2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 9 năm 2022 tại Trại thực nghiệm khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2 Điều kiện thí nghiệm 2.2.1 Điều kiện thời tiết
Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết tại nhà màng trong thời gian thực hiện thí nghiệm
Cường độ ánh Nhiệt độ trung Độ ẩm trung Số giờ chiêu sáng
Tháng
sáng (Lux) bình (°C) bình (%) (giờ) 06/2022 32.599,9 36,9 45,3 205,4 07/2022 23.701,4 34,3 49,0 157,8 08/2022 30.499,9 34,8 43,9 177,6 09/2022 22.898,5 33,5 51,3 156,3
Các chi số cường độ ánh Sáng, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình, số giờ chiếu sáng được do tại
nhà màng thí nghiệm; số giờ chiêu sáng lây từ đữ liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ.
(Đài Khí tượng Thuy văn khu vực Nam Bo, 2022)
Kết quả Bảng 2.1 cho thấy trong thời gian thí nghiệm, thời tiết biến động như sau, nhiệt độ trung bình của các tháng dao động từ 33,5°C đến 36,9°C. Âm độ không khí trong thời gian thí nghiệm dao động từ 43,9 - 51,3%, tong số giờ nang từ 156,3 - 205,4 giờ/tháng. Nhìn chung, nhiệt độ trung bình, số giờ nắng trong các tháng thí nghiệm phù cho cây đậu nành sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, độ ẩm trung bình qua các tháng đều tương đối thấp và nhiệt độ trong ngày có thời điểm rất cao (lên đến 41,5°C) nên cần quan tâm đến vấn đề cung cấp đủ nước cho cây; đặc biệt, trong giai
đoạn cây con và ra hoa.
2.2.2 Điều kiện đất đai
Dat thí nghiệm được lấy từ tỉnh Long An, mẫu dat đã được tiến hành phân tích
các đặc tính lý - hóa tại Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, trường
Đại hoc Nông Lâm Thành phó Hồ Chi Minh. Kết quả về các đặc tinh lý hóa của đất thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 2.2
Bảng 2.2 Đặc tính lý - hóa của đất thí nghiệm
Chỉ tiêu Đơn vị Kêt qua Phương pháp
Cát % 54,9 TCVN 8567:2010 Thịt % 31,7 TCVN 8567:2010
Sét % 13,4 TCVN 8567:2010 pH (H,0) : T5 TCVN 5979:2007 EC mS/cm 21 TCVN 6650:2000
CEC meq/100 g pail TCVN 8569:2010 Chat hiru co (OM) % 2,4 TCVN 8941:2011 N tổng số % 0,1 TCVN 6498:1999 POs tong số % 0,4 TCVN 8940:2011 K,O tổng số % 1,4 TCVN 8660:2011 N dễ tiêu mg/100 g 0,7 TCVN 5255:2009
PO; dễ tiêu mg/100 g 1ã TCVN 5256:2009 KạO dễ tiêu mg/100 g 19,9 TCVN 8662:2011
(Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, 2022)
Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá đất của USDA (1987), Rayment và Lyons (1993), Petterson (2011), thành phan cơ giới của đất thí nghiệm là đất thịt pha cát, dat có phản ứng hơi kiềm, nhiễm mặn trung bình, khả năng trao đổi cation thấp. Hàm lượng N tổng số ở mức thấp và N dễ tiêu ở mức trung bình; hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu đều ở mức cao; hàm lượng kali tổng số, kali dé tiêu và chất hữu cơ đều ở mức trung bình. Từ kết quả này, điều kiện đất thí nghiệm tồn tại một số giới hạn khi trồng cây đậu nành. Tuy nhiên, cây đậu nành có thé sinh trưởng trên nhiều loại đất và có thé cải thiện đất bang cách bổ sung phân chuồng và lưu ý không bón thêm vôi dé tránh trường hợp cây không hấp thụ được các chất vi lượng.
2.2.3 Điều kiện nhà màng
Nhà màng được thiết kế với hệ thống cửa áp mái có định có màng che, thông gió tự nhiên. Quy cách độ cao cột (độ cao từ mặt đất đến máng xối) từ 4 - 4,8 m, khâu độ mỗi gian nhà là 8 m, cột cách cột là 4 m, mái lop bằng mang polymer dày 150 micron, xung quanh che bằng lưới chắn côn trùng day 50 mesh.
2.3 Vật liệu thí nghiệm
2.3.1 Giống
Giống đậu nành Vinasoy 02-NS là giống lai từ tổ hợp DT26 x Cư Jit hoa trắng (giống địa phương) do Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy chọn tạo.
Giống đậu nành Vinasoy 02-NS có hoa màu trắng, quả chín khô màu nâu đậm, hạt tròn det màu vàng. Chiều cao cây trung bình từ 40 - 87 cm, khả năng phân cành khá (1 - 2
cành/cây), tỷ lệ quả 3 hạt đạt 21,6 - 50,4%. Trọng lượng 100 hạt 19,8 - 25,1 g. Thời
gian sinh trưởng trung bình 85 - 95 ngày, năng suất 21 - 30 ta/ha tùy thuộc vào mùa vụ và điều kiện thâm canh. Giống thích hợp với vụ Xuân Hè tại các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long.
2.3.2 Phân bón
Phân Urea Phú Mỹ (46,3% N) sản xuất tại Tổng ty Phân bón và Hóa chat Dầu
khí.
Phân Supe lân (16% P,Os) sản xuất tại Công ty Cổ phan lân Lâm Thao.
Phân Kali sulphat (50% K;O) sản xuất tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn ICL.
Phân bò ủ hoai.
2.3.3 Các vật liệu, dụng cụ khác
Muối NaCl 99,5% do công ty TRS sản xuất
Chậu nhựa có kích thước 22 x 17 cm
Máy đo chất lượng nước cầm tay BLE-9909
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm một yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), sáu nghiệm thức và ba lần lặp lại. Sáu nghiệm thức (NT) tương ứng với sáu lượng phân kali, gồm:
NT1: 0,3 g K;O/chậu (tương ứng 40 kg K,O/ha)
NT2: 0,5 g K,O/chau (tương ứng 60 kg K,O/ha) (đối chứng)
NT3: 0,7 g K;O/chậu (tương ứng 80 kg K,O/ha) NT4: 0,9 g K;O/chậu (tương ứng 100 kg K;O/ha) NT5: 1,1 g K;O/chậu (tương ứng 120 kg K;O/ha) NTO: 1,3 g K;O/chậu (tương ứng 140 kg K;O/ha)
NT4 NT6 NTS NT5 NT4 NTl NT6 NT3 NT2 NT3 NT5 NT3 NT2 NT2 NT6 NT1 NHI NT4 LLL 1 LLL 2 LLL 3
: >
Hướng biên thiên anh sáng
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
2.4.2 Quy mô thí nghiệm
Quy mô thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 18 ô thí nghiệm.
Thí nghiệm trồng cây trong chậu có thể tích 2,4 L, trồng 2 cây/chậu.
Số chậu/ô cơ sở: 16 chậu.
Tổng số chậu thí nghiệm: 288 chậu.
Khoảng cách giữa các chậu: 10 cm.
Diện tích mỗi 6 cơ sở: 1,2 mx 1,2m= 1,4 n.
Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 0,5 m.
Hình 2.2 Toàn cảnh khu thí nghiệm tai thời điểm 30 NSG
2.4.3 Cách thức tiến hành thí nghiệm Chuẩn bị đất thí nghiệm
Dat thí nghiệm thu về đập nhỏ, phơi khô, cho đất vào cách mặt chậu 2 cm, mỗi
chậu chứa 3,2 kg.
Tính lượng nước tưới
Đầu tiên, xác định khoảng cách giữa cách lần tưới là 1 lần/ngày. Áp dụng phương pháp cân say trên các chậu mau dé xác định độ âm đồng ruộng (DAg,). Sau khi tưới bão hòa từ 1 - 2 ngày, độ ẩm trong đất chính là độ 4m đồng ruộng: sau một ngày tiếp theo, độ âm trong đất là độ âm cần tưới lại (DAgin tuoi gi). Tiến hành lay các mẫu đất để cân khối lượng ban đầu, sau đó sây ở mức nhiệt 105°C đến khi khối lượng không đổi và cân khối lượng đó. Ta có kết quả DAg, = 83% và ĐAàn tưới lại 78⁄9 sau
khi tính theo công thức
ĐA (%) = [(Khối lượng trước - Khối lượng sau)/ Khối lượng sau] x 100.
Tiếp theo, xác định dung trọng của lớp đất trong chậu bằng cách dùng ring có kích thước 5 x 5 cm dé lay đất bằng đúng độ nén của đất trong chậu cây. Sau đó, đặt ring đất vào chậu nước cho đến khi lớp đất trên mặt ring ướt đều và mang sấy ở nhiệt độ 105°C cho đến khi khối lượng không đổi và cân khối lượng này. Ta được dung trọng pp = 1,4 g/cmỶ khi sử dụng công thức p, = Trọng lượng đất khô/Thẻ tích khói dat.
Lượng nước cho một chau = Venau X (DAar- ĐÀ sàn tưới lại) X Pp = 250 mL.
Xử lý mặn nhân tạo
Tại thời điểm 10 NSG (giai đoạn VI), tiến hành xử lý gây mặn cho tất cả nghiệm thức và việc xử lý mặn sẽ được tiễn hành theo nồng độ NaCl tang dan mỗi 0,5%o cho đến khi dat 3%o. Sau khi đã hoàn thành ngưỡng mặn, cây đậu nành sẽ được gây mặn với nồng độ NaCl 3%o cho đến khi cây kết thúc thời kỳ tạo quả (R3) thì dừng lại. Nước mặn sẽ được tưới trực tiếp vào gốc cây theo cách thủ công với một lượng là 250 mL/chau vào thời điểm 8 - 9 giờ sáng mỗi ngày.
Cách pha nước mặn dé tưới: Đối với nồng độ NaCl 3%o, pha 30 g muối NaCl 99,5% với 100 L nước; sau đó, dùng máy BLE-9909 để đo và điều chỉnh độ mặn lại
cho thích hợp.
2.4.4 Kỹ thuật canh tác
Hạt giống được ngâm trong nước ấm 55°C trong 5 giờ và gieo vào các chậu thí
nghiệm được đặt trong nhà màng với mật độ 3 hạt/chậu. Chậu nhựa có đường kính
miệng chậu là 22 cm và cao 17 em, phía dưới đáy chậu có đục 6 lỗ với đường kính 1 cm. Khi cây được 2 lá thật, tiến hành tia bớt chi dé lại 2 cây/chậu.
Phân bón được sử dụng dưới các dạng: Urea (46% N); Supe lân (16% P;O;);
K,SO, (50% K;O). Lượng phân áp dung trong thí nghiệm dựa theo QCVN 01 - 58:
2011/BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống đậu nành. Nền phân chung cho thí nghiệm (kg/ha) là 5 tấn phân bò ủ
hoai + 30 kg N + 90 kg P.O; tương đương 45 g phân bò ủ hoai + 0,3 g N+ 0,8 g P;O¿;/chậu, riêng lượng phan kali có giá trị khác nhau ở từng nghiệm thúc:
NT1: 0,3 g K;O/chậu
NT2: 0,5 g K,O/chau (đối chứng)
NT3: 0,7 g K;O/chậu NT4: 0,9 gK;O/chậu NT5: 1,1 gK;O/chậu
NT6: 1,3 g K;O/chậu.
Bon lót: Toàn bộ lượng phân lân, phan bò ủ hoai được phối trộn vào đất trước
khi cho đất vào chậu.
Bon thúc lần 1 (cây có từ 2 đến 3 lá thật, khoảng 12 NSG): 50% N + 50% KạO.
Bon thúc lần 2 (cây có từ 4 đến 5 lá thật, khoảng 25 NSG): 50% N + 50% K,0.
Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật, tuân theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất và chỉ phun thuốc khi thật sự cần thiết.
Thu hoạch: Khi 95% số quả trên cây đã chín (vỏ quả chuyên sang màu vàng sam).
2.5 Chi tiêu va phương pháp theo dõi
2.5.1 Chi tiêu về sinh trưởng, sinh lý
Theo dõi 10 cây chỉ tiêu, chọn ngẫu nhiên để theo dõi có định:
Chiều cao cây (cm): Do từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính, bat đầu theo dõi ở thời điểm 10 NSG, theo dõi 5 lần, định kỳ 10 ngày/lần.
Số cành cấp 1/cây (cành/cây): Đếm số cành mọc ra từ thân chính của cây tại thời điểm thu hoạch, đếm trên 10 cây chỉ tiêu sau đó tính trung bình.
Số lá/cây (lá/cây): Đếm tổng số lá thật trên cây từ vị trí cặp lá đơn trên thân chính, lá được xác định khi thấy rõ cô lá, bắt đầu theo dõi ở thời điểm 10 NSG, theo dõi 5 lần, định kỳ 10 ngày/lần.
Chiều dài lá (cm): Dùng thước đo từ cuống lá đến chóp lá của lá chét ở giữa của các lá kép thứ 3 và 4 từ ngọn xuống tại thời điểm 40 NSG, tính trung bình cho 1 lá.
Chiều rộng lá (cm): Dùng thước đo khoảng cách lớn nhất giữa 2 phiến lá của lá chét ở giữa của các lá kép thứ 3 và 4 từ ngọn xuống tại thời điểm 40 NSG, tính trung
bình cho 1 lá.
Chi số điệp lục tố trong lá: Vào giai đoạn cây bat đầu ra hoa (40NSG) vào lúc 9 giờ sáng, đo bằng máy SPAD-502 ở vị trí giữa lá, không đo chỗ có gân, đo tại lá thứ 3 từ trên tính xuống trên 10 cây chỉ tiêu.
2.5.2 Chỉ tiêu về sinh khối khô
Khối lượng chất khô của cây (g/cây): Vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa (40 NSG), thu 3 cây (khác 10 cây chỉ tiêu) ở mỗi ô thí nghiệm, đem sấy khô ở nhiệt độ 70°C đến khi khối lượng không đổi. Cân thân, lá của 3 cây và tính trung bình 1 cây.
Khối lượng chat khô của rễ (g/cây): Vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa (40 NSG), thu rễ của 3 cây (là 3 cây dùng dé cân khối lượng thân, lá) ở mỗi ô thí nghiệm, đem
sây khô ở nhiệt độ 70°C đến khi khối lượng không đổi. Cân rễ của 3 cây và tính trung
bình 1 cây.
2.5.3 Chỉ tiêu về sự phát triển
Ngày ra hoa (NSG): Tính từ ngày gieo hạt đến khi có 50% số cây trong ô thí nghiệm nở ít nhất một hoa.
Thời gian sinh trưởng (NSG): Tính từ ngày gieo hạt đến ngày có 95% cây trong ô thí nghiệm có quả chuyền sang màu nâu.
2.5.4 Một số chỉ tiêu cấu thành năng suat và năng suất cá thé
Số quả/cây (quả/cây): Đếm tổng số quả 10 cây/ô, rồi tính trung bình cho 1 cây.
Số quả chắc/cây (quả/cây): Đếm số quả chắc trên 10 cây/ô, rồi tính trung bình 1
cây.
Tý lệ đậu qua (%): Đếm tong số nụ vào thời điểm ra hoa và số qua tai thời điểm thu hoạch trên 10 cây/ô, tính tỷ lệ phần trăm trung bình cho 1 cây theo công thức:
Tổng số quả/Tổng số nu x 100.
Tý lệ qua 1 hạt (%): Đếm số quả 1 hạt trên 10 cây chỉ tiêu/ô, tính tỷ lệ phần
trăm trung bình cho 1 cây.
Tỷ lệ quả 2 hạt (%): Đếm số quả 2 hạt trên 10 cây chỉ tiêu/ô, tính tỷ lệ phần
trăm trung bình cho | cây.
Tý lệ quả 3 hạt (%): Đếm số quả 3 hạt trên 10 cây chỉ tiêu/ô, tính tỷ lệ phần
trăm trung bình cho | cây.
Khối lượng 100 hạt (g): Lay ngẫu nhiên 3 mẫu 100 hạt (độ âm 12%), cân khối
lượng và tính giá trị trung bình.
Năng suất cá thể (g/cây): Cân khối lượng hạt trên cây của 10 cây/ô, tính trung
bình cho 1 cây.
2.5.5 Chỉ tiêu hàm lượng K”, hàm lượng Na’, tỉ lệ KÌ/Na"
Hàm lượng K” trong lá (mg/g): Xác định bằng phương pháp quang kế ngọn lửa
Hàm lượng Na’ trong lá (mg/g): Xác định bằng phương pháp quang kế ngọn lửa (10 TCN 454 - 2001) trên lá của 3 cây đã dùng dé cân sinh khối khô.
Ty lệ K'/Na” = Hàm lượng K*/Ham lượng Na’.
Hàm lượng Na” và K” được xác định bằng phương pháp quang kế ngọn lửa. Mô tả phương pháp theo tiêu chuẩn 10 TCN 454 - 2001:
Cân 1,9067 g KCl (1,8482 g NaNO; đối với natri) tinh khiết đã sấy khô ở 110°C.
Hoa tan bằng nước định mức đến 1000 mL, dung dich này có nồng độ 1000 ppm K/Na, pha loãng 10 lần được dung dịch 100 ppm K/Na dùng để chuẩn bị các dãy tiêu chuẩn xác định K/Na. Sử dụng bình định mức 50 mL cho vào các bình theo thứ tự số mL dung dịch tiêu chuẩn 100 ppm K/Na và thêm nước cất cho đến vạch định mức theo
Bảng 2.3.
Do các dung dịch tiêu chuẩn trên quang kế ngọn lửa với K tai bước sóng 768 nm, với Na tại bước sóng 589 nm (hoặc kính lọc tương ứng). Lập đồ thị tiêu chuẩn biểu thị tương quan của nồng độ K*/Na’ trong các dung dịch tiêu chuẩn với số do tương ứng trên máy. Sau đó đo dung dịch mẫu trên quang kế ngọn lửa đồng nhất với điều kiện đo dãy tiêu chuẩn. Chú ý thường xuyên đo kiểm tra bằng các dung dịch tiêu chuẩn và căn cứ vào đồ thị tiêu chuẩn và số đo trên máy xác định nồng độ dung dịch mẫu (ppm).
Bảng 2.3 Dãy tiêu chuẩn kali và natri
Nông độ của dung dịch K/Na tiêu Số mL dungdịchK Số mL dung dịch Na chuẩn (0 - 50 ppmK; 0 -40ppmNa) tiêu chuẩn 100 ppm tiêu chuẩn 100 ppm
0 0 0 3 2,5 2,5 10 5,0 5,0 20 10,0 10,0 30 15,0 15,0 40 20,0 20,0 50 25,0 -
2.6 Phương pháp xử ly số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2016. Phân tích phương sai (ANOVA), trắc nghiệm phân hạng LSD ở mức ý nghĩa 0,05 và vẽ đồ thị tương quan bằng phần mềm RStudio phiên bản 4.1.2; phân tích tương quan bằng phần
mém Minitab.
Chương 3