Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng một số thành phần của TDST thông qua dạy học giải một số bài toán về phương pháp tọa độ trong không gian (Trang 54 - 61)

6. Cấu trúc đề tài

3.3.Nội dung thực nghiệm

- Tiến hành soạn giáo án theo hai hướng khác nhau cùng một bài Hướng 1: Soạn giáo án theo cách thông thường

Hướng 2: Soạn giáo án theo hướng tích cực, phân loại bài tập theo một số yếu tố của TDST.

- Tổ chức dạy ở trường THPT Thuận Châu – Sơn La.

3.4. Đối tƣợng thực nghiệm

- Chọn: lớp 12C làm lớp thực nghiệm và 12D làm lớp đối chứng của trường THPT Thuận Châu.

- Hai lớp trình độ tương đương.

3.5. Tổ chức thực nghiệm

- Đặc điểm của hai lớp thực nghiệm và đối chứng Lớp Sĩ số

Gới tính Học lực

Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu

12C 38 16 22 2 31 5 0

- Tiến hành dạy lớp thực nghiệm theo hướng soạn tích cực, dạy lớp đối chứng theo hướng giáo án thông thường.

- Cuối buổi cả hai lớp cùng làm bài kiểm tra để đánh giá kết quả.

- Thời gian thực nghiệm: Theo phân phối chương trình bài dạy về phương pháp tọa độ trong không gian lớp 12.

3.6. Kết quả thực nghiệm

+ Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra viết

- Mục đích của bài là: Kiểm tra chất lượng học của HS qua 2 bài dạy theo hai cách khác nhau. Qua đó so sánh kết quả rèn luyện TDST của HS thu được sau bài giảng.

- Thời gian tiến hành: Ngay sau khi day xong bài. + Kết quả kiểm tra

Điểm Lớp 12C Lớp 12D Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất (%) 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 0 0 0 0 4 1 2,6 2 5 5 3 7,9 3 7,5 6 4 10,5 7 17,5 7 6 15,8 9 22,5 8 8 21,1 6 15 9 12 31,6 10 25 10 4 10,5 3 7,5

+ Phân tích kết quả điều tra

Tỉ lệ HS đạt kết quả ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này thể hiện ở tần số điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng: Lớp 12C có 30 điểm, lớp 12D có 28 điểm.

3.7. Kết quả rút ra từ thực nghiệm

Qua thực nghiệm cho thấy bài dạy được soạn theo hướng tích cực “góp phần bồi dưỡng một số yếu tố của TDST” thì HS đã tiếp thu và vận dụng kiến thức tốt hơn, kết quả bài kiểm tra của nhóm thử nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng.

KẾT LUẬN

Việc rèn luyện năng lực TDST hiện nay thường gắn liền với một phương pháp nhận thức mới là phương pháp giải quyết bài toán, với quan niệm mới xem rằng nhiệm vụ của khoa học không phải là tìm kiếm chân lý, mà là tìm kiếm lời giải cho những bài toán mà con người liên tục gặp phải trong cuộc sống. Yếu tố cốt lõi của phương pháp giải quyết bài toán là TDST, sáng tạo trong việc xác định bài toán, xác định các mục tiêu của bài toán, tạo sinh các ý tưởng bằng các thao tác trí tuệ như tưởng tượng, phỏng đoán, so sánh với các ẩn dụ, đưa ra các giả thuyết…

Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm, một số yếu tố đăc trưng của TDST, khoá luận đã giải quyết được những nhiệm vụ sau:

Đã xây dựng và bổ sung được một số bài toán nhằm bồi dưỡng từng yếu tố cụ thể của TDST cho HS.

Thử nghiệm sư phạm bước đầu thấy được hiệu quả của việc chú trọng bồi dưỡng TDST cho HS.

Đề tài nghiên cứu này còn có thể được phát triển theo hướng mở rộng nội dung không chỉ với PPTĐ trong không gian mà còn có thể nghiên cứu các nội dung khác của chương trình toán ở phổ thông theo hướng bồi dưỡng TDST cho HS.

Qua việc thực hiện khoá luận, bản thân tôi đã thu được nhiều điều bổ ích về lý luận qua các tài liệu liên quan đến khoá luận. Tuy nhiên, do trình độ bản thân còn hạn chế, thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu còn hẹp, chỉ mới bó hẹp trong các bài toán về PPTĐ trong không gian và cũng không tránh những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như các bạn sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[1] Đặng Quang Việt: Rèn luyện tư duy sáng tạo thông qua xây dựng hệ thống bài tập toán, NXBGD.

[2] Nguyễn Bá Kim: Phương pháp dạy học môn toán, NXBĐHSP. [3] Nguyễn Khắc Oánh, Huy Hùng: Tọa độ trong không gian. [4] Tạp chí toán học tuổi trẻ, NXBGD.

[5] Văn Như Cương: Tài liệu chuẩn kiến thức toán 12, NXBGD – 1994.

[6] Văn Như Cương (chủ biên), Phạm Khắc Ban, Lê Huy Hùng, Tạ Mân: Bài tâp hình học nâng cao lớp 12.

[7] Vũ Tuấn (chủ biên), Lê Thị Thiên Hương, Nguyễn Thu Nga, Phạm Thu, Nguyễn Tiến Tài, Cấn Văn Tuất: Bài tập giải tích 12, NXBGD (2011)

PHỤ LỤC

I. Nội dung của phiếu điều tra

a. Phiếu điều tra đối với giáo viên

PHIẾU ĐIỀU TRA

Họ và tên:……….Tuổi……… Thâm niên công tác:………..Trình độ………. Trường:……….

- Đề nghị thầy cô khoanh tròn vào các đề nghị của mình. Trong quá trình giảng dạy:

1.Thầy cô có thường xuyên rèn luyện cho HS khả năng tìm nhiều giải pháp trên nhiều góc độ và tình huống khác nhau, khả năng xem xét đối tượng dưới những khía cạnh khác nhau không?

A. Không bao giờ B. Hiếm khi C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên

2. Thầy cô có thường xuyên rèn luyện cho HS khả năng tìm ra những liên tưởng, kết hợp mới, nhìn thấy mối liên hệ trong những sự kiện bên ngoài tưởng như không liên hệ gì với nhau, tìm ra những giải pháp lạ tuy đã biết các giải pháp khác không?

A. Không bao giờ B. Hiếm khi C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên

3. Thầy cô có thường xuyên rèn luyện cho HS khả năng lập kế hoạch phối hợp các ý nghĩ hành động, phát triển ý tưởng, kiểm tra và chứng minh ý tưởng không?

A. Không bao giờ B. Hiếm khi C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên

4. Thầy cô có thường rèn luyện cho HS năng lực phát triển vấn đề, mâu thuẫn, sai lầm, thiếu logic, chưa tối ưu không?

A. Không bao giờ B. Hiếm khi C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên Cảm ơn thầy cô đã giúp đỡ

b.Phiếu điều tra đối với HS

PHIẾU ĐIỀU TRA

Họ và tên:………..Lớp……… Trường:………

- Đề nghị các em khoanh tròn đề nghị của mình

1. Sau khi giải xong một bài toán, em có thường xuyên kiểm tra và tìm lời giải khác không? (tính chính xác của lời giải, tìm nhiều lời giải, lời giải tối ưu)

A. Không bao giờ B. Ít khi C. Thường xuyên 2. Khi giải xong bài toán, em có thói quen đặt ngược vấn đề không?

A. Không bao giờ B. Ít khi C. Thường xuyên 3. Em có biết xét các trường hợp để mò mẫm, dự đoán tìm lời giải của một

bài toán chưa biết cách giải?

A. Không bao giờ B. Ít khi C. Thường xuyên 4. Khi giải xong một bài toán, em có thói quen xét và tìm cách giải của một

bài toán tương tự không?

A. Không bao giờ B. Ít khi C. Thường xuyên 5. Khi giải xong một bài toán, em có thói quen thay đổi “cái đã cho” và “cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phải tìm” của bài toán để tạo thành một bài toán mới và giải bài toán đó chưa?

A. Không bao giờ B. Ít khi C. Thường xuyên Chúc các em thành công!

II. Nội dung bài kiểm tra Bài kiểm tra lớp 12

BÀI KIỂM TRA

Câu 1:

a) Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng

  : x 2 0và  : x 8 0

b) Viết phương trình mặt cầu có tâm I (-2; 1; 1) và tiếp xúc với mặt phẳng   : x2y2z 5 0.

Câu 2: Lập phương trình mặt phẳng đi qua điểm M 1;3; 2o   và vuông góc với đường thẳng BC( vớiB 0;2; 3 ,C 1; 4;1     )

Đáp án

Câu Nội dung Điểm

1a) Ta xét tỉ lệ:     1 2 1 8       1 Lấy điểm M 2;0;0     . 0,5 Suy ra d     ,  d M,      2 8 6. 1 Vậy khoảng cách giữa hai mặt phẳng là 6. 1 1b) Gọi mặt cầu có bán kính là R

Do mặt cầu tiếp xúc với   . Do đó R d I,    1 Suy ra,  2 2 2 2 2 2 5 R 1 1 2 2          1

Vậy phương trình mặt cầu là:   2  2 2

x2  y 1  z 1 1 1,5 2 Gọi n là VTPT của mặt phẳng   cần lập. 0,5 Khi đó, do   BC nên ta có thể chọn nBC1; 6;4 . 1 Vậy mặt phẳng   qua M và nhận n làm VTPT là: o

x 1  6 y 3  4 z2  0 x 6y4y250 1,5 Nhận xét: Thông qua bài kiểm tra, thấy được HS biết vận dụng một cách hiệu quả từng dạng bài tập trong từng yếu tố của TDST; đó là vận dụng kiến thức về dạng bài tập khác loại, dạng bài tập có nhiều cách giải, vận dụng được một cách linh hoạt trong làm bài, rèn luyện hiệu quả tính nhuần nhuyễn , mềm dẻo, độc đáo của TDST.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng một số thành phần của TDST thông qua dạy học giải một số bài toán về phương pháp tọa độ trong không gian (Trang 54 - 61)