a. Giám đốc
Trực tiếp điều hành quyết định toàn bộ hoạt động của ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị phổ biến cho cán bộ, công nhân viên chức ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm trước ngân hàng và pháp luật về mọi quyết định của mình.
b. Phó giám đốc
Giám đốc
Phòng kế toán
ngân quỹ Tổ kinh doanh
Tổ quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh Bộ phận hành chánh Phó giám đốc
Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm định dự án.
c. Tổ kinh doanh
- Thường xuyên quan tâm và chăm sóc khách hàng: Luôn sẵn sàng với tinh thần phục vụ khách hàng một cách chu đáo, công bằng, nhiệt tình, đồng cảm và thể hiện tính chuyên nghiệp của MHB; đồng thời cán bộ kinh doanh phải luôn đảm bảo rằng sau khi kết thúc giao dịch, khách hàng hoàn toàn yên tâm và hài lòng về MHB.
- Tiếp xúc, phỏng vấn, tư vấn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận, đánh giá tình hình pháp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tình hình tài chính, tính khả thi của các dự án/phương án vay vốn, khả năng trả nợ, đánh giá tính khả mại và xác định giá trị tài sản bảo đảm,…
- Tư vấn, hướng dẫn và giải đáp cho khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tín dụng, tiền gởi, … tại MHB.
- Lập báo cáo tóm tắt chuyển cho bộ phận nhập thông tin khách hàng vào hệ thống Intellect (để lưu trữ) đối với các khách hàng chưa thoả điều kiện cấp tín dụng theo qui định hiện hành của MHB.
- Lập báo cáo hoặc tờ trình thẩm định tín dụng, chịu trách nhiệm về các nội dung đánh giá, nhận xét và đề xuất về khoản tín dụng trong báo cáo thẩm định.
- Đàm phán với khách hàng về các điều khoản của hợp đồng tín dụng, đảm bảo tiền vay, … và điều kiện có liên quan khác (nếu có).
- Hoàn tất hồ sơ, thủ tục trình cấp thẩm quyền phê duyệt giải ngân, quản lý các khoản vay đã phê duyệt;
- Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, bảo đảm tiền vay (theo định kỳ hoặc đột xuất) kể cả hồ sơ cấp tín dụng do hội sở phê duyệt và uỷ quyền cho chi nhánh theo dõi quản lý;
- Xem xét đề xuất cơ cấu nợ (nếu có), chuyển nợ quá hạn, lập hồ sơ khách hàng phát sinh nợ có vấn đề chuyển cho bộ phận nghiệp vụ có liên quan theo đúng qui định của MHB.
- Phối hợp cùng phòng nghiệp vụ có liên quan thực hiện phân loại nợ khách hàng đang quản lý theo qui định hiện hành của MHB.
- Hỗ trợ phòng/bộ phận nghiệp vụ có liên quan trong việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo qui định của MHB;
d. Tổ quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh
- Kiểm tra, đánh giá lại hoặc tái thẩm định toàn bộ các vấn đề liên quan của các khoản cấp tín dụng mà phòng kinh doanh đề xuất: tính pháp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tình hình tài chính, tính khả thi của các dự án/phương án vay vốn, khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm,… đồng thời lập báo cáo đánh giá rủi ro và chịu trách nhiệm về các nội dung đánh giá, nhận xét và đề xuất đó.
- Hỗ trợ phòng kinh doanh soạn thảo các hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay (nếu có), … phải đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ.
- Thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) từ PKD chuyển sang theo phân công của lãnh đạo phòng và qui định hiện hành của MHB (có giấy giao nhận cụ thể). Riêng hồ sơ tài sản bảo đảm bản chính phải được bỏ vào bì niêm phong và lưu theo đúng qui dịnh của NHNN ngay sau khi trình lãnh đạo PQLRR phê duyệt trên hệ thống Intellect. Trường hợp phát hiện thấy hồ sơ lưu trữ chưa đảm bảo tính pháp lý theo qui định MHB thì báo cáo với lãnh đạo xem xét giải quyết kịp thời;
- Đánh giá, phân tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp xử lý nợ, đối với các khoản nợ có vấn đề (nợ xấu, nợ khó đòi). Tham mưu cho lãnh đạo cấp thẩm quyền trong việc phát mãi tài sản, đấu giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, mua bán nợ, khởi kiện khách hàng ra toà án, … kể cả việc chuẩn bị thủ tục pháp lý theo qui định của pháp luật hiện hành và MHB;
e. Phòng kế toán ngân quỹ
- Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh, báo cáo hoạt động kế toán tài chính theo pháp lệnh kế toán. Thống kê và theo dõi chế độ báo cáo do Tổng Giám đốc qui định.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước thông qua hệ thống MHB, NHNN, các ngân hàng khác hệ thống. Tổ chức việc thu, chi tiền mặt, bảo quản an toàn tiền bạc, tài sản của ngân hàng và của khách hàng theo quyết định của MHB.
- Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu theo qui định của Nhà nước.
f. Bộ phận hành chính
- Quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị và công cụ lao động.
- Thực hiện công tác hành chính, quản trị theo qui định lập báo cáo về công tác cán bộ, tiền lương.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB NINH KIỀU GIAI ĐOẠN (2009 – 2011)
Giai đoạn 2009 đến năm 2010 được xem là giai đoạn có nền kinh tế đang phục hồi và dần ổn định. Tuy nhiên, năm 2011 được đánh giá là giai đoạn đầy khó khăn và thách thức với ngành ngân hàng. Bắt nguồn từ chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát, các ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng, lãi suất
tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
BẢNG 2.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB NINH KIỀU (2009 – 2011)
(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB - Ninh Kiều - Cần Thơ)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 ST ST ST ST (%) ST (%) 1. Thu nhập 22.199 18.893 17.178 -3.306 -14,89 -1.715 -9,08 -Thu HĐKD 22.199 18.893 17.055 -3.306 -14,89 -1.838 -9,73 +Thu lãi 21.473 17.989 15.779 -3.484 -16,23 -2.210 -12,29 +Thu dịch vụ 726 904 1.276 178 24,52 372 41,15 +Thu khác - - 123 - - 123 - 2. Chi phí 19.635 16.659 15.003 -2.976 -15,16 -1.656 -9,94 - Chi HĐKD và chi NV 19.635 16.659 14.997 -2.976 -15,16 -1.662 -9,98 - Chi khác - - 6 - - 6 -
3. Lợi nhuận hạch toán 2.564 2.234 2.175 -330 -12,87 -59 -2,64
Kết quả tính toán trong Bảng 2.1 được sử dụng để phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận tại MHB Ninh Kiều từ 2009 – 2011, cụ thể như sau:
+ Về thu nhập
Tình hình thu nhập của ngân hàng qua các năm đều giảm. Cụ thể, thu nhập năm 2009 là 22.199 triệu đồng, đến năm 2010 thu nhập giảm 18.893 triệu đồng (hay -14,89%) so với năm 2009. Và thu nhập trong năm 2011 cũng giảm 17.178 triệu đồng (hay -9,08%) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân sự giảm xuống của thu nhập chủ yếu do sự giảm xuống của khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh mà hoạt động chính là thu lãi của ngân hàng, vì khoản mục này chiếm một tỷ trọng rất cao (năm 2009: 96,73%; năm 2010: 95,22%; năm 2011: 91,86%). Tốc độ giảm của thu nhập qua các năm đều do doanh nghiệp chịu tác động từ sự thay đổi chính sách tiền tệ của NHNN, trong đó lãi suất cho vay tăng cao chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hẳn khả năng vay vốn của các doanh nghiệp mà thu nhập của ngân hàng chủ yếu là thu lãi nên việc này cũng gián tiếp tác động đến thu nhập của ngân hàng.
+ Về chi phí
Chi phí năm 2009 là 19.635 triệu đồng, năm 2010 chi phí của ngân hàng giảm (-15,16%), tương đương giảm 2.976 triệu đồng so với 2009. Chi phí năm
Hình 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Ninh Kiều qua 03 năm
2011 là 15.003 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 1.656 triệu đồng, tương đương giảm (-9,94%). Chi phí giảm trong thời gian qua là do ngân hàng hạn chế cho vay trong hoạt động tín dụng trung dài hạn, đặc biệt là lĩnh vực phi sản xuất, nên các khoản chi phí bỏ ra để chi trả cho các thủ tục cấp tín dụng giảm đáng kể. Ngoài ra, do chi phí của ngân hàng phát sinh chủ yếu từ chi phí trả lãi cho vốn huy động và vốn điều chuyển nhưng chi phí trả lãi vay cho vốn điều chuyển cao hơn rất nhiều so với vốn huy động. Do đó, khi tỷ trọng vốn điều chuyển giảm mạnh trong tổng nguồn vốn thì chi phí trả lãi cho vốn điều chuyển cũng giảm mạnh.
+ Về lợi nhuận
Mặc dù thu nhập và chi phí qua ba năm đều có biến động giảm nhưng chi phí lúc nào cũng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn thu nhập nên phòng giao dịch vẫn đạt được lợi nhuận nhất định. Điều này cho thấy phòng giao dịch vẫn hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, do thu nhập giảm đều qua ba năm dẫn đến lợi nhuận giảm. Điển hình như năm 2009 lợi nhuận của phòng giao dịch đạt ở mức 2.564 triệu đồng, đến năm 2010 mức lợi nhuận này giảm còn 2.234 triệu đồng với tốc độ giảm 12,87% (tức giảm 330 triệu đồng). Đến năm 2011 phần lợi nhuận này tiếp tục có phần giảm nhẹ, cụ thể là ở mức 2.175 triệu đồng, giảm 2,64% ( tức giảm 59 triệu đồng) so với năm 2010. Trong những tháng đầu năm 2011 ngân hàng phải đối mặt với chính sách thắt chặt tiền tệ và lợi nhuận đặt ra từ đầu năm và chiến lược tăng tốc nhanh được chuyển sang thận trọng, ổn định và yếu tố an toàn, tăng cường quản trị đặt lên hàng đầu.
Tóm lại, giai đoạn (2009 – 2011) là giai đoạn mặc dù có sự ổn định trong năm 2010, nhưng vẫn có sự biến động nền kinh tế lớn trong năm 2011. Do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến hoat động kinh doanh của các ngân hàng trong cả nước, đặc biệt là ngân hàng MHB Ninh Kiều trong thời gian qua. Ngân hàng không tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng từ những chính sách điều tiết và thắt chặt tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ giảm nhẹ qua các năm. Điều đó cho thấy ngân hàng đã cố gắng hoạt động tốt trong hoàn cảnh khó khăn nhất.
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI MHB NINH KIỀU
Thuận lợi
- Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL phòng giao dịch Ninh Kiều có vị trí giao dịch thuận tiện ở trung tâm quận Ninh Kiều, với ưu thế hai mặt tiền trên đường Phan Đình Phùng, ngay ngã tư nơi tập trung dân cư tấp nập nên vị trí của ngân hàng dễ thu hút sự chú ý của mọi người.
- Ngân hàng được thừa hưởng lợi thế về thương hiệu ngân hàng của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL.
- Sự lãnh đạo điều hành sâu sát, kịp thời của Ban Giám đốc cùng với sự nhiệt tình phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên tại chi nhánh đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện hoàn thành nhiệm vụ và các chỉ tiêu được giao.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên là những cán bộ có trình độ chuyên môn, năng động và có nhiệt huyết với nghề lại được bồi dưỡng, đào tạo hàng năm.
- Tập thể cán bộ công nhân viên có tinh thần đoàn kết cao, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ.
- 09/10/2009, thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy trình xây dựng vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, cùng với lễ khánh thành thông xe Cầu Cần Thơ vào tháng 05 năm 2010 nối liền cửa ngõ về vùng đồng bằng sông Cửu Long, thỏa mãn khát vọng và nhu cầu phát triển kinh tế của vùng. Đây cũng là cơ hội rất lớn cho MHB Ninh Kiều phát triển và mở rộng kinh doanh.
Khó khăn
- Vị trí ngân hàng nằm ngay trung tâm thành phố tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng gây không ít trở ngại vì nơi đây tập trung rất nhiều ngân hàng đang hoạt động như SHB, MB (hai ngân hàng này nằm ngay bên cạnh MHB Ninh Kiều), Đông Á, ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, ngân hàng Indovina,… Hơn thế nữa các ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn hầu hết là ngân hàng TMCP nên các sản phẩm, dịch vụ của họ rất đa dạng và hấp dẫn.
- Ngân hàng thành lập chưa đầy 10 năm, quá trình phát triển ngắn ngủi, ít va chạm, kinh nghiệm ứng phó với những biến động của thị trường còn hạn chế.
- Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn và cho vay, đây là hoạt động chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự thay đổi của thị trường. Thêm vào đó, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cung cấp chưa được phong phú.
- Hiệu quả kinh doanh tuy đạt và tăng trưởng về các chỉ tiêu nhưng thị phần còn chưa lớn, Vì là ngân hàng còn trẻ, phòng giao dịch chỉ mới hoạt động chưa được lâu. Bên cạnh đó hướng hoạt động còn phụ thuộc nhiều vào các chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ từ hội sở để làm phương hướng hoạt động trong từng kỳ ngắn hạn, đây cũng là một hạn chế khó khăn.
- Chậm đổi mới công nghệ ngân hàng hiện đại để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Sản phẩm dịch vụ còn hạn hẹp trong khi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, chủ yếu là các dịch vụ truyền thống với chất lượng phục vụ thấp, chi phí khá cao, thiếu linh hoạt.
2.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MHB NINH KIỀU TRONG THỜI GIAN TỚI
Căn cứ định hướng hoạt động của MHB Ninh Kiều, đồng thời tiếp tục phát huy những kết quả tích cực đã đạt được trong năm 2011, MHB Ninh Kiều đã đề ra những phương hướng, mục tiêu hoạt động cho năm 2012 như sau:
- MHB Ninh Kiều hướng đến việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng, bên cạnh tập trung vào phân khúc khách hàng là đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như khách hàng cá nhân trên cơ sở có chọn lọc. MHB Ninh Kiều cũng hướng tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng vùng nông thôn.
- Phát huy ưu thế sắn có và là ngân hàng được cấp mức tăng trưởng tín dụng hàng đầu (17%), MHB Ninh Kiều xác định mục tiêu cấp tín dụng trong năm 2012 đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cụ thể cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lương thực, tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón, cao su, bột mỳ,…và một phần phục vụ đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn. Hạn mức tăng trưởng còn lại chủ yếu MHB sẽ tập trung nguồn vốn một cách có hiệu quả cho phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững.
- Tiếp tục phát triển dư nợ trên cơ sở nguồn vốn huy động trên thị trường Cần Thơ và lựa chọn khách hàng có dự án/ phương án đầu tư hiệu quả sử dụng