HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, BẢO HAÌNH SỬA CHỮA AN TOAÌN

Một phần của tài liệu đồ án máy bào gỗ 2 mặt (Trang 87 - 92)

X B P 1+ D =

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, BẢO HAÌNH SỬA CHỮA AN TOAÌN

HAÌNH SỬA CHỮA AN TOAÌN

LAO ĐỘNG

1. Hướng dẫn sử dụng:

1.1. Điều chỉnh về vận hành máy:

Đồ án tốt nghiệp Máy bào cuốn gỗ hai mặt Lắp lưỡi dao vào trục, điều chỉnh cạnh cắt của các lưõi dao cho song song với nhau và với bàn làm việc của máy. Đỉnh của các lưỡi cắt phải nằm trên vòng tròn cắt.

Điều chỉnh trục đẩy gỗ theo chiều cao phù hợp với phôi gia công. Phân bổ lượng dư gia công đều cho cả hai dao.

Trước khi vận hành phải kiểm tra khe hở của lưỡi dao và thân trục dao, phải đảm bảo khe hở thật khít, đều trên suốt chiều dài trục. Độ nhô lên của các lưỡi dao phải đều nhau và không vược quá 1,5 mm.

Điều chỉnh lưỡi dao trên trục dao của máy bào cuốn dùng cờlê nới lỏng các ốc vít và tháo ốp dao ra, sau đó lấy lưỡi dao đi mài ( nếu lưỡi dao bị cùn). Khi lắp phải nhẹ nhàng đặt lưỡi dao vào rãnh của trục dao. Điều chỉnh ốc vít để cho tất cả các cạnh cắt của tất cả các lưỡi dao phải mằm trên một vòng tròn cắt. Kiểm tra bằng cách dùng thước dài đặt trên bàn và khẽ quay trục. Quan sát các đỉnh dao, nếu chúng tiếp xúc nhẹ đều nhau dưới mặt thước là được.

Kiểm tra lại 3 điểm trên trục dao, sau đó dùng cờlê vặn chặt bulông hãm ở từng lưỡi dao, xiết chặt hai bulông đối xứng nhau và xiết từ từ các bulông đều chặt như nhau.

Vị trí chân của bộ phận bẻ phoi phải thấp hơn đỉnh vòng tròn cắt của lưỡi dao từ 1- 2 mm.

Sau khi lắp và điều chỉnh lưỡi dao xong. Cần kiểm tra độ thẳng, song song của lưỡi dao với mặt bàn làm việc. Sai lệch không vược qua 0,1mm/1000mm chiều dài.

Trục đẩy gỗ (trục trơn) dưới mặt bàn cần được điều chỉnh song song với mặt bàn làm việc, đỉnh của trục cao hơn mặt bàn làm việc từ 0,2- 0,3 mm khi đẩy loại gỗ cứng, từ 0,3- 0,4 mm khi đẩy loại gỗ mềm.

Vị trí hai trục đẩy phải ngang bằng nhau. Vị trí trục đẩy và mặt bàn phía trước được điều chỉnh bằng tay quay để phù hợp với chiều dài của phôi.

Vị trí trục đẩy gỗ phía trước và cạnh đáy của bộ phận bẻ phoi thấp hơn vòng tròn cắt của trục dao từ 1- 2mm. Vị trí trục đẩy phải đều, liên tục, tránh gỗ quay ngang tùy theo từng loại gỗ mà chọn tốc độ đẩy hợp lý.

Lượng ăn dao trong khoảng 0,5-1 mm.

Sau khi gia công thử từng chi tiết nếu thấy sai lệch thì điều chỉnh lại các bộ phận đã nêu trên, và sau đó mới tiến hành gia công hàng loạt.

Sau khi bào xong, khi nghĩ phải tắt công tắc cần dao điện để cho máy ngừng hẳn rồi mới quét dọn vệ sinh, lau chùi máy.

1.2. Những điều cần thiết khi vận hành máy:

Kiểm tra toàn bộ các cơ cấu của máy trước khi vận hành.

Đóng hộp bao che lưỡi dao và bộ phận chống hư phải được đặt xuống trước khi bật máy.

Chi tiết đưa vào máy phải thẳng, mặt chuẩn xác đều xuống mặt bàn máy. Chỉ cho phép đưa 2 chi tiết vào cùng một lúc hai bên.

Không bào những chi tiết có chiều dài bé hơn khoảng cách giữa băng tải cuốn và trục đẩy vì có thể chi tiết ngắn dễ mắc kẹt trong máy.

Khi chi tiết bị mắc kẹt trong máy thì phải hạ bàn máy xuống để lấy ra, không được dùng vật khác để đóng vào chi tiết.

Khi thao tác máy phải đứng sang một bên để đề phòng chi tiết bị phóng lùi. Không được dùng bụng, ngực để tì vào đẩy gỗ.

2. Bảo dưỡng:

Bơm mỡ vào các vú mỡ trục dao mỗi ngày.

Thay nhớt cho hộp số 3 tháng 1 lần hoặc 1000 giờ làm việc của máy. Sv: Mai Phước Hợp Phố-Lớp 98C1A Trang 88

Đồ án tốt nghiệp Máy bào cuốn gỗ hai mặt Mỗi hai giờ làm việc bơm dầu một lần, kiểm tra và châm thêm dầu hằng ngày. Vô dầu các rãnh 3 ngày 1 lần.

Vệ sinh và bôi mỡ hàng tuần vào xích tải.

Vô dầu các chân dè (guốc đè) lượng vừa đủ mỗi ngày làm việc. Vệ sinh máy hàng ca làm việc bằng giẻ khô mềm.

Kiển tra tất cả các nút làm đặc biệt là nút tắt khẩn cấp sau 1000 giờ làm việc. 3. Sửa chữa các dạng khuyết tật, nguyên nhân và cách khắc phục: 3.1. Trục dao không quay được khi mở máy:

∗Nguyên nhân:

 Động cơ không làm việc được  Rơ le nhiệt bị hỏng

 Có vật gì vướng vào trục dao

∗ Cách khắc phục

 Kiểm tra lại các bộ phận động cơ điện  Kiểm tra lại rơle nhiệt

 Kiểm tra lại truyền động của dao 3.2. Máy không đẩy được chi tiết gia công:

∗ Nguyên nhân

 Do vị trí trục đẩy phía dưới chưa đúng với mặt bàn

 Do trục đẩy trên không đủ áp lực để đè ép lên bề mặt chi tiết

∗ Cách khắc phục

 Điều chỉnh lại lực nén của trục đẩy phía trên

 Điều chỉnh lại vị trí của trục đẩy phía dưới so với mặt bàn cho đúng

3.3. Kích thước gia công không đảm bảo:

∗ Nguyên nhân

 Do điều chỉnh bàn không đúng

 Bàn máy bị lỏng lẻo

 Lưỡi dao bị cùn

∗ Cách khắc phục

 Chỉnh lại mặt bàn, củng cố lại bàn cho vững

 Thay lưỡi dao bị cùn

3.4. Bề mặt gia công không song song với mặt chuẩn của chi tiết:

∗ Nguyên nhân

 Điều chỉnh lưỡi dao không đúng

 Trục đẩy phía dưới không song song với mặt bàn làm việc.

∗ Cách khắc phục

 Điều chỉnh lại vị trí của lưỡi dao song song với mặt bàn làm việc.

 Điều chỉnh lại vị trí trục đẩy phía dưới

3.5. Trục dao không bào được gỗ hoặc mặt bào không đồng đều, mặt gia công không nhẵn:

∗ Nguyên nhân

 Lưỡi dao bắt quá thấp

 Trục đẩy gỗ phía trên đã ở vị trí cao nhất vẫn còn thấp hơn mặt lưỡi dao bào.

Đồ án tốt nghiệp Máy bào cuốn gỗ hai mặt

 Vỏ bào bị kẹt vào giữa khe hở của lưỡi bào và mặt rãnh trục dao.

 Lắp lưỡi dao đầu cao đầu thấp không đều nhau

∗ Cách khắc phục

 Điều chỉnh lại lưỡi dao

 Điều chỉnh lại vị trí trục đẩy dao cho đúng

 Chỉnh lại lưỡi dao và làm sạch các vỏ bào bị kẹt trong rãnh trục dao.

3.6. Trục đẩy lệch một bên làm cho chi tiết gia công bên dày bên mỏng:

∗ Nguyên nhân

 Gối đỡ trục lắp bị lệch

 Trục đẩy mòn không đều

 Mặt bàn vênh hoặc bị lắp lệch

∗ Cách khắc phục

 Điều chỉnh lại gối đỡ trục

 Thay thế trục đẩy mới

 Điều chỉnh lại mặt bên 3.7. Có những gợn sóng lớn trên mặt gia công:

∗ Nguyên nhân

 Do điều chỉnh lưỡi dao và trục dao không đúng

 Do Trục dao bị rung động quá qui định

∗ Cách khắc phục

 Điều chỉnh lại vòng tròn cắt của trục dao cho đúng

 Kiểm tra và cân bằng lại dao về trọng lượng 4. An toàn lao động:

4.1. Các qui định về an toàn khi vận hành máy: Chỉ làm việc khi máy và dụng cụ cắt ở tình trạng tốt

Phần không làm việc của dụng cụ cắt, các bộ phận chuyển động của máy như đai truyền, trục quay, bánh răng, xích tải, ... phải có dụng cụ bao che chắc chắn.

Bộ phận bao che không làm cản trở việc quan sát và điều khiển máy làm việc. Bộ phận này có cấu tạo đơn giản, tháo ra và lắp vào dễ dàng. Không được tự tiện bỏ bộ phận này đi như nắp che và chụp hút bụi.

Bộ phận che chắn phải được xem xét, kiểm tra tỉ mỉ trước khi làm việc. Không được làm việc khi thiếu bộ phận bảo hộ và bộ phận đó bị hỏng.

Không được dùng tay hoặc vật gì khác để hãm dụng cụ cắt hoặc bộ phận chuyển động khi đang quay.

Dụng cụ cắt phải được mài đúng quy định, cân bằng và không có vết nứt. Cần kiểm tra đặc biệt tỉ mỉ các lưỡi dao để đề phòng hiện tượng bong ra khi mối hàn kém.

Phế liệu, mùn cưa, vỏ bào được đưa về nơi quy định Khi làm việc, không được lau chùi tra dầu mỡ.

Vỏ động cơ, tủ điều khiển phải được nối đất chắc chắn để đảm bảo an toàn về điện.

4.2. An toàn về điện:

Kiểm tra pha: Nếu trong quá trình sản xuất do bất kì lý do gì hay do bất cứ lúc nào nếu bị mất hoặc giảm mất đi một pha hoặc hai pha mà vẫn cho máy hoạt động thì rất nguy hiểm và sẽ cháy máy, cháy động cơ, mô tơ,... Do đó trước khi cho máy vận hành chúng ta phải kiểm tra pha trên toàn xưởng và cho từng máy.

Đồ án tốt nghiệp Máy bào cuốn gỗ hai mặt Kiểm tra hiệu điện thế: Nếu trong quá trình sản xuất dù bất cứ lý do gì mà hiệu điện thế tăng hay giảm đều nguy hiểm cho máy. Do vậy trước khi máy hoạt động kiểm tra điện áp.

Nối đất: Để an toàn cho tất cả các máy đều nối đất để đảm bảo cho an toàn. Kiểm tra chiều dòng điện: Trước khi vận hành kiểm tra chiều dòng điện của máy này so với máy khác nếu ngược chiều thì nối lại.

Do mômen khởi động rất lớn nên phải mở từng máy và mở từng động cơ để tránh dòng điện khởi động.

4.3. An toàn về cơ:

Trước khi chuẩn bị vận hành máy phải biết cách sử dụng của máy.

Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra xem trên máy có còn vướng bất kỳ vật gì hay không, nếu có thì lấy ra.

Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra xem các trục cắt gọt, trục dao đã được xiết chặt chưa, và các trục dao phải được quay trơn tru không bị kẹt.

Trước khi cho vận hành, máy phải trong trường hợp sẳn sàng, tất cả các cửa đều được đóng.

Tài liệu tham khảo

[1]: Sách TK MCC / Nguyễn Ngọc Cẩn / Trường ĐHBK TP HCM / 1984 [2]: Sách TK CTM / Nguyễn-T-Hiệp, Nguyễn-V -Lẫm / Nhà XBGD / 1999 [3]: Sách Máy g/c Gỗ / Phạm Quang Đẩu /

[4]: Sách g/c Gỗ / Hoàng Nguyên /

[5]: Sách Vật Lý10 / Dương Trọng Bái / Nhà XBGD / 2001 [6]: Sách CTM II / Nguyễn Trọng Hiệp / Nhà XBGD / 1999

Đồ án tốt nghiệp Máy bào cuốn gỗ hai mặt [7]: Sách Lâm Sản tập 1 / Lê Xuân Tình / Nhà XBKH / 1964

MỤC LỤC

Lời nói đầu Trang Phần 1 Giới thiệu chung về gỗ và nguyên lý cắt gọt gỗ 2 Chương 1

Một phần của tài liệu đồ án máy bào gỗ 2 mặt (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w