Khoa học hỗ trợ cho mặt kiến giải như thế nào?

Một phần của tài liệu Tiểu luận giữa kỳ bát chánh Đạo là con Đường trung Đạo là con Đường của chánh tín nghĩa là nó (Trang 25 - 28)

Bản chất của việc này chỉ đơn giản là chuyển từ cái vô hình vượt ngoài tri kiến con người quay lại cái hữu hình là phạm vi của khoa học, sẽ giúp cho tín tâm của hành giả được tăng lên và cho ta hiểu được cái vô hình một cách chính xác hơn, nghĩa là giúp cho ta có được cái chánh kiến về nó. Giống như chiếc máy tính có ba bộ phận chính là bộ hiển thị như là chiếc màn hình, bộ xử lý là bộ vi xử lý CPU và bộ lưu trữ như là ổ cứng, tương tự với các bộ phận của một chúng sinh hữu tình, cơ thể là bộ hiển thị, bộ não là bộ xử lý và tạng thức là bộ lưu trữ. Như ta thấy, cơ thể và bộ não thuộc về dạng vật chất hữu hình, nó chỉ khác nhau là bộ lưu trữ là tạng thức, là dạng tâm thức vô hình. Cái này khoa học chưa khám phá ra, nên nhiều nhà Triết học nghĩ rằng bộ não vừa là bộ xử lý vừa là bộ lưu trữ. Điều này khiến cho họ nhìn nhận con người như một con robot nên chết là hết, không có kiếp trước kiếp sau, vì thế quan niệm này rất dễ khiến con người trở nên vô cảm và là căn nguyên khiến con người dễ phạm phải ác nghiệp. Chúng ta phải làm sao nhận ra được cái khác nhưng vẫn biết có cái giống. Giống là tạng thức có công năng lưu trữ giống như ổ cứng vậy, chứ bộ não không thể kiêm một lúc hai chức năng được. Khác chính là cái tạng thức này là dạng tâm thức vô hình, là cái rất vi tế, nó như là chiếc cầu nối từ cơ thể hữu hình sang cái tự ngã chân tâm vô hình thường hằng bất biến bất sinh bất diệt. Vì có cái này mà con người mới có cái chủ thể, hay còn gọi là chân ngã đồng với chư Phật không hai không khác, còn tâm tính mỗi người khác nhau là do sự huân tập các chủng tử thức vào trong tạng thức có sự khác nhau mà ra, nên cái tâm thức này vẫn chỉ là vọng tâm thường hay sinh diệt, biến đổi không ngừng.

Có một số tôn giáo hay ngoại đạo thấy được cái phần A lại da thức này, nhưng vì chưa thấy được cái chân như bản tánh nên rất dễ ngộ nhận rằng cái A lại da thức này mới là cái chủ thể của cái thân xác này, vì thế mới đặt cho nó cái tên là linh hồn. Nhưng chỉ có đức Phật mới thấy được A lại da thức vẫn chưa phải là cái chủ thể thật sự của cái thân xác vật lý này. Mà nó chỉ có công năng lưu trữ những kinh nghiệm, những kiến thức hay những dục vọng giống như việc lưu trữ thông tin của ổ cứng mà thôi. Nên Phật giáo đặt cho nó cái tên là tạng thức, tạng có nghĩa là lưu trữ, thức có nghĩa là nó không phải thuộc dạng vật chất. Tuy thuộc về mặt tâm, nhưng không phải là cái chân tâm, chân ngã, mà nó thuộc về dạng vọng tâm, nên để phân biệt với cái chân tâm thì tạm gọi nó là thức, là do tâm phân biệt nhị nguyên đối đãi mà có. Nên nó cũng giống như một đám mây che mất ánh sáng từ nơi chân như bản tính của mình, vì không thấy mặt trời mà chỉ mới thấy được cái đám mây này nên rất dễ ngộ nhận, cho rằng cái đám mây này là mình. Mê chấp vào cái thân hay cái vọng tâm này mới khiến mình quên đi mất cái chân tâm bản tính, đó mới thật sự là cái chân ngã thường hằng bất biến bất sinh bất diệt.

Những ai mà theo chủ nghĩa duy vật sẽ dễ cho rằng cái thân xác mới là cái gốc sinh ra cái tâm thức, còn đa số các tôn giáo thì cho rằng cái phần linh hồn mới là cái gốc để cho phần thân xác nương vào. Chỉ có đức Phật mới thấy được cả hai phần này đều chưa phải là cái chủ thể thật sự nên gọi là vô ngã, nhưng cả hai cần phải có sự kết hợp, sự hợp tác với nhau thì mới có thể hoạt động được, giống như một chiếc máy tính muốn hoạt động thì cần phải có phần cứng và phần mềm vậy, thiếu một trong hai cái này thì máy tính không thể hoạt động được. Nên đức Phật dùng hai chữ là “danh sắc” để chỉ cho cái hợp thể đó. Chữ “danh” là chỉ về phần tinh thần, hay là phần vọng tâm, còn chữ “sắc” là chỉ về phần vật chất hay là phần thể xác. Hoặc được phân kỹ hơn thì gọi là ngũ uẩn, trong phần danh chiếm bốn phần là thọ, tưởng, hành và thức. Điều này khá giống với năm bộ phận chính hình thành nên một chiếc máy tính hay một con robot, bao gồm phần cơ thể robot, các bộ phận cảm biến, phần vi xử lý, phần cung cấp năng lượng để nó hoạt động như là pin, sạc và phần lưu trữ như ổ cứng. Khi các bộ phận này kết hợp lại với nhau, hỗ trợ nhau, thì nó trở thành một công cụ đắc lực, giúp cho chân tâm, chân ngã – là cái thật sự là ta đó – có thể tương tác, học hỏi với thế giới vật chất bên ngoài, chứ cái hợp thể danh sắc đó vẫn chưa phải là ta, vì vậy mà đức Phật mới gọi nó là vô ngã. Một khi thiếu cái phần chân tâm này thì cái hợp thể đó cũng giống như một con robot không thể tự đưa ra một quyết định hay một lựa chọn nào cả mà đều phụ thuộc vào cái chương trình được lập trình sẵn nên cho dù máy tính có tân tiến tới đâu thì nó cũng không thể tự đưa ra những quyết định hay lựa chọn cho những hành vi của nó, do đó nó không có khái niệm tạo ác nghiệp như ở con người. Điều đó chứng tỏ phía sau cái thân ngũ uẩn này còn có một thứ nữa làm chủ thể, đó chính là bổn tâm, đó mới chính là ta hay còn gọi là chân ngã.

4.2 Ứng dụng vào giáo lý Duyên khởi

Vì tâm thức là cái vô hình nên rất khó mô tả cho mọi người hiểu được cách tâm trí và bộ não phối hợp với cơ thể như thế nào. Nên bây giờ, nếu biết vận dụng tính rõ ràng về cách hoạt động của chiếc máy tính để mô tả cho cách hoạt động của tâm trí và cơ thể thì sẽ giúp mọi người dễ hình dung và dễ tin tưởng hơn. Mô tả được tiến trình này sẽ giúp ta hiểu được giáo lý Duyên khởi của nhà Phật, vì giáo lý Duyên khởi chính là một bản đồ tâm lý tổng quát nhất về tâm thức con người mà đã được đức Phật quán xét đầu tiên ngay khi Ngài vừa mới thành đạo. Việc triển khai và mô tả cái tiến trình tâm lý này sẽ được chúng tôi giới thiệu ở một bài khác.

Các nhà khoa học nhờ thấy được cách hoạt động của thế giới vật lý một cách chính xác nên mới có thể chuyển hóa và cải tạo được thế giới tự nhiên theo ý của mình. Tương tự vậy, nếu chúng ta hiểu được giáo lý Duyên khởi thì có nghĩa là chúng ta sẽ hiểu được chính xác nguyên lý hoạt động của thế giới tâm lý thì chúng ta cũng có thể chuyển hóa và cải tạo được cái tâm thức của mình, đó là chuyển hóa

cái tâm thức ô nhiễm dần dần trở nên thanh tịnh. Và một khi đã có được chánh kiến về giáo lý Duyên khởi rồi chúng ta có thể dùng tư duy logic để mở rộng ra, khi ấy có thể giải thích hầu hết mọi hiện tượng trên thế gian này, nhờ vậy có thể tránh đi nhiều hành vi và quyết định sai lầm mà nhiều khi hậu quả của nó phải mấy trăm năm sau, mấy ngàn năm sau mới biểu lộ ra. Và một khi cái việc làm đó, cái hành vi đó có sự sai lầm thì đều gây ra nghiệp chướng không tốt cho bản thân mình; cho dù sống có nhân nghĩa, đạo đức, cũng khó mà tránh khỏi những quả báo xấu về sau. Vì vậy, Phật giáo có pháp sám hối có thể giúp cho nghiệp chướng của chúng sinh mau được tiêu trừ; đây là nhân quả nghiệp báo, đều là tự làm tự chịu, chứ không phải số phận an bài hay là ơn trên sắp đặt. Ngoài ra, giáo lý Duyên khởi còn chỉ rõ cho chúng ta biết căn nguyên phát sinh ra những hành vi trên thân, khẩu, ý đã hình thành nên tham, sân, si, mạn, nghi như thế nào, từ đó tạo ra những thói quen xấu và khiến ta dễ phạm phải những nghiệp ác. Những thứ này đều là nghiệp chướng, khiến sự nghiệp của mình hay bị chướng ngại và trắc trở, khó mà làm được cái gì một cách thuận lợi và viên mãn cả. Nên cần phải thành tâm sám hối để nghiệp cũ được tiêu trừ, và cần hiểu rõ giáo lý Duyên khởi để không tạo thêm nghiệp mới, khi ấy thì ta mới có thể thực hiện được cái sứ mạng cao cả là mang lại giá trị hữu ích cho mình và cho đời, gọi là chánh mạng. Nhưng tác dụng chính của việc lý giải giáo lý Duyên khởi một cách tường tận, một cách khoa học đó là không chỉ giúp ta tăng trưởng được tín tâm mà còn giúp ta dễ dàng phát sinh được chánh kiến vô lậu nhờ vậy mà giúp mình gìn giữ được giới luật tốt hơn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận giữa kỳ bát chánh Đạo là con Đường trung Đạo là con Đường của chánh tín nghĩa là nó (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)