Khách hàng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nền kinh tế nước ta đang có những chuyển biến rõ rệt. Với xu thế hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thử sức trên thương trường quốc tế rộng lớn. Bên cạnh đó cũng có những hạn chế do mới tham gia nền kinh tế mở cửa, các nhà doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh có kinh nghiệm. Sự hiểu biết hạn chế về thông lệ quốc tế, luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của các đối tác. Thêm vào đó là sự thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật, kỹ thuật, nghiệp vụ thanh toán. Theo điều tra của cơ quan đại diện cho cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, có tới 75% số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đào tạo chính quy về nghiệp vụ ngoại thương. Thế nhưng lại có tới 80-85% số đó tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Một nền kinh tế có nhiều đơn vị tham gia xuất nhập khẩu là hết sức khuyến khích song nhiều doanh nghiệp chưa trang bị kỹ đã nhảy vào cuộc thì những sai lầm là điều khó tránh khỏi. Tình trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là tiềm lực kinh tế còn rất kém, chỉ dựa vào tài trợ của ngân hàng. Khi kinh doanh với đối tác nước ngoài bị thua lỗ thì hầu như đều ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng. Trong kinh doanh ngoại thương các doanh nghiệp Việt Nam tưởng rằng thanh toán bằng thư tín dụng là an toàn song trong thực tế đã chứng minh vì doanh nghiệp phải trả giá cho các điều kiện lập lờ trong hợp đồng ngoại thương cũng như trong L/C. Do vậy, ngân hàng khi thanh toán cũng gặp nhiều rủi ro.
Một nguyên nhân nữa là khách hàng cố ý làm sai nguyên tắc. Khách hàng bao gồm cả nhà xuất khẩu lẫn nhập khẩu, vấn đề ở đây là đạo đức kinh doanh của khách hàng. Họ đã nắm được điểm yếu của thư tín dụng là việc thanh toán tách rời khỏi hàng hóa mà chỉ căn cứ vào chứng từ. Đối tác có thể tinh vi lập bộ chứng từ giả mà ngân hàng không thể phát hiện tính xác thực của nó.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI