Ứng dụng của SIP trong kiến trúc IMS

Một phần của tài liệu Đồ án GIAO THỨC KHỞI TẠO PHIÊN (SIP) (Trang 32 - 34)

2. 3.2 Request_URI

3.2.2Ứng dụng của SIP trong kiến trúc IMS

3.2.2.1 Trong khối chức năng điều khiển phiên cuộc gọi (CSCF- Call/Session Control Functions) SIP có chức năng như sau

Mặc dù CSCF không sử dụng giao thức SIP nhưng nó lại là phần tử chính của SIP. CSCF được chia làm 3 khối chức năng chính:

- Proxy-CSCF : Có vai trò một outbound SIP proxy. Tất cả yêu cầu xuất phát hoặc gửi đến IMS đều phải chuyển giao qua nó sau đó nó thực hiện chuyển tiếp các bản tin SIP. Để kết nối với hệ thống IMS, ta phải đăng kí với nhà mạng mà P-CSCF kết nối. Ngoài ra P-CSCF còn có các chức năng liên quan đến bảo mật và nén báo hiệu. Nó thiết lập một số liên kết bảo mật với các thiết bị đầu cuối của mình nhằm trao

đổi các thông tin giao thức SIP một cách toàn vẹn. Các thiết bị đầu cuối và P-CSCF có thể liên lạc thông qua một liên kết vô tuyến với băng thông thấp. Ngoài ra nó còn có khả năng xác thực nhận dạng thông tin của khách hàng và gửi tới các node khác trong mạng, nhờ đó mà các node khác không cần phải xác thực lại và có thể sử dụng trực tiếp các thông tin đó để sử dụng cho việc cung cấp các dịch vụ.

- Serving-CSCF (S-CSCF): Là một nút trung tâm của hệ thống IMS, chịu trách nhiệm đăng kí tên miền, duy trì trạng thái phiên và lưu trữ hồ sơ dịch vụ. S-CSCF có quyền truy cập tất cả các thông tin dữ liệu của người sử dụng được lưu trữ trong HSS qua giao tiếp Cx (Giao thức DIAMETE). S-CSCF tham gia trong tất cả các quá trình báo hiệu từ hệ thống IMS về người dùng, giữ vai trò quyết định chọn lựa AS nào sẽ cung cấp dịch vụ cho người dùng. Ngoài ra S-CSCF còn giữ chức năng là cung cấp các dịch vụ định tuyến SIP và tham gia chính sách điều hành mạng bằng việc ngăn cản hoặc cho phép thiết lập phiên.

- Interrogating-CSCF (I-CSCF) : Là một máy chủ SIP proxy lưu trữ các bản hệ thống tên miền DNS (Domain Name Server). Khi cần gửi một bản tin SIP đên một miền cụ thể,nó tra cứu DNS để có đươc địa chỉ của máy chủ SIP của miền đó. Nó cũng giao tiếp với HSS và SLF thông qua giao tiếp Cx (Giao thức DIAMETER) nhằm mục đích lấy thông tin vị trí người sử. Nó định tuyến thông điệp yêu cầu SIP nhận được từ một mạng khác đến S-CSCF tương ứng. Ngược lại, I-CSCF sẽ định tuyến thông điệp yêu cầu SIP hoặc thông điệp trả lời SIP đến một S-CSCF/I-CSCF nằm trong mạng của một nhà cung cấp dịch vụ khác.

3.2.2.2 Trong máy chủ ứng dụng (AS-Application server)

- Các dịch vụ của IMS được cài đặt trong AS. AS tương tác với S-CSCF thông qua giao thức SIP để cung cấp dịch vụ đến người dùng. AS liên lạc với S-CSCF qua giao tiếp ISC trên nền giao thức SIP và với các HSS thông qua cổng giao tiếp Sh trên nền giao thức DIAMETER.

- AS có khả năng giao tiếp với HSS để có thể cung cấp các dịch vụ quản lý sự hiện diện của user trên mạng, quản lý quá trình hội thảo trực tuyến,tính cước.

KẾT LUẬN

Thông qua việc tìm hiểu hoạt động của giao thức SIP, ta thấy được vai trò và tầm quan trọng của giao thức SIP. Sau một thời gian tìm hiểu về giao thức khởi tạo phiên SIP chúng em đã hiểu được một số vấn đề sau:

 Các thành phần của SIP gồm hai phần chính đó là: Đại lý trạm người dùng và máy chủ mạng.

 Biết được địa chỉ SIP và các bản tin SIP

 Biết được cách thiết lập và hủy cuộc gọi trong giao thức khởi tạo phiên SIP và hiểu thêm về các tính năng của SIP.

 Hiểu và biết thêm về ứng dụng của SIP trong thương mại và trong mạng IMS Tuy chúng em đã hết sức cố gắng để hoàn thành bản báo cáo này nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Cô cũng như của bạn bè để có thể hoàn thiện được hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đồ án GIAO THỨC KHỞI TẠO PHIÊN (SIP) (Trang 32 - 34)