NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Ảnh hưởng của công thức phối trộn giá thể và loại phân hữu cơ đến sự phát triển hệ thống rễ và sinh trưởng của cây dưa lưới trồng bầu (Cucumis melo L.) (Trang 23 - 31)

2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện tại Trại thực nghiệm khoa Nông học trường đại học

Nông Lâm thành phó Hồ Chí Minh từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022.

2.2 Điều kiện thời tiết khu vực thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới, theo dõi diễn biến của thời tiết, khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm cho biết tác động của các yếu tố này lên đời sống của cây dưa lưới, từ đó tìm ra biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao nhất.

Điều kiện thời tiết ở khu vực thí nghiệm được đo đạc và thu thập bằng bộ KIT được thiết kế và lắp đặt trong nhà màng. Bộ KIT sử dụng mach Arduino Uno lưu dữ liệu tự động mỗi tiếng một lần từ tháng 12/2021 đến tháng 05/2022. Thiết bị đo đạc (đầu dò sensor) đặt giữa nhà lưới cách mặt đất 2 m.

Bảng 2.1 Thời tiết khu thí nghiệm

Tháng Nhiệt độ trung bình (°C) Am độ trung bình (%)

12/2021 28,6 69

01/2022 2,5 72

02/2022 29,5 67

07/2022 21,1 T7

08/2022 27,8 76

09/2022 2713 78

Qua Bang 2.1 cho thay nhiệt độ trung bình các thang thí nghiệm dao động từ 27,3°C đến 29,5°C. Cây dưa lưới có thé chịu được nhiệt độ lên đến 40°C nhiều giờ mỗi ngày (Mai Thị Phương Anh và cs, 1996), do đó trong các tháng tiến hành thí nghiệm nhiệt độ trong

nhà màng vẫn đảm bảo cho cây dưa lưới phát triển bình thường. Âm độ trung bình các tháng thí nghiệm dao động từ 67% - 78%. Theo Tạ Thu Cúc (2005) âm độ trung bình thích hợp cây dưa lưới là 75 - 80%. Do đó với mức nhiệt độ này, cây dưa lưới vẫn phát triển bình thường.

2.3 Vật liệu nghiên cứu

2.3.1 Giống

Giống sử dụng là giống dưa lưới mật TU3 (giống mới) nhập khâu Đài Loan. Tỉ lệ nảy mầm 100%, cây con khỏe, không bị bệnh, cây ra hoa đạt 99%, hoa to đều cây khỏe.

Tỷ lệ đậu trái 98%. Cây sinh trưởng khoẻ, kháng bệnh tốt khi trồng trong nhà lưới.

Đặc điểm trái: trái to đều, hình oval, lưới dày đều, vỏ ngoài xanh, thịt cam, giòn,

dày cơm, thơm đặc trưng. Trọng lượng trung bình: 1,3 — 2,5 kg, Brix 15 - 16.

2.3.2 Giá thể

Túi giá thể xơ dừa ép thẻ grow bag với thành phần 100% là xơ dưa, mụn dừa đã qua xử lí Tannin và Lignin, thích hợp cho các loại rau ăn quả trồng trong nhà màng, trước khi sử dụng ngâm nước từ 8 — 10 giờ dé xử lí chất Tannin còn tồn dư trong thanh giá thê.

Bảng 2.2 Tính chất lí hóa của thanh mụn dừa Growbag

Chỉ tiêu Thông số kỹ thuật

EC < 0,5 mS/cm pH 5,8—7,0

Độ âm 20%

Tannin, Lignin 10%

2.3.3 Phan bon hữu cơ

Phân gà hữu cơ vi sinh (Công ty c6 phan sản xuất và thương mại Đồng Thành Công). Thanh phần: Hữu cơ 4,9%, N 1%, SiO› 12%, P2Os 0,05% trong 1 bao 2 kg.

Phân trùn quế nguyên chat 100%. Thành phan: N 1%, P 1%, K 0,2%.

Phân bò đã qua xử lý ủ hoai mục (Công ty TNHH MTV Qué Lâm Phương Bắc) có thành phần dinh dưỡng: Hữu cơ 22%, N 3%.

12

Cách tiến hành bón lót:

Trên mỗi hộp Rhizobox tiến hành bón 100 g phân hữu co, lặp lại trên tất ca các

nghiệm thức.

3.3.4 Dụng cụ thí nghiệm

Tái sử dụng hộp xốp có kích thước dài rộng cao lần lượt là 50 x 30 x 30 em để làm hộp Rhizobox trồng cây quan sát rễ trong thí nghiệm. Thùng được cắt theo chiều đọc với kích thước 50 x 30 x 5 cm và được gan mica trong ở mặt trước đề quan sát rễ.

Tam mica

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Ảnh hưởng của các công thức giá thể và loại phân bón hữu cơ đến sự phát triển của bộ rễ dưa lưới ở giai đoạn cây con

2.4.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các công thức giá thể đến sự phát triển bộ rễ

cây con dưa lưới

Thí nghiệm đơn yếu tô được bồ tri theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (Complete randomized design - CRD) gồm 4 nghiệm thức phối trộn giá thể.

Nghiệm thức 1: 75% mụn xơ dừa + 25% cát san lấp, kí hiệu CT1 Nghiệm thức 2: 50% mụn xơ dừa + 50% cát san lấp, kí hiệu CT2

Nghiệm thức 3: 25% mun xơ dừa + 75% cat san lấp, kí hiệu CT3

Nghiệm thức 4: 100% mụn xơ dừa (đ/c), kí hiệu CT4

LLLI LLL2 LLL3 CT3 CTI CT4 CT2 CT4 CTI CT4 CT3 CT2 CTI CT2 CT3

Hình 2.2 Sơ đồ thi nghiệm 1

Quy mô thí nghiệm

Số ô thí nghiệm: 12 ô Mỗi ô thí nghiệm 4 cây

Tổng số cây thí nghiệp: 48 cây

2.4.1.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của loại phân bón hữu cơ đến sự phát triển bộ rễ

cây con dưa lưới

Thí nghiệm đơn yếu tố được bồ tri theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (Complete

randomized design - CRD) 3 nghiệm thức là loại phân bón hữu cơ.

Công thức thí nghiệm

Nghiệm thức 1: CT3 ở thí nghiệm [ + (100g/cây) phân ga, kí hiệu NT1

Nghiệm thức 2: CT3 ở thí nghiệm | + (100g/cây) phân bò kí, hiệu NT2

Nghiệm thức 3: CT3 ở thí nghiệm 1 + (100g/cây) phân trùn quế, kí hiệu NT3

14

LLLI LLL2 LLL3

NII NT2 NT3

NT3 NTI NT2 NT2 NT3 NTI

Hình 2.3 So đồ thí nghiệm 2

Quy mô thí nghiệm

Số ô thí nghiệm: 9 ô Mỗi ô thí nghiệm 4 cây

Tổng số cây thí nghiệp: 36 cây

2.4.1.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi rễ

Tốc độ tăng trưởng rễ: áp bìa kiếng sát mặt mica đánh dấu chiều dài rễ hàng ngày.

Thí nghiệm kết thúc khi chiều dài rễ của cây bất kỳ cây trong thí nghiệm chạm đáy hộp, tiền hành thu thập rửa sạch rễ rồi cho vào khay nước son màu đen có kích thước 50 x 35 cm, dàn đều rễ rồi tiến hành quan sát, chụp hình vẽ lại và xử lý bằng phần mềm ImageJ

1.53e va Smart Root 4.21 được các chỉ tiêu:

Số lượng rễ (rễ): tong số lượng rễ chính

Tổng chiều dài rễ (cm): tổng chiều dài rễ chính Chiều dài rễ chinh(cm): chiều dài rễ chính dai nhất

Trọng lượng rễ tuoi (g): thu thập rễ, cắt từ vị trí cô rễ, dé ráo nước rồi cân toàn bộ bộ rễ cây

Trọng lượng rễ khô (g): khi bộ rễ được phơi khô sau 3 ngày, tiến hành cân

2.4.2 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các công thức giá thé đến sự sinh trưởng và phat triển của dưa lưới

2.4.2.1 Bồ trí thí nghiệm

Thí nghiệm đơn yếu tô được bé trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (Complete randomized design - CRD) với 4 công thức phối trộn giá thê.

Nghiệm thức 1: 75% mụn xơ dừa + 25% cat san lấp kí hiệu CT1 Nghiệm thức 2: 50% mụn xơ dừa + 50% cát san lấp kí hiệu CT2 Nghiệm thức 3: 25% mụn xơ dừa + 75% cát san lấp kí hiệu CT3

Nghiệm thức 4: 100% mụn xơ dừa (đ/c) kí hiệu CT4

Sơ đồ thí nghiệm

LLLI LLL2 LLL3 CT3 CTI CT4 CT2 CT4 CTI CT4 CT3 CT2 CTI CT2 CT3

Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

2.4.2.2 Quy mô thí nghiệm

Khoảng cách trồng cây cách cây 0,3 m, hàng cách hàng 1,4m

Diện tích 1 6 cơ sở: 4,2 m?

Số ô cơ sở: 4 NT x 3 LLL= 126

Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 0,8 m Diện tích toàn khu thí nghiệm: 60 m?

Tổng số cây: 10 cây/ô cơ sở x 4 NT x 3 LLL = 120 cây.

2.4.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

a/ Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển:

Thời gian sinh trưởng (ngày): Từ khi gieo đến khi kết thúc thu hoạch.

Ngày ra hoa cái sau gieo (ngày): Ngày có 50% số cây trên 1 6 có hoa cái.

Ngày thu hoạch (ngày): Ngày đã thu hoạch hết quả thương phẩm.

b/ Các chỉ tiêu sinh trưởng thân, lá:

16

Tiến hành đo 5 cây/ ô thí nghiệm/ lần lặp lại, 7 ngày lấy chỉ tiêu 1 lần, bắt đầu thu thập chỉ tiêu vào thời điểm 11 ngày sau gieo (NSG).

Chiều cao cây (cm): Do từ 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng.

Chiều dài lá (cm): Do từ cuống lá tới phiến lá của lá. (18 NSG: đo lá thật thứ 1; 25

NSG: đo lá thật thứ 4; 32 NSG: đo lá thật thứ 9; 39 NSG: đo lá thật thứ 15; 46 NSG: đo lá thật thứ 23).

Chiều rộng lá (cm): Do vi trí rộng nhất của lá. (18 NSG: đo lá thật thứ 1; 25 NSG:

đo lá thật thứ 4; 32 NSG: đo lá thật thứ 9; 39 NSG: đo lá thật thứ 15; 46 NSG: đo lá thật thứ 23).

Số lá trên thân chính (lá): Đếm số lá thật từ gốc đến đỉnh sinh trưởng có lá nhỏ nhất từ 2cm trở lên.

c/ Đặc điểm quả

Chọn ngẫu nhiên 5 quả/ô đã đủ chín (thời điểm lá gần quả nhất chuyên sang vàng hoặc héo, tua xuống sát quả bị khô, xung quanh cuống quả có những vết nứt đều) dé theo

dõi các chỉ tiêu.

Chiều dài quả (cm): Dùng thước đo chiều dài chóp đỉnh hai đầu của quả.

Chiều rộng quả (cm): Do tại vị trí rộng nhất của quả bằng thước kẹp.

Hình 2.5 Do chiều rộng quả Hình 2.6 Do độ dày thịt quả

Độ dày thịt qua (cm): Dùng thước kẹp dé đo bề dày ở phan thịt quả nơi có đường kính quả lớn nhất.

Độ Brix (%): Xẻ dọc qua dua cắt lay những mẫu thịt quả có kích thước 1 x 1 x 1 cm cách vỏ 1 cm. Lấy dich ở giữa qua, đo bằng Brix kế cam tay.

Hình 2.7 (A) Brix kế cầm tay (B) Do độ brix d/ Các yếu tố cầu thành năng suất

Khối lượng quả (kg/quả): Cân quả sau khi thu hoạch.

Khối lượng quả/ ô thí nghiệm (kg): Cân nặng của tất cả quả trên mỗi ô thí nghiệm

sau khi thu hoạch.

Năng suất lý thuyết (NSLT) (tắn/ha) = Khối lượng trung bình quả/cây (kg) x Số

cây/ha

Năng suất thực thu (NSTT) (tan/ha) = Khối lượng quả trên 1 6 thí nghiệm

(kg)/Dién tích 6 thí nghiệm x 10

2.5 Phuong pháp xử ly số liệu

Số liệu được thu thập, phân tích và tính giá trị trung bình bằng chương trình Microsoft Excel. Phân tích phương sai (ANOVA) và trắc nghiệm phân hạng LSD ở mức alpha=0,05 (nếu có) bằng phần mềm R.

18

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Ảnh hưởng của công thức phối trộn giá thể và loại phân hữu cơ đến sự phát triển hệ thống rễ và sinh trưởng của cây dưa lưới trồng bầu (Cucumis melo L.) (Trang 23 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)