấu với kỳ vọng tại mức ý nghĩa œ = 10%. Điều này mâu thuẫn với nghiên cứu của Huỳnh Thị Dan Xuân và Mai Văn Nam (2011), Lâm Văn Siêng (2021) cho rằng diện tích đất càng nhiều thì càng
thuận lợi và chủ động trong việc lựa chọn hay tham gia hoạt động tạo thu nhập mà họ
cho là phù hợp với điều kiện gia đình. Tuy nhiên, trong mô hình nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện các yêu tổ khác không đổi, khi diện tích trồng lúa tăng 1000m thì thu nhập của nông hộ trồng lúa giảm 28.707 đồng/1000m”/vụ. Hiện nay, với tình hình lúa không mang lại năng suất cao, các hộ dân thu hẹp diện tích trồng lúa chuyên đổi cây trồng khác với mong muốn mang lại thu nhập cao hơn. Vì thế, có thể trong một năm một số hộ dân chỉ trồng một vụ. Nên biến diện tích lúa tác động ngược chiều với biến
phụ thuộc thu nhập.
Biến chi phớ sản xuất (Xứ) cú hệ số - 0,837 cựng dấu với kỳ vọng tại mức ý nghĩa ơ = 1%. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Lâm Văn Siéng (2021) cho rang chi phí là khoản chi mà nông dân họ lo lắng nhất. Thực thế, chi phí sản xuất cũng tác động ngược chiều với thu nhập, cụ thể: trong điều kiện các yếu tô khác không đổi, nếu tăng tăng chi phí lên 1 đồng thì thu nhập của nông hộ trồng lúa giảm 0,837 déng/1000m?/vu.
Biến vay vốn (D1) có hệ số 233,293 cùng dấu với kỳ vọng với mức ý nghĩa a = 5%. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Thị Đan Xuân, Mai Văn Nam (201 1), Nguyễn Văn Phúc, Huỳnh Thanh Phương (2011), (Lam Văn Siêng, 2021) cho rang cần có nguồn vốn đủ lớn đề làm cho hoạt động được thông suốt có như vậy việc đầu tư mới có hiệu quả, hộ nông dân có vay vốn sẽ có điều kiện nhiều hơn về yếu tố vốn nên có điều kiện cải thiện thu nhập. Trong mô hình đang nghiên cứu cũng cho thây điều này, nếu hộ có vay vốn thì thu nhập của nông hộ trồng lúa sẽ cao hơn thu nhập của nông hộ không vay von là 233.293 đồng/1000m2/vụ trong điều kiện các yếu tố khác không đồi.
Biến tham gia tô chức khuyến nông (D›) có hệ số 289,832 cùng dấu với kỳ vọng tại mức ý nghĩa a = 5%. Điều nay phù hợp với nghiên cứu của Ngô Đức Phú (2020) nói rằng nông hộ tham gia khuyến nông có thu nhập cao hơn so với hộ không tham gia.
Trong thực tế cũng cho thấy điều này, khi hộ có tham gia tô chức khuyến nông thì thu nhập của nông hộ cao hơn 289.832 đồng/1000m7/vụ so với thu nhập của nông hộ không tham gia khuyến nông.
Mặt khác, biến tuôi của chủ hộ (Xi), tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp (X7) va giới tính của chủ hộ (D2) không có ý nghĩa thống kê về thu nhập của nông hộ trồng lúa.
Điều này có nghĩa là thu nhập của nông hộ trồng lúa không bị tác động bởi yếu tô của tuôi, ty trọng thu nhập phi nông nghiệp hay giới tinh của tuôi hộ. Hay nói cách khác du chủ hộ có bao nhiêu tuổi, là nam hay nữ, thu nhập phi nông nghiệp góp bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập thì cũng không ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa
trên địa ban nghiên cứu.
4.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ trồng lúa tại
phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Theo kết quả từ mô hình nghiên cứu OLS cho thay, các yêu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa lần lượt là: trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, lao động trồng lúa, điện tích đất trồng lúa, chi phí sản xuất, quy mô vốn vay, tham gia tổ chức
49
khuyên nông. Trong đó hầu hết các biến có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc, chi có diện tích trồng lúa là tác động ngược chiều. Theo đó, yếu tố tham gia khuyến nông, quy mô vốn vay và số lao động trồng lúa có tác động mạnh mẽ đến thu nhập của nông hộ trồng lúa với mức độ ảnh hưởng lần lượt: 289,832; 233,293; 179,985. Từ kết qua trên, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ trồng
lúa trên địa bàn nghiên cứu.
Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng lao động tham gia sản xuất lúa.
Từ kết quả phân tích cho thay, biến số lao động tham gia sản xuất lúa ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập của nông hộ. Vì thế, các nông hộ phải đảm bảo sức khỏe, duy trì 6n định nguồn nhân lực hiện có; đồng thời, tiếp thu những kiến thức về khoa học kỹ thuật dé đạt được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, kết quả cho thay rằng, kinh nghiệm tác động đến nguồn thu nhập
của người lao động, khi kinh nghiệm của chủ hộ càng cao thì thu nhập càng cao, tuy
nhiên mức tăng giảm dần đến một lúc nào đó sẽ dừng lại, vì do tuổi tác càng cao thì năng suất làm việc càng giảm. Do đó, cần tập trung năng lực, tăng cường sức khỏe đối với người tham gia sản xuất trong độ tuôi lao động dé phát huy hết khả năng trong giai
đoạn này.
Chủ hộ cần phải nâng cao trình độ học van dé tiép cận, áp dung những thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất lúa, không theo khuôn khổ của ông bà dé lại mà phải tiếp thu bằng nhiều cách thức nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.
Giải pháp 2: Hỗ trợ vay vốn cho nông hộ.
Yếu tố vay vốn tác động mạnh đến thu nhập của nông hộ trồng lúa và có tương quan thuận với thu nhập. Các nông hộ chủ yếu vay tiêu dùng, sau khi thu hoạch thì trả nợ công thuê lao động hay tư liệu sản xuất, sau đó nếu cần thì vay lại tiêu dùng tiếp.
Vay vốn không phải là đang “nợ” mà phải tính toán sử dụng hợp lý đồng tiền sẽ mang lại hiệu quả kinh tế.
Mở rộng hoạt động tin dụng vay đối với các hộ nghèo, cận nghèo, những hộ có hoàn cảnh khó khăn, đa dạng hóa các loại hình hỗ trợ tín dụng đối với hộ đang thiếu vốn sản xuất về số tiền vay, thời hạn, thủ tục, lãi suất dé đáp ứng nhu cầu người dân.
Nếu các hộ dân đang thiếu đất canh tác hoặc không có đất sản xuất thì hỗ trợ vay vốn ưu đãi phù hợp với nhu cầu và điều kiện sản xuất của nông hộ.
Giải pháp 3: Tăng cường công tác khuyến nông.
Theo kết quả phân tích, nông hộ có tham gia khuyến nông sẽ có tác động cùng chiều đến thu nhập, vì thế tích cực tuyên truyền người dân tham gia các khóa học khuyến nông nhằm nâng cao kiến thức về nông nghiệp. Bằng cách tham gia các khóa học khuyến nông dé người nông dân có thé học được những kỹ năng, phương thức hoạt động, chủ động học hỏi kinh nghiệm của những hộ trồng lúa đạt hiệu quả. Từ đó giúp các nông hộ tăng thu nhập theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.
51
CHƯƠNG 5
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
5.1 Kết luận
Bài nghiên cứu đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa tại phường Ninh Đa, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa bằng cách thông qua phương pháp thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính OLS với cỡ mẫu là 60 hộ trồng lúa.
Kết quả mô hình hồi quy giải thích được 72,25% sự ảnh hưởng các biến độc lập lên biến phụ thuộc Y (Thu nhập của nông hộ trồng lúa). Các biến độc lập: trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm trồng lúa, số lao động tham gia trồng lúa, diện tích trồng lúa, chi phí sản xuất, quy mô vốn vay, tham gia tổ chức khuyến nông có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa. Tat cả các biến đều cùng dau kỳ vọng ban dau, chỉ biến điện tích trồng lúa tác động ngược chiều với biến thu nhập. Thực tế tại địa phương cho thấy, diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp do năng suất lúa giảm dần, người dân dần chuyển sang cây trồng khác hoặc cho thuê dé tăng thêm thu nhập. Bên cạnh do, biến quy mô vốn vay và tham gia tô chức khuyến nông có ảnh hưởng mạnh nhất đến thu nhập của nông hộ trồng lúa.
Vì vậy, để nâng cao thu nhập của nông hộ trồng lúa cần chú trọng đến nâng cao chất lượng lao động lao động tham gia sản xuất lúa, hỗ trợ vay vốn cho nông hộ và tăng cường công tác khuyến nông.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với địa phương
Các cơ quan, tổ chức day mạnh công tác khuyến nông, mở thêm nhiều lớp tập huấn đến những người tham gia còn non trẻ để nâng cao kiến thức, áp dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng nhân lực trong quản lý và vận hành công tác khuyến nông, phải đảm bảo năng lực, kiến thức nghiệp vụ của đội ngũ, thường xuyên trau đồi kiến thức và áp dụng phương pháp dạy mới có hiệu quả. Đó cũng là cơ sở cho
việc hình thành cầu nối giữa nông dân và khoa học kĩ thuật tiên tiến. Đó cũng là cơ sở cho việc hình thành cầu nối giữa nông dân và khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Chính quyền cần có những chính sách vay vốn, vay ưu đãi có người nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Chú ý đến quy mô vay vốn và thời hạn trả nợ phù hợp với mô hình sản xuất dé đạt hiệu qua. Cần phố biến, tao đồi các kiến thức và quy trình vay vốn dé người dân nắm bắt, thông hiểu và mạnh dan vay vốn khi có nhu cầu.
5.2.2 Đối với người nông dân
Ngoài việc chính quyền hỗ trợ người lao động với các chính sách cụ thể thì người nông dân phải có ý thức tự vươn lên, đó là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao thu nhập. Người nông dân phải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn dé tăng cường kiến thức, tiếp thu tiến bộ khoa hoc kỹ thuật để thực hiện tốt hơn. Bà con nông dân trao đổi kinh nghiệm với nhau, tạo sự đoàn kết giúp đỡ nhau trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Người nông dân cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu thêm những giống lúa, phương pháp, kỹ thuật mới đem lại năng suất cao phù hợp các khả năng và điều kiện của nông hộ. Đặc biệt những lao động trong độ tuôi tiếp thu tốt phải trang bị cho mình đủ kỹ năng, không ngừng hoc hỏi dé thích ứng với tốc độ thay đổi ngày càng nhanh của
nông thôn hiện nay.
53